Một chốn tới lui cho người yêu sách

TUYẾT TÙNG

Trên con đường Nguyễn Hữu Cảnh (Quận Bình Thạnh) tấp nập xe cộ ngược xuôi, căn tiệm nhỏ của ông Nguyễn Ngọc Cần (64 tuổi), hơn 6 năm nay là nơi dừng chân của nhiều người mê sách. Cũng chính nơi này, văn hóa đọc được lan tỏa và trở thành một mối dây gắn kết mọi người.

Kéo chiếc ghế con mời khách, ông Cần kể lại lúc nhỏ ông bám sách giống như con mọt, vì nhà khó khăn nên để được đọc ông phải đi mượn đầu này đầu nọ. Sau này khi đã có điều kiện, ông dần tích trữ sách thành tủ riêng cho mình. Năm 2009, ông Cần mở tiệm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh để mọi người đến đọc và mượn sách miễn phí.“Những cuốn sách may mắn được đọc từ trước giờ giúp ích cho tôi rất nhiều trong cuộc sống, từ thường thức hằng ngày cho đến cách đối nhân xử thế. Tôi muốn chia sẻ những gì mình có cũng như tạo ra một nơi cho người thích đọc tụ họp lại trao đổi với nhau để cùng tiếp thu thêm nhiều cái hay, điều tốt đẹp”,ông Cần bày tỏ.

Tiệm của ông Cần trở thành một không gian đọc miễn phí và giao lưu chia sẻ giữ những người yêu sách

Ban đầu, tiệm được gầy dựng từ vốn sách có sẵn. Dần dà ông đi mua nhiều nơi để phong phú thêm các đầu sách. Mấy năm gần đây, vì có nhiều người biết đến tiệm cũng như mục đích của ông nên họ còn đem tặng sách mà họ có. Nhiều nhà xuất bản cũng góp vào để các kệ sách được đầy đặn hơn. Hiện nay, trong tiệm có khoảng 4000 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực. Ông Cần cho biết việc phân bố sách lên các kệ không quá khó khăn bởi quá trình đọc, tích cóp lâu dài đã cho ông thời gian chia và sắp xếp sách theo từng chủ đề, tác giả. Sách đọc tại chỗ hay sách mượn mang về đều được miễn phí. Hay ở chỗ, ở hình thức mượn mang về, ông chẳng cần ghi tên tuổi, chẳng kiểm tra ngày mượn và muốn bao lâu trả tùy ý. Có người thắc mắc lỡ họ “chôm” luôn thì sao, ông chỉ cười: “như vậy thì cái tốt được lan truyền khắp nơi, càng ok!”. Ngoài mượn đọc, khách đến mua sách còn được giảm nhiều so với giá thị trường. Những cuốn sách đã mua về, họ có thể đổi trả lại mà không phải nhận bất cứ lời phàn nàn nào từ ông chủ tiệm tốt bụng. Ông Cần giải thích rằng, sở dĩ cho đổi trả là bởi lúc trước đi mua sách, nhìn sơ thấy quyển nào ưng mua về, đến khi đọc thấy không hợp với mình, muốn đổi mua quyển khác nhưng đành phải giữ lại dù lúc đó chẳng dư dả gì. Từ kinh nghiệm của mình, ông thoải mái hơn với những vị khách đến tìm kiếm sách.

Những ngày đầu khi mới ra đời, tiệm sách có diện tích khiêm tốn này là nơi lui tới của những người cao tuổi. Họ đến đọc và họp lại thành nhóm nhỏ để trò chuyện, từ điều đọc được trong các quyển sách cho đến sẻ chia những câu chuyện đời, chuyện người. Khoảng hai năm trở lại đây, người trẻ xuất hiện nhiều hơn trong không gian đọc này, đem đến sức sống và sự tươi mới, làm cuộc chuyện trò giữa chủ và khách cũng trở nên rôm rả hơn. Do ngày càng đông khách, nhu cầu tìm hiểu ngày một lớn đã thúc đẩy ông Cần tích cực hơn trong quá trình đi sưu tầm những quyển sách hay. Tiệm mở cửa từ lúc 15h cho đến 22h nên khoảng thời gian trống buổi sáng, ông Cần đi lục tìm sách ở các nơi để “tha” thêm về. Lâu lâu, ông lại gởi tặng một ít cho vùng sâu vùng xa để người nghèo có cơ hội tiếp xúc với sách báo.

Lặng lẽ và yên bình đi qua mấy mùa thời gian, góc đọc nhỏ của ông Cần tuy chỉ chiếm diện tích khiêm tốn trên con đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhưng đã trở nên một mái ấm của những người yêu sách.

TUYẾT TÙNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley:
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley:
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Gần 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 34 tác giả thuộc nhóm Mỹ thuật Ða Minh (Dominiart) đã góp mặt trong cuộc triển lãm, diễn ra tại Trung tâm mục vụ giáo xứ Thánh Ða Minh - Ba Chuông, TGP TPHCM từ ngày 7.8 - 15.8.2024.
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, cộng tác viên thân thiết nhiều năm của báo Công giáo và Dân tộc vừa ra mắt bộ sách về hòa hợp hôn nhân với hai cuốn “Bí mật chuyện phòng the” và “Buông hay giữ” (NXB Phụ Nữ Việt Nam).
Người ta không thể cho điều mình không có!
Người ta không thể cho điều mình không có!
Không có thì lấy gì mà cho? Muốn cho cũng chịu. Phải có mới cho được. Xưa học tiếng Latinh, khi học văn phạm thì mình gặp được câu đó: Nemo dat quod non habet, dịch sát chữ: không ai cho điều nó không có. Điều kiện để cho là...
Xe lôi đạp Châu Đốc
Xe lôi đạp Châu Đốc
Gần đây, có dịp đi Châu Đốc (An Giang), chúng tôi khá thích thú với một phương tiện vận chuyển cứ ngỡ đã xa lắm rồi: chiếc xe lôi đạp thô sơ. Phía trước là một chiếc xe đạp, gắn đằng sau cái thùng có thể ngồi được 3 -...
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Có những dòng chữ, lời xin lỗi lịch sự bắt gặp đây đó trên đường phố hay ở các công trình xây dựng, góp vào nét đẹp cho đô thị một cách đáng kể mà chẳng tốn kém gì…