Mặn lòng với hạn hán

Dân cù lao khát nước ngọt, tưởng rằng đây là điều nghịch lý nhưng lại là thực trạng tại khu vực cù lao Long Hựu, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An.

Dù nằm cạnh đê sông Vàm Cỏ, song hơn một tháng nay bà con nơi đây đã phải tìm mua từng khối nước. “Giá cao thấp, mắc rẻ gì cũng bấm bụng mua cho bằng được. Có khi 85 ngàn đồng/khối. Cao điểm là 100 ngàn/khối. Xài chừng nào hết thì mua thêm”, ông Phan Văn Nghé, ngụ tại ấp Hựu Lộc than thở. Thời gian qua, nhà ông và các hộ làng xóm rủ nhau đợi ghe nước trong khó nhọc. Cái khó của việc này đối với bà con dân quê không phải sợ cực hay bất tiện mà bởi phải đến 5-7 gia đình gần nhau cùng có nhu cầu một lúc với số lượng lớn thì “chủ xà lan mới chịu dẫn ống bơm nước vào”. Ông Nghé nói chắc nịch: “Bây giờ nhà nào cũng thiếu nước. Nước mưa tích trữ đã xài hết ráo. Làm sao đủ được với tình trạng hiện tại…”. Chung cảnh ngộ, ông Phạm Văn Nhung (68 tuổi), người cùng xã cho biết, nhà ông đã mua 9 hồ nước và vẫn cần 3-4 hồ để dùng cho tới khi mưa. Bà con dự tính “ráng chờ thêm 2-3 tuần nữa”. Tuy nhiên, bài toán nước ngọt cũng chỉ giải quyết tạm vào giai đoạn đầu, khi các ghe chịu khó về. Bây giờ đã ít hơn do người bán phải đi khoảng cách xa mới có nguồn nước ngọt. Vì thế, việc làm sao có nước để phục vụ đầy đủ sinh hoạt vẫn là chuyện nan giải.

Long Huu_han man_1.JPG (5.60 MB)
Các dòng kênh đã cạn khô từ lâu. Ảnh: Bích Vân 

Theo thông tin từ Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì chiều sâu xâm nhập mặn tại khu vực sông Vàm Cỏ đã vượt 100-110km, so với cùng kỳ năm ngoái tăng từ 36-42 km, dự báo xâm nhập mặn có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao đến hết tháng 5. Nắng nóng kéo dài liên tục, ruộng đất nứt nẻ, thêm vào đó là tình trạng hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống. Những con kênh nhỏ trơ đáy. Đi một đoạn xa xa, ngay các cống ngăn mặn mới thấy một vũng nước đọng lại, màu nước xanh sệt, là dấu hiệu của sự ngưng đọng lâu ngày. Các thửa đất khu vực cù lao cây cỏ xanh um ngày nào giờ đã thành trơ trụi. Lũ trâu cố tìm mấy cọng cỏ ít ỏi còn sót lại. Những người nông dân nếu không có việc quan trọng cũng ở nhà để tránh nắng.“Trời này ai cũng trú ở nhà thôi, cực chẳng đã mới đi ra đường, nhưng ở nhà thì oi bức, trời đứng gió. Khí hậu năm nay khắc nghiệt quá. Mọi năm, cứ tới mùa Phục Sinh vào giữa tháng 4 đã có mưa rồi, đó là theo lệ thường”, ông Nhung than. Theo kinh nhiệm của ông, dân vùng này vốn đã sống cảnh 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt. Việc đối mặt với sự thiếu nước vào mùa khô không phải một sự kiện bất ngờ đến nỗi trở tay không kịp. Đi khắp xóm, có thể nhìn thấy hầu như nhà nào cũng có lu, kiệu, bể đựng nước bằng ximăng chất đầy sân, nhưng do hạn mặn đến sớm và vẫn chưa kết thúc nên cuộc sống lâm vào cảnh khốn đốn hơn.

Long Huu_han man_3.JPG (3.45 MB)
Cỏ trơ trụi trên những cánh đồng xanh um ngày trước. Ảnh: Bích Vân

Linh mục Phêrô Trương Ngọc Đức, chánh xứ Mỹ Điền cảm thán: “Bà con nơi đây gần như phải sống chung với hạn mặn”. Vừa nói, cha vội lấy ra ngay một thau nước, mọi người cùng nếm thử để cảm nhận độ mặn. “Như thế thì sao ăn uống được gì!”, cha lắc đầu. Tại Mỹ Điền, một trong những may mắn và là nguồn cứu trợ quan trọng của người trong khu vực giáo xứ dịp này là hệ thống máy lọc nước do Ủy ban MTQVN tỉnh Long An tặng năm 2022. Mỗi ngày, ai có nhu cầu thì đến lấy nước về dùng, bất kể lương giáo. Cha cho biết thêm, cách nhà thờ khoảng 200 mét, giáo xứ có giếng nước với hệ thống đường ống kết nối đến 300 gia đình giáo dân, nhưng vì đã tồn tại hơn 20 năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, nước lấy lên bị nhiễm phèn.

Để tiết kiệm nước, vị linh mục trẻ phân chia cách sử dụng cho bà con: “Nước lấy từ giếng thì để dành giặt đồ, tắm rửa. Còn nước từ hệ thống xử lý đã qua khâu lọc thì để nấu nướng, ăn uống…”. Tranh thủ lấy nước trong buổi nghỉ trưa, giữa 2 ca làm hồ, ông Nguyễn Văn Cu về nhà rồi chạy vội sang nhà thờ lấy nước, hổn hển: “Vừa được nghỉ tính về ăn cơm. Nghe vợ nói hết nước xài nên qua lấy cho xong luôn”. Trên tay ông cầm lỉnh kỉnh 5-6 xô đủ loại, nhỏ có, vừa có. Khi đã lấy xong, ông cẩn thận chuyền qua hàng rào để người nhà mang về. Hệ thống nước lọc tại nhà thờ với những người có thu nhập thấp trong tình cảnh hiện tại thật cần thiết. Ông Cu nói thường xuyên rơi vào cảnh thất nghiệp, đi làm theo công trình ở quê nên có tính thời vụ với lương 320.000 đồng/ngày, phải chắt chiu từng tí để lo cho các khoản chi tiêu. “Nếu không có nước ở nhà thờ này thì không biết làm sao, vì tiền đâu mà mua, xài cho xuể!”, ông trải lòng.

Long Huu_han man_2.JPG (2.62 MB)
Đến lấy nước ngọt tại những điểm cấp nước miễn phí. Ảnh: Bích Vân 

Ở khu vực xã Long Hựu Tây, để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, địa phương đã đặt trên dưới 10 điểm cấp nước công cộng. Ông Lê Văn Tuấn, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết, hơn hai tuần nay, việc chính yếu nhất của chính quyền xã là làm sao để đáp ứng được nhu cầu nước cho bà con. Ông lý giải về sự thiếu hụt nước trong sử dụng: “Mùa mưa vừa rồi kết thúc sớm. Hạn mặn năm nay lại tới nhanh và bây giờ diễn ra nặng. Mặt khác, trước tình trạng hạn, khi mức độ sử dụng nước sạch của bà con tăng lên thì công ty cấp nước không đáp ứng nỗi. Công ty cấp nước Cầu Nổi hiện là cơ sở cung cấp nước cho người dân ở toàn xã mỗi ngày phải cấp 1.000 khối, nhưng từ ngày 13.4 tới bây giờ thì năng suất giảm đi, có ngày được 400-500 khối, vậy là hụt một nửa”. Về phương hướng giải quyết, theo ông Tuấn, chính quyền xã đã và đang làm việc với công ty cấp nước để nâng công suất, đáp ứng nhu cầu của bà con, cũng như nâng cấp đường dẫn nước. Đồng thời, địa phương sẽ có văn bản đề nghị cơ quan cấp trên làm 13 tuyến ống nước đến vùng sâu vùng xa, hy vọng tất cả hộ dân sẽ có nước máy dùng trong tương lai. Trước mắt tiếp tục vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ nước cho toàn xã. Các nguồn nước tùy dạng sẽ phân phát. Nếu là dạng bình, chia cho từng cụm, từng nhà. Vừa qua, tại khu vực giáo xứ Mỹ Điền cũng đã được cấp 400 thùng, loại 20 lít.

Đến cù lao Long Hựu dưới cái nắng gay gắt đầu hè, trong tình cảnh nhà nhà thiếu thốn nước ngọt, chúng tôi cảm nhận sự khó khăn và tinh thần tiết kiệm của từng người. Tại một điểm lấy nước công cộng ở xã Long Hựu Tây, nhóm 4-5 người đến xếp hàng, lấy nước. Người trẻ xách phụ người già, treo trên xe. Một ai đó lỡ tay làm sánh nước sẽ bị người kế bên nhắc nhở ngay. Họ chắt chiu từng giọt giữa cơn nắng hạn. Thùng của người này vừa đủ, người khác đặt vào để tránh hoang phí. Và, không phải chỉ những người dân quê cù lao đang thiếu nước mà chính mảnh đất của họ cũng đang cằn cỗi, nứt nẻ đợi mưa. Những dòng sông biết khát…

Hùng Luân - Bích Vân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.
Chữa lành người điếc câm
Chữa lành người điếc câm
Ngày nay, dù với khoa học tiến bộ và đời sống no đủ, số người mắc các dạng điếc câm về thể lý vẫn không giảm và dạng điếc câm về tinh thần còn tăng hơn.
Thánh lễ Chúa nhật
Thánh lễ Chúa nhật
 Mình đang ở xa, ngày Chúa nhật tới mới về, bác Châu từ thành phố điện thoại kể việc cha xứ nơi bác cư ngụ vừa thông báo hướng dẫn của Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM cho cộng đoàn rõ về thánh lễ cử hành vào chiều...