Tu nào dễ hơn?

Người xưa có câu: Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Tu tại gia là dễ nhất bởi không phải bỏ một cái gì từ nhà cửa, cha mẹ, anh em bạn bè, nên không thấy mình mất mát điều chi. Thứ hai là tu chợ khó hơn một chút bởi vì phải bỏ đi một chút tự ái, một chút tự cao để mua bán sao cho đẹp lòng người. Mua bán giống như làm dâu trăm họ, nếu không khéo một chút thì mất mối làm ăn! Và tu chùa lại càng khó hơn, bởi vì phải dũ bụi trần, bỏ lại tất cả cuộc vui để sống ăn chay cầu nguyện...

Nhìn từ bên ngoài thì ai cũng thấy đi tu là sướng, do không phải lo chuyện sinh nhai, không bận rộn kiếm tiền, không bị ô uế, hư danh bởi chuyện thế gian, nhưng đâu ai thấy được những khó khăn trong đời tu khi phải tập từ bỏ hằng ngày : bỏ người thân, bỏ của cải và phải bỏ sự nghiệp cho đến khi không còn vướng bận thế gian thì tâm mới thanh tịnh, đời tu mới trọn niềm vui.

Ngày xưa có một cô gái hỏi tôi: “Có phải cha thất tình mới đi tu phải không?”. Tôi mỉm cười bảo rằng: cho dù người kia không thương tôi nhưng lòng tôi còn nặng một mối tình thì tôi vẫn chưa thanh thản để đi tu. Tu mà lòng còn nặng trĩu vậy saao đi hết đoạn đường. Cũng có người lại bảo: “Người đi tu sao vô tình quá! Họ dứt bỏ mọi tình cảm để đi tu thì liệu có quá đáng lắm không?

Thực ra, đi tu không phải là dứt hết tình nghĩa, mà là thay đổi cách sống để không quá ràng buộc bởi tình cảm nhân loại, nhưng vẫn đồng hành và chia sẻ với họ trong mọi vui buồn. Nếu chúng ta dứt hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, tu như vậy là biến mình thành linh hồn tượng đá chăng?

Tu là sửa, là hoàn thiện, là thay đổi mình nên tốt hơn trong yêu thương. Từ tình thương yêu ích kỷ, thành tình thương yêu hiến dâng và phục vụ quên mình. Ðây là cách sống mà Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người đi theo Chúa phải sống và thực hành suốt cuộc đời. Dầu là tu nhà, tu chợ hay sống đời tận hiến đều phải biết từ bỏ cái tôi của mình để nên hoàn thiện giống như Chúa hơn.

Cuộc sống của người môn đệ Chúa là phải cố gắng tập luyện từ bỏ hằng ngày. Từ bỏ cả những cái mình quyến luyến, thích thú hay đam mê. Từ bỏ những cái mình yêu, mình thích thật là khó. Từ bỏ những cái mình gắn bó lâu dài càng khó hơn. Thế nhưng, vì Chúa chúng ta sẵn lòng. Vì Chúa chúng ta hy sinh. Vì Chúa chúng ta sống vâng theo thánh ý Chúa. Từ bỏ như thế gọi là thập giá. Thập giá vì lòng yêu mến Chúa sẽ trở thành thánh giá vinh quang.

Là người ai cũng ham sướng sợ khổ, nhưng chúng ta vẫn có thể đón nhận vì một hạnh phúc lớn hơn. Tựa như người mẹ mang thai nặng nhọc và sinh con trong đớn đau, nhưng niềm vui thật to lớn khi con được sinh ra chào đời. Là người Kitô hữu chúng ta cũng đón nhận thập giá không phải vì chúng ta thích đau khổ mà vì một phần thưởng thật lớn lao trên trời mà Chúa dành cho chúng ta. Thánh Phaolô đã từng nói rằng: những đau khổ đời này chẳng là gì so với hạnh phúc viên mãn đời sau. Thế nên, vì lòng yêu mến Chúa chúng ta quyết đi vào cửa hẹp là từ bỏ những tham sân si, những niềm vui bất chính để được sống thanh thoát đời này và vinh hiển đời sau. Vì lòng yêu mến Chúa, chúng ta cũng sẵn lòng vác thập giá của bổn phận để phục vụ gia đình và tổ quốc, hầu mai sau cũng được ân thưởng hạnh phúc thiên đàng.

Ðôi khi “lực bất tòng tâm”, khiến chúng ta lưỡng lự, chần chừ trong việc từ bỏ, có khi còn thiếu quảng đại để bỏ lại sau lưng những niềm vui trần thế. Chúa Giêsu luôn mời gọi hãy để Chúa dẫn dắt chúng ta. Hãy để Chúa dìu qua những cám dỗ trần thế, còn chúng ta cứ vững bước theo Thầy.

Xin cho mỗi người luôn biết đón nhận thập giá như là hồng ân Chúa gửi đến để ta lập công trước mặt Thiên Chúa.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

giáo xứ Tân Bắc, GP Xuân Lộc

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).