Lương tâm người nông dân tín hữu

Trên tuần báoCGvDTsố 1942-1943, trang 40, linh mục Phaolô Dương Công Hồ, Chánh xứ Đạ Tẻh (Giáo phận Đà Lạt) kể: “Một hôm, hai cha mẹ trong giáo xứ đến xin cử hành lễ cưới cho con mình và biếu cha xứ một cặp dưa hấu cây nhà lá vườn. Tôi cám ơn và nói: Ở đây ai mà dám ăn dưa hấu kẻo ngộ độc mà chết sớm? Ông bà liền trả lời: Xin cha yên tâm vì gia đình chúng con để dành một luống riêng để ăn và đi biếu, không có chất trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng.

Ngài bình luận: “Hóa ra chỉ những người tiêu dùng lại bỏ tiền ra mua những trái trông đẹp mắt để đưa vào cơ thể mình những hóa chất độc hại! Không riêng gì hoa quả, ngay cả từng cọng rau muống, những mầm giá đỗ cũng nhiễm đầy chất ‘phóng xạ’. Có đến khoảng 90% đồ ăn thức uống trên thị trường bị nhiễm độc mà người dân thông thường đành phải làm ngơ để cho qua ‘cửa khẩu’ mỗi ngày.

Bài viết của linh mục khoảng 700 từ; non phân nửa nội dung đó, ở phần sau và kết, giọng văn của ngài dường như trào lên một nỗi bức xúc, có tính quyết liệt:

Chẳng lẽ người nông dân, doanh nhân Công giáo chỉ biết có lợi nhuận, lo bảo vệ sức khỏe cho riêng mình và những người thân, còn lại sống chết mặc bay sao? Không thể thế được! Đã đến lúc lương tâm Công giáo buộc chúng ta phải nhập cuộc và dấn thân xây dựng một cộng đồng trách nhiệm và đạo đức thật sự trong lãnh vực sản xuất và tiêu dùng. Không thể làm giàu trên sự đau khổ, chết dần chết mòn vì những sản phẩm độc hại mà chúng ta vô tình ép uổng người khác phải chuốc lấy.

Đã đến lúc những nhà sản xuất, những doanh nhân, những người chế biến nông sản, thực phẩm, gia súc, gia cầm, nước uống Công giáo không thể cứ theo dòng xoáy cuộc đời mà nhấn chìm sinh mạng anh chị em mình xuống những hố sâu tử thần. Đó chẳng phải là tội sát hại đồng loại một cách tiệm tiến mà chẳng cắn rứt lương tâm chút nào sao?

Đọc tới đây, tôi không khỏi nghĩ xa tới cộng đồng Cao Đài chúng tôi. Từ khi đạo Cao Đài ra đời, nhiều tác giả trong và ngoài nước đều có hàm ý rằng đây làđạo của nông dân, vì phần lớn tín đồ, chức sắc, chức việc là nông dân; các thánh thất phần lớn cất trong những vùng thôn quê mộc mạc. Đáng lưu ý là người Cao Đài ngoan đạo ăn chay rất đông, nghĩa là ăn rau củ quả quanh năm vì phần lớn đều giữ giới luật chay trường; ai chưa ăn được như vậy thì giữ mười ngày chay một tháng, để còn tập thiền, và để khi chết còn được làm một số bí tích.

Tôi không biết hiện nay trong cả nước có bao nhiêu người nông dân Cao Đài trồng lúa, trồng rau quả, nhưng chắc là nhiều, là đông. Thế thì có bao nhiêu người nông dân Cao Đài biết trồng và bán gạo, rau quả an toàn cho sức khỏe cộng đồng? Bên cạnh đó có bao nhiêu người nông dân Cao Đài hành xử giống như hai ông bà giáo dân đã biếu cha chánh xứ cặp dưa hấu “biệt sản”, tức là nông sản trồng riêng, dành ăn riêng, như chính miệng họ khai thật với linh mục của mình.

Xưa nay tín đồ Cao Đài đều biết quý trọng và tụng đọc mười điều răn trongKinh Cảm Ứng. Điều thứ sáu ngăn cấm phạm tội “uế thực ủy nhân” (đưa cho người ta ăn thực phẩm không sạch). Vậy thì đem bán gạo và rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại để thu lợi cho mình mà gieo mầm bệnh nan y cho cho đạo hữu, cho đồng bào, cho cộng đồng xã hội, há chẳng phải vi phạm giới răn thứ sáu hay sao?!

Tôi cũng tin rằng giới luật đạo Phật, Phật giáo Hòa Hảo, ... đều sẵn có các giới răn tương tự như Cao Đài. Thế thì, thay vì chỉ để một vị linh mục ở Đạ Tẻh cất tiếng kêu thống thiết “Hồi chuông nhà thờ và cả xã hội như đồng loạt cùng điểm lên để lay động và thức tỉnh lương tâm con người, đặc biệt lương tâm Công giáo”, tại sao các tôn giáo trong nước ta không cùng đồng loạt cất tiếng kêu thức tỉnh LƯƠNG TÂM NGƯỜI NÔNG DÂN TÍN HỮU của mình?

Linh mục Dương Công Hồ không hề kêu gọi suông. Ngài đã thực sự đưa giáo xứ Đạ Tẻh làm một địa chỉ ươm trồng rau quả an toàn cho đồng loại. Tôi mơ ước các vị chức sắc Cao Đài lãnh đạo tinh thần tín hữu nông dân của mình sẽ sớm tạo nên những thửa ruộng, vườn rau, vườn cây ăn trái như Đạ Tẻh. Đó chẳng phải là con đường Thế Đạo, là đạo sống vì người, mà Đức Chí Tôn hằng dạy con cái thực hành hay sao?

Phú Nhuận, 12-3-2014

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...