“Mật mã tuổi teen”

Không biết có nhiều phụ huynh hiểu ngôn ngữ của con em mình trên mạng? Các bậc cha mẹ đánh giá nó là xấu hay tốt, có khuyên răn con về cách sử dụng ký hiệu ngôn ngữ này hay không, chứ gia đình tôi cực lực phản đối con cái viết lách kiểu này!

Tại sao lại xuất hiện thứ tiếng Việt tối giản ấy? Tôi nên nhìn nhận “mật mã tuổi teen” (teen code) thế nào khi dạy con?

(Nguyễn Hữu X. quận 2 - TP HCM)

Kể từ khi mạng xã hội xuất hiện và phát triển ở nước ta, ngôn ngữ viết trong tiếng Việt đã có sự chuyển hóa rõ rệt. Trên các trang báo mạng, các trang mạng xã hội, người ta dần quen với những cách viết không dấu, viết chèn thêm một ngôn ngữ khác, viết tắt…

“Mốt” sử dụng từ lóng, tiếng nước ngoài, “ngôn ngữ a-vòng” để giao tiếp đang lan tỏa ở giới trẻ hiện nay. Họ tự chế một kiểu ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn của tiếng Việt, thường được gọi là “ngôn ngữ teen” hay “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ @” - dạng chữ được tạo ra bằng cách thay đổi chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và cả tiếng nước ngoài... được “phủ sóng” trên các diễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt là trong tin nhắn điện thoại.

Không ít người phê phán thứ “tiếng Việt giản thể” này “xa lạ với tiếng mẹ đẻ”, “biến tiếng nói của Tổ quốc mình thành một mớ hỗn độn, một thứ mà giới trẻ Việt Nam đang tự hào là “thể hiện cá tính và sự sành điệu”... Nhưng cũng có những bình luận tích cực, coi đó như là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giới trẻ trong xã hội hiện đại.

Theo tôi có ít nhất 4 lý do chính đáng để “khai sinh” ra nó:

Viết tắt: Có lẽ các nhà giáo, nhà báo, các bậc cha mẹ thời bảng đen phấn trắng vẫn không quên những ký hiệu, những chữ viết tắt số zê rô hoặc chữ k đi liền chữ o là từ “không”, vòng tròn với dấu chấm bên trong là từ “trong”, từ “người” hoặc “nguyên nhân” dùng nét tượng hình chữ “nhân”, từ “mọi”, “tất cả” là 1 ký hiệu toán học?... Cách viết ấy giúp các học trò tốc ký kịp lời thầy cô giảng.

Thời nay, nhất là tuổi học sinh sinh viên, luôn vội vì bận rộn, thiếu thì giờ, từ đi lại, ăn uống, đọc, giải trí, yêu đương... Họ cũng có nhiều kênh thông tin để trao đổi với nhau hơn, thao tác gõ bàn phím nhanh hơn nhiều so với viết trên giấy nên cần nhiều từ viết tắt linh hoạt hơn nữa.

Bí mật tuổi mới lớn: Họ cũng có nhiều câu chuyện không muốn cho ai đó biết, ví dụ nhắn tin hoặc tán gẫu với bạn mà không muốn phụ huynh hoặc thầy cô hiểu được nội dung hoặc ít ra không hiểu ngay lập tức. Thế nên từ “chồng” được thay bằng ck, “vợ” thay bằng vk, “tặng bạn” thay bằng “for you” và bằng 4U, “tôi yêu em” thay bằng “I love you”, rút gọn là I “tim” U… những từ chửi bậy được viết chệch đi hoặc viết bằng tiếng nước ngoài cho đỡ “tục” hơn. Đến khi các phụ huynh bắt kịp và “giải mã” được thì lập tức làm ra mật mã mới. Các hệ thống này càng ngày càng nhiều và chẳng theo quy luật nào.

Họ cũng thích lao theo những trào lưu là thứ mới mẻ mà số đông cùng hưởng ứng trong cùng một thời kỳ. Hiệu ứng đám đông làm một người cảm thấy mình thuộc về nơi nào đó khi có những tương đồng. Ngày xưa có “hết xẩy!”, “bá cháy”, “vô tư đi” thì thời nay có “xác con mẹ nó định”, “tế con nhà bà nhị”, “chuẩn con mẹ nó rồi”… Có trào lưu ắt sẽ có thoái trào và sau đó lại chẳng mấy ai dùng nữa và họ lại hóng những làn sóng mới.

Tư tưởng thực dụng khiến người trong cuộc lấy “được việc là chính”, nắm được ý không cần dài dòng kể lể, “hiểu nhau là 9 nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”. Những trang mạng có đông người xem, những chủ tài khoản facebook có hàng ngàn, chục ngàn lượt like, share, comment đã thu hút những người làm sách thị trường. Sách loại này được in ra bán chạy hơn những cuốn văn học, đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ đã góp phần phổ biến và ngầm công nhận loại ngôn ngữ mới này.

Phải thừa nhận, “teen code” tiện hơn, nhiều lúc cũng có duyên, gây cười, sinh động, gần gũi như đang nói, tạo nên sự đồng cảm trong giới trẻ hiện nay. Chính người sử dụng tự hình thành thói quen đọc - hiểu những biến đổi ngôn ngữ một cách linh hoạt, tạo nên một mô thức biểu đạt cảm xúc “nhóm” của thanh thiếu niên thời hiện đại.

Tuy nhiên, ngôn ngữ tuổi teen ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Lớp trẻ và cư dân mạng sử dụng tiếng Việt ngày một tùy tiện, tràn lan những từ lai ghép vô nghĩa và khó hiểu. Đáng lo hơn, nó đã thâm nhập vào trường học, được học sinh sử dụng một cách thản nhiên, nhiều học trò “quen tay” còn dùng luôn trong bài tập ở trường, đơn xin nghỉ học, tập làm văn…

THS – BS LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới, từ rất sớm đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Đại lễ Phật Đản Vesak  Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - một trong những sự kiện thường niên quan trọng nhất của Phật giáo toàn cầu - sẽ diễn ra từ ngày 6-8.5 năm 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM).
Khơi dậy mạch nguồn lịch sử
Khơi dậy mạch nguồn lịch sử
Rạp chiếu phim, trong những ngày qua, trở nên sôi động với sức hút của “Ðịa đạo - Mặt trời trong bóng tối”, tác phẩm điện ảnh mới nhất từ đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành quả xóa đói giảm nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới, từ rất sớm đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Đại lễ Phật Đản Vesak  Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - một trong những sự kiện thường niên quan trọng nhất của Phật giáo toàn cầu - sẽ diễn ra từ ngày 6-8.5 năm 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM).
Khơi dậy mạch nguồn lịch sử
Khơi dậy mạch nguồn lịch sử
Rạp chiếu phim, trong những ngày qua, trở nên sôi động với sức hút của “Ðịa đạo - Mặt trời trong bóng tối”, tác phẩm điện ảnh mới nhất từ đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Rủ nhau xem trình diễn ánh sáng tại Dinh Ðộc Lập
Rủ nhau xem trình diễn ánh sáng tại Dinh Ðộc Lập
Trình diễn 3D mapping là một phần trong chương trình nghệ thuật “Bản Trường Ca Hòa Bình”, thuộc chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Quận 3 thêm một ngôi trường mới
Sáng 15.4.2025, trường Mầm non phường 12, quận 3, TPHCM đã được khánh thành sau 15 tháng thi công.
Để rút ngắn cách biệt giữa thế giới không âm thanh
Để rút ngắn cách biệt giữa thế giới không âm thanh
Người khiếm thính, đặc biệt đối với người câm điếc hoàn toàn, là nhóm khó khăn nhất trong việc tiếp cận thông tin. Ngoài đọc (với người biết chữ), chỉ còn một cách khác là ngôn ngữ ký hiệu.
Tân Bình: Hành trình biên giới, biển, đảo của Tổ quốc
Tân Bình: Hành trình biên giới, biển, đảo của Tổ quốc
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Tân Bình phối hợp với Liên đoàn Lao động, Hội Chữ Thập đỏ quận tổ chức Chương trình “Hành trình đến với biên giới, biển, đảo của tổ quốc” lần 4, năm 2025 tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Hơn 13.000 người tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Hơn 13.000 người tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sẽ được tổ chức trọng thể vào 8 giờ sáng ngày 30.4 tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM. Dự kiến có hơn 13.000 người tham gia diễu...
Khi người tốt ra trận
Khi người tốt ra trận
Tại sao quỷ cũng phải bỏ chạy khi người tốt ra trận? Vì chúng sợ cơn phẫn nộ, sự chính trực và ý chí quyết tâm của họ. Bởi khi một người liêm chính phải đứng lên chiến đấu, chứng tỏ họ cần bảo vệ những điều quan trọng ở...