Miệng đời

Chuyện kể rằng, có đôi vợ chồng chất hành lý lên lưng lừa, thong thả bên nhau đi bộ trên đường trường. Được một đoạn, có người chê bai: “Dại thế! Có lừa đấy mà đi bộ”, thế là họ liền ngồi lên lưng con lừa để nó chở đi. Thêm một đoạn nữa, gặp người khác nói: “Ác quá! Sao nỡ bắt con lừa chở cả hai người thế?”, người chồng liền nhường vợ ngồi lừa còn mình đi bộ. Lát sau lại có người dè bỉu: “Vợ gì chẳng thương chồng, để chồng vất vả cuốc bộ mà coi được”, họ đành đổi vai nhưng vẫn không thoát miệng đời. Một bà thấy người vợ đi bộ, người chồng cưỡi lừa thì lắc đầu than: “Chẹp… đàn ông đàn ang mà làm vậy”. Cuối cùng, cặp vợ chồng nông dân trở lại phương án cũ, đi bộ bên nhau và để con lừa mang đống hành lý. Thỉnh thoảng vẫn có kẻ phán xét nhưng họ chẳng thèm quan tâm nữa, miễn vui là được.

Ông bà ta cũng có câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” nói về việc để miệng đời chi phối. Bác nông dân tính đẽo một cái cày thật tốt để làm đồng đỡ vất vả liền đem khúc gỗ tốt ra ven đường, vừa đẽo vừa hỏi ý mọi người. Ai đi qua góp ý câu gì, bác cũng làm theo, rốt cuộc chẳng thành cái cày tử tế, chỉ ra khúc gỗ vô dụng. Tuy rất buồn nhưng bác rút ra bài học đắt giá: Làm việc gì cũng phải có chính kiến, đừng quá nghe lời người khác.

Tưởng chuyện chỉ có ở thời trước, vậy mà giờ cũng đâu thiếu.

Vốn có tư tưởng đậm chất truyền thống, cho rằng con trai mới là người phụng dưỡng cha mẹ, một người mẹ vẫn không thoải mái khi ở chung với con gái sau khi các con đều yên bề gia thất. Bà kỵ con dâu nên “bọn chúng” ra riêng, đem theo thằng cháu đích tôn; vợ chồng con gái không ngần ngại thay anh trai chăm sóc mẹ. Dù chàng rể và con gái rất tốt, nhà chồng nó cũng không ý kiến gì, bà mẹ vẫn cảm thấy lấn cấn vì không “có phúc” như những bạn già trong xóm, họ hay khoe được nương tựa con trai, sau này an tâm việc hậu sự, cúng kiếng.

Cha con nhà kia vừa du Xuân về đã thấy người mẹ mặt nặng như chì đứng ngay cửa. Ông bố toát cả mồ hôi, chẳng hiểu mình đã làm gì sai khi bị triệu vào phòng khách “nói chuyện phải quấy”. Con gái chuẩn bị khép cửa lại thì hai bà hàng xóm đi qua, chỉ vào mặt cô nói: “Trời đất! Bồ nhí của ổng đã vào được đây rồi à?”. Cả nhà ngớ ra, sau một hồi nói chuyện, các bên mới hóa giải hiểu lầm. Thì ra con gái học cấp ba, hôm nay “lên đồ” và trang điểm đậm đi chơi Tết với bố, bị hàng xóm bắt gặp lúc quàng tay nhau đi mua sắm, đinh ninh là… bồ nhí. Các bà chạy về cấp báo với mẹ cô, thêm mắm dặm muối vài câu, báo hại suýt nữa gia đình mất Tết vì sự cố này.

*

Thời vua Đường Thái Tông bên Trung Quốc, có một vị tướng tài tên Hứa Kính Tôn. Có lần vua hỏi ông: “Trẫm thấy khanh không phải người sơ bạc. Sao lại có nhiều điều tiếng về khanh đến thế?”. Ông chắp tay thưa: “Tâu bệ hạ! Nông phu vui mừng khi mưa đến mùa màng được tươi tốt, kẻ bộ hành lại khó chịu vì đường đi trơn trượt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên trời, bậc thi nhân nâng chén thưởng nguyệt, ngâm thơ, nhưng bọn đạo chích lại căm ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Thiên địa vốn vô tư không thiên vị, thế mà chuyện nắng mưa vẫn bị thế nhân oán trách. Hạ thần không phải người vẹn toàn, làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích? Cho nên hạ thần trộm nghĩ, đối với lời thị phi nên bình tâm suy xét. Thiên tử tin lời thị phi thì quan thần bị hại; cha mẹ tin lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ; vợ chồng tin lời thị phi thì gia đình ly tán. Điều tiếng thế gian còn độc hại hơn rắn rết, sắc bén hơn gươm đao, giết người mà không thấy máu”.

Miệng đời “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”, không nuôi người ta lớn, không cho tiền bạc hay cơm ăn áo mặc. Ấy vậy mà nhiều người vẫn dựa vào miệng đời, sống theo kỳ vọng và tiêu chuẩn của kẻ khác thay vì tự chọn lối đi, để tự phí hoài đời mình.

Diễn viên hài Bill Cosby từng nói: “Tôi không biết đâu là chìa khóa của thành công. Nhưng tôi biết chìa khóa thất bại là cố làm vừa lòng tất cả mọi người”. Những người muốn làm đẹp lòng tất cả lại thường bị coi thường, cô lập; những ai luôn kiên định với cách sống, lý tưởng của mình, dẫu không hợp với một số người nhưng chắc chắn sẽ tìm ra bạn bè cùng chí hướng.

Ths-Bs Lan Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...