Lòng quảng đại của con người

(CN XXXII thường niên - năm B - Mc 12,38-44)

“Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết” (Mc 12,43)

Người tín hữu cần quảng đại khi đối xử với tha nhân, theo mẫu gương của chính Thiên Chúa.

Động lực để quảng đại là chính mẫu gương của Thiên Chúa “Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào, Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em...” (2Cr 8,7-9; 1Ga 3,16-18). “Như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em... anh em hãy bắt chước Thiên Chúa...” (Ep 4,32-5,2). “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,7-8; 18,21-35).

CN 32.jpg (160 KB)

Những biểu tỏ của lòng quảng đại:

- Khi trao tặng của cải vật chất, như cộng đoàn tín hữu đầu tiên “không một ai coi bất cứ gì mình có là của riêng...” (Cv 4,32-35). Gặp người túng thiếu phải “cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu” (Đnl 15,7-8; Lv 25,35; Mt 5,42; 19,21; 2Cr 8,3; 9,5).

- Khi góp phần hỗ trợ công trình của Thiên Chúa, như trợ giúp các tông đồ (Ep 4,16; Gl 6,6; 1Tm 5,17-18), dân chúng quảng đại dâng cúng cho việc phục vụ nơi thánh (Xh 36,5; Ds 7,13-17; 1Sb 28,14-18; 29,9; 2Sb 31,9-10). Chúa Giêsu đã chứng kiến sự quảng đại dâng cúng, cả nơi một góa phụ nghèo (Mc 12,41-44; Lc 21,1-4).

- Khi thờ kính Thiên Chúa, như người phụ nữ xức dầu thơm cho Chúa Giêsu tại Bêtania (Mt 26,6-7; Mc 14,3-9; Ga 12,1-8; Xh 35,22; 1V 3,4; 8,63; 2Sb 1,6; 5,6; Er 6,9). Để thờ kính Chúa, còn phải đi tới chỗ quảng đại “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động” (Rm 12,1-2; Pl 2,17).

- Khi thương xót người hoạn nạn (Lc 10,33-35; 2V 6,22; 2Sb 28,15).

- Khi trao quà tặng (1V 10,13: Salomon cho nữ hoàng Sêva; x. St 24,53: Isaac cho Rebecca; St 32,14-21: Giacob cho Êsau; St 45,21-23: Giuse cho các anh em; 2V 5,5: Naaman cho vua Israel; 2V 8,9: vua Aram cho tiên tri Êlisa).

Đối nghịch với lòng quảng đại là tính bần tiện và tham lam. Tiên tri Nathan đã ví vua Đavít bần tiện, khi vua cưới vợ Uria (2Sm 12,2-4); hay tiên tri Isaia đã nói về dân Israel và lễ dâng của họ (Is 43,23-24; x. Mk 2,2; Ml 3,8-9). Dĩ nhiên phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam (Lc 12,15), vì không quảng đại là hẹp hòi với chính Thiên Chúa (Mt 25,45).

Lòng quảng đại sẽ được ân thưởng bằng “phúc lành dư dật” (Ml 3,10; Tv 37,25-27; Tl 2,5-9; Cn 11,24.25; 22,9; Is 58,10). Khi chính Thiên Chúa ban ân thưởng thì lượng ân phúc sẽ lớn gấp bội (Lc 6,38; 2Cr 9,6-9). Vì vậy, “chúng ta đừng nản chí” (Gl 6,9-10).

Linh mục Phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đá
Đá
Những viên đá thường là vật liệu xây dựng. Trong tường thuật về việc mai táng và sự kiện Phục Sinh, tảng đá lớn được dùng lấp cửa mộ.
Giêrusalem và ý nghĩa
Giêrusalem và ý nghĩa
Được Thiên Chúa chọn làm thánh điện của Ngài, Giêrusalem biểu trưng cho nơi Chúa ngự và trở thành nơi duy nhất thích hợp để dâng lễ thờ phượng.
Ngoại tình
Ngoại tình
Những mối quan hệ tình dục mà trong đó ít nhất một bên đã kết hôn với người khác bị coi là vi phạm lời thề hôn nhân và bị Kinh Thánh lên án.
Đá
Đá
Những viên đá thường là vật liệu xây dựng. Trong tường thuật về việc mai táng và sự kiện Phục Sinh, tảng đá lớn được dùng lấp cửa mộ.
Giêrusalem và ý nghĩa
Giêrusalem và ý nghĩa
Được Thiên Chúa chọn làm thánh điện của Ngài, Giêrusalem biểu trưng cho nơi Chúa ngự và trở thành nơi duy nhất thích hợp để dâng lễ thờ phượng.
Ngoại tình
Ngoại tình
Những mối quan hệ tình dục mà trong đó ít nhất một bên đã kết hôn với người khác bị coi là vi phạm lời thề hôn nhân và bị Kinh Thánh lên án.
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thánh thần hướng dẫn
Thánh thần hướng dẫn
Chúa Thánh Thần hướng dẫn các nhóm hay từng người đối diện với thử thách, khó khăn và các quyết định phải có. Sự hướng dẫn như thế chỉ cho thấy rõ ý Chúa trong những tình huống phải chọn lựa, theo những đường nét Thánh Kinh đã thiết lập...
Tình yêu, và kẻ thù
Tình yêu, và kẻ thù
Thiên Chúa yêu thương cả những kẻ chống đối Ngài. Các tín hữu phải theo gương Chúa mà yêu thương các kẻ thù của mình.
Được mến chuộng
Được mến chuộng
Được mến chuộng là được yêu mến và được thán phục. Kinh Thánh lại ghi nhận rằng việc trung thực rao giảng Tin Mừng sẽ đưa tới thù nghịch và không được mến chuộng, vì đề cập tới những đòi hỏi và những xét đoán của Tin Mừng.
Kêu gọi
Kêu gọi
Thiên Chúa tập hợp các cá nhân và dân chúng lại với Ngài, để họ thuộc về Ngài và phụng sự Ngài. Việc kêu gọi một tín hữu có thể kéo theo một nơi chốn, một phận vụ hay một ơn gọi đặc biệt trong đời.