Một nén hương lòng

Hạ tuần tháng 9-2013, anh chị Nguyễn Quốc Bình về nước, ghé thăm gia đình chúng tôi. Qua câu chuyện hàn huyên, tôi biết sức khỏe thầy Nhân Tử kém đi nhiều.

Sáng Thứ Sáu, ngày 03-01, lúc 8 giờ 10, anh Bình gởi e-mail cho biết:“Tình trạng sức khỏe của ba tôi rất suy yếu, có lẽ sẽ mất nay mai.”

Thứ Tư, ngày 08-01-2014, qua e-mail, tôi nhận được cáo phó của anh Bình:“Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ / Sinh ngày 15-12-1921 tại Chi Long, Hà Nam. / Từ trần lúc 00:25AM rạng sáng ngày 07-01-2014 tại Issaquah, Washington, Hoa Kỳ. / Hưởng thọ 92 tuổi. / Linh cữu được quàn tại Flintofts Funeral Home / 540 East Sunset Way, Issaquah, WA 98027, 425-392-6444.”

Tôi vẫn gọi ông bà bác sĩ Nguyễn Văn Thọ là “Thầy, Cô” và xưng “con”, bởi lẽ vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi may duyên được thụ giáo với Thầy qua những khóa học rất căn bản về Lão Giáo, Khổng Giáo, Bà La Môn... tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam (đường Cống Quỳnh, quận 1, Sài Gòn).

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ

Khi ấn tống quyểnTinh Hoa Cao Đài Giáocủa Thầy (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2010), tôi viết (tr. 3-4):

“Tôi vẫn nhớ như in giọng Thầy giảng bài sang sảng, truyền cảm và say sưa, lời thơ phú hùng hồn, phong thái ung dung, tao nhã, nhất là những nội dung dồi dào, những tài liệu phong phú cứ cuồn cuộn tung tỏa như suối nguồn bất tuyệt. Hồi đó, những buổi giảng của Thầy bao giờ cũng làm thính phòng trở nên chật chội vì quá đông người đến thụ giáo và đặc biệt là những người dự thính. Kể cả những đêm mưa to!

Ở Sài Gòn trước 1975, một trong số ít ỏi vài ba vị rất có công giúp học giới và người tu hành trong nước biết được lãnh vực tôn giáo đối chiếu (comparative religion) chính là Thầy Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, dạy triết Đông tại Đại Học Văn Khoa và Viện Đại Học Minh Đức. Với sở trường đối chiếu các giáo lý kim cổ đông tây, nửa cuối thập niên 1970, Thầy còn góp nhiều công lao và tâm huyết trong Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Hội Đồng này có các ban nghiên cứu giáo lý Baha’i, Cao Đài, Ki Tô, Lão, Nho, Phật, Thông Thiên Học, và một ban chuyên trách nhiệm vụ đối chiếu tổng hợp các đề tài do bảy ban kia trình bày.”

Hai mươi ba tuổi, tôi được đạo tỷ Ngọc Kiều (1922-1987) phụ trách Ban Nghiên Cứu Lão Giáo cho vào làm thành viên của Ban, và tôi là người nhỏ tuổi nhất trong Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Nhờ cơ duyên này, tôi được Thầy Nhân Tử thương mến, chú ý. Vì vậy, nhiều bản thảo quý của Thầy, một vài sách nghiên cứu tôn giáo của học giả Anh Mỹ, lần lượt được Thầy chọn, bảo tôi mang về nhà đọc thêm.

Những năm xưa ấy làm gì có máy photocopy tối tân như hiện nay, tôi cặm cụi chép những đoạn cần thiết, hoặc tóm tắt, vào các quyển vở học trò 100 trang. Quyển bìa cứng của William Frederick Mayers, nhan đềThe Chinese Reader’s Manual(Taipei: Ch’eng Wen Publishing Company, 1971), tôi thích quá, chép mãi không xong; Thầy bảo: “Tôi tặng anh luôn.”

Trước khi Thầy Cô xuất cảnh (1982), tôi hữu hạnh còn được thầy truyền thụ những nguyên lý căn bản của Dịch Học tại nhà Thầy trên đường Hoàng Văn Thụ (đường Võ Tánh cũ) gần ngã tư Phú Nhuận, không xa trường Ngoại Thương tôi đang công tác trên đường Phan Đình Phùng (đường Võ Di Nguy cũ). Do đó, sáng sáng tôi đến học thầy. Chỉ có một thầy một trò như vậy, ngồi đối diện nhau qua cái bàn bureau sắt sơn xám.

Một hôm Thầy tâm tình: Trời Phật ban ơn cho Thầy mỗi ngày chỉ có một ít bệnh nhân tới phòng khám, vừa đủ để sinh sống. Vì vậy Thầy được hưởng rất nhiều thời gian nhàn rỗi để tập trung nghiên cứu Đạo Học Đông Tây kim cổ, và có thể trứ tác, dịch thuật thật dồi dào, phong phú. Nếu phòng khám của Thầy lúc nào cũng đông nghịt bệnh nhân như nhiều đồng nghiệp thì Thầy vẫn chỉ là một thầy thuốc như bao nhiêu bác sĩ khác mà thôi.

Đức Khổng Thánh khi xưa bảo rằng Ngài biết mệnh Trời khi bước vào tuổi ngũ tuần:Ngũ thập nhi tri Thiên mệnh. (Luận Ngữ 2:4). Suy ra, tuổi ngũ tuần rất có ý nghĩa trong cuộc đời những bậc hướng đạo nhận lãnh sứ mệnh hoằng giáo trên cõi nhân gian này. Với Thầy Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ quả đúng như vậy. Thầy kể: Vào tuổi năm mươi bốn, lần đầu tiên Thầy tiếp xúc các đạo hữu Cao Đài. Một hôm, các vị đến gặp và trình Thầy bản thánh giáo do tập thể các Đấng Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tức là các vị tiền bối sinh thời có công mở đạo Cao Đài vào năm 1926) giáng cơ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, truyền lịnh đến mời Thầy về dạy cho lớp giáo sĩ Cao Đài.

Tôi đã truy tìm được bản thánh giáo ấy, dạy vào giờ Tuất ngày 14-02 Giáp Dần (07-3-1974), nguyên văn:“Huệ Thiện! Hiền đệ hãy thay mặt cho chúng Tiên Huynh đến thỉnhbác sĩ Nguyễn Văn Thọ,hiền đệ Thiên Vương Tinh và quý vị Minh Lý Thánh Hội để lo về vấn đề huấn luyện giáo sĩ cho các em thanh thiếu niên chọn lọc.”

Nhắc đến thánh giáo ấy, Thầy bảo tôi: Một khi Ơn Trên truyền dạy như thế tức là các Đấng trên Thiên Đình đã chứng giám tất cả những gì mà nhiều năm trường Thầy say sưa biên soạn và diễn giảng về Đạo Học; thế nên Thầy vô cùng hạnh phúc vì được Thiêng Liêng hàm ý chứng minh rằng hành trình tư tưởng của Thầy là đúng với chân lý Đại Đạo.

Do thánh giáo ấy, suốt từ năm 1974 cho tới khi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư (1982), Thầy Nhân Tử đã dốc hết tâm huyết, tài tuệ ra biên soạn nhiều tài liệu giáo khoa rất giá trị và trực tiếp giảng dạy triết giáo, Đạo Học đông tây kim cổ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tất cả đều hoàn toàn tự nguyện và cống hiến không lương bổng, không thù lao.

Đức Khổng Thánh nói về mình thế này (Luận Ngữ 7:2): Học không chán, dạy người không biết mệt. (Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện.) Thầy Nhân Tử cũng vậy. Suốt đời Thầy nhiệt thành dạy đạo, giúp đạo giúp đời không biết mệt và cũng không biết chán; thế nên đã có biết bao người nhờ công đức hoằng đại của Thầy mà được mở mang tâm đạo, nuôi lớn lòng nhân ái ham tu học... Công đức hoằng đại của Thầy chắc chắn làm đẹp lòng Thượng Đế và Phật Tiên Thánh Thần. Tất cả những ai đã từng học Thầy trực tiếp hay học qua các sách của Thầy đều tin tưởng và cầu nguyện Giác Linh của Thầy sớm trở về trước bệ ngọc Đức Chí Tôn để thọ hưởng hồng ân Thiên Đình ban bố.

Phú Nhuận,15-01-2014

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...