Nét kiến trúc độc đáo ở một ngôi thánh đường

Ði ngang nhà thờ Tân Hòa (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM), lối kiến trúc Á Ðông đậm nét là điểm nhấn để nhiều người thêm để tâm, ngắm nhìn.

Giáo đoàn nơi đây hình thành năm 1957, trước là họ lẻ của xứ Bùi Phát, gọi là họ Kiến Thiết, do nằm trong khu cư xá cùng tên. Năm 1960, họ Kiến Thiết được tách ra lập thành xứ Tân Hòa. Ngày 3.12.1966, ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng với biết bao nhiêu công khó của những người con giáo xứ. Nhưng do mảnh đất này nằm ngay vào chỗ trũng, gặp nước thủy triều dâng hay mưa lớn là ngập lênh láng, nên giáo dân phải luôn trăn trở tìm cách đối phó. Năm 1995, linh mục Đaminh Bùi Minh Sơn, chánh xứ Tân Hòa thời bấy giờ, sau một thời gian dài miệt mài nghiên cứu, đã quyết định xây dựng một ngôi thánh đường mới cao ráo hơn, mang dấu ấn văn hóa Việt Nam, với tên gọi là “Thánh Mẫu Điện”, để vừa thể hiện lòng sùng kính của ngài đối với Đức Maria, vừa mang hơi thở gần gũi trong tên gọi của các điện thờ Mẫu trong tín ngưỡng nước ta, tất nhiên phải hiểu “Mẫu” ở đây là Đức Mẹ.

3.jpg (3.37 MB)
Nhà thờ Tân Hoà mang đậm nét truyền thống Việt Nam

“Thánh Mẫu Điện” đã trở thành cách gọi quen thuộc của nhiều người khi nhắc đến giáo xứ Tân Hòa, với câu chuyện xây dựng ẩn chứa nhiều điều lý thú. Chủ ý xây dựng lấy hình mẫu ngôi đình Việt Nam làm tiêu chuẩn, với hình vuông, biểu tượng đất, mang đặc tính âm, chiều dài của mỗi cạnh xây dựng là 37m, quay mặt theo hướng đông nam. Công trình nhận được ánh sáng tự nhiên đầy đủ nhưng tránh được ánh nắng trực tiếp nên không ẩm thấp, giúp cho không gian bên trong luôn mát mẻ vào mùa hè và chắn gió vào mùa đông. Chếch sang hướng nam là núi Đức Mẹ, phía tây có ao Đức Bà làm dịu mát không khí chiều.

Kiến trúc ngôi đình Việt Nam thường thấy là theo tư duy ước lệ thiên về số lẻ, Điện Thánh Mẫu được xây dựng gần như hoàn toàn theo quy chuẩn này. Sự kết hợp hài hòa giữa cổng tam quan, bậc tam cấp và chính điện tạo nên một trục đối xứng hoàn hảo. Số 15 bậc tam cấp, với sự phân chia theo tỷ lệ 3:5, tạo ra một nhịp điệu đều đặn và cân đối, mang đến cảm giác thư thả cho người nhìn. Việc sử dụng số ba (tam) trong kiến trúc đình làng nói lên mong muốn của người xưa về sự chan hòa, quân bình may mắn cho ngôi đình cũng như cộng đồng, đã trở thành một hình thái văn hóa đẹp.

4.jpg (1.50 MB)
Nhà thờ Tân Hoà lúc đang thi công

Lối lợp máichồng diêmcủa Điện Thánh Mẫu thường thấy các đình làng, nhà từ đường cả trong cung đình Huế, gồm hai tầng ngói chồng lên nhau, tạo nên một hình khối vững chắc và uy nghiêm. Để giảm cảm giác nặng nề của mái, các kiến trúc đã chia mái thành ba tầng, mỗi tầng mái có độ dốc khác nhau, tạo nên một hiệu ứng thị giác độc đáo. Kết cấu bê tông cốt thép bên trong giúp mái nhà vững chắc, trong khi lớp ngói bên ngoài vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp điều hòa nhiệt độ. Giữa các tầng mái là dải cổ diêm được chia thành các ô hộc, hệ thống 14 chặng đàng Thánh Giá được bố trí tại đây, bắt đầu từ gian cung thánh và kết thúc ở hai bên, đã tạo nên một không gian tâm linh sâu sắc, kết hợp giữa kiến trúc tín ngưỡng. Hình ảnh chim bồ câu ở mỗi góc mái mang ý nghĩa hướng về tương lai với khát vọng hòa bình.

Cửa vào theo lối tam tòa, cửa giữa và hai bên mái vòm cung, theo cung vòm Roman, là một sự kết hợp tinh tế, mang đến vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Cửa gỗ được trang trí chạm khắc một cách tinh xảo với các hoa văn như phượng hoàng, hổ, rồng, hoa cúc, hoa huệ, tre... theo nghệ thuật hình khối. Toàn bộ phần này đều được thực hiện trên gỗ lim. Bước vào bên trong, sẽ bị thu hút bởi hoa văn trống đồng được đặt trang trọng ngay giữa Thánh Mẫu Điện, trên mặt đá bóng loáng với đường kính đến 10m. Hoa văn trống đồng là một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Đông Sơn, không chỉ đơn thuần là những đường nét trang trí mà còn là những biểu tượng sâu sắc, phản ánh thế giới quan và tín ngưỡng của người Việt cổ. Hình ảnh Chúa Giêsu chịu tử nạn đặt tại trung tâm mặt trống đồng là một sự kết hợp mới mẻ, thể hiện sự giao thoa giữa tinh thần Kitô giáo và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Lý giải về cấu trúc này, linh mục Hoàng Kim Toan, nguyên chánh xứ Tân Hòa nói: “Đặt Đức Kitô vào trung tâm là một cách diễn tả ngắn gọn về tầm quan trọng của Người trong cuộc đời mỗi con người”. Đây cho thấy sự tiếp xúc ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nền văn hóa khác nhau, tạo ra những giá trị nghệ thuật mới, dung hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại; vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thẩm mỹ.

d7ad341.jpg (901 KB)
Điện Thánh Mẫu được thiết kế theo hình dáng ngôi đình Việt Nam

Nếu như toàn cảnh và từng chi tiết trong kiến trúc của ngôi thánh đường này đã gần như “có một không hai”, thì bức tranh “Bữa tiệc ly” của Thánh Mẫu Điện cũng mang đến nhiều sự ngạc nhiên. Lấy cảm hứng từ tác phẩm nghệ thuật bất hủ của danh họa Leonardo da Vinci, cha Đaminh Bùi Minh Sơn đã cho làm một bức phù điêu đắp bằng xi măng đặt ngay giữa chính Điện. Ngài đã tham khảo ý kiến từ cha Đaminh Trần Thái Hiệp - nguyên Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, là người rất am hiểu về nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thánh nói riêng - nhiều nghệ nhân khác. Không theo trình tự truyền thống, “Bữa tiệc ly” ở Tân Hòa có mười hai Tông đồ được chia thành bốn nhóm: nhóm sợ hãi với Batôlômêô, Giacôbê hậu và Anrê; nhóm gây nhiều tranh cãi hai vị là Gioan và Phêrô; nhóm nghi ngờ là Giacôbê Tiền, Philipphê Tôma; cuối cùng là nhóm tranh luận gồm Mátthêu, Tađêô, Simon. Giuđa Itcariốt được đặt để tách ra riêng, đang giữ túi tiền. Đây đúng là một sự thể hiện mới, không theo các phiên bản thường thấy. Điều đặc biệt là bức phù điêu đã lột tả được nhiều cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt của mười hai tông đồ trong cùng một bàn tiệc. Anh Phan Hoàn, một người có tham gia thực hiện phù điêu này kể: “Phải mất rất nhiều công sức thời gian để màu đồng được ánh lên chất đồng, sao cho màu sắc đậm nhạt, không chỉ không bị chói mắt dưới hiệu ứng ánh sáng, còn làm nổi lên những đường nét. Nếu xử lý màu không tốt sẽ bị ám màu của rỉ sét. Việc làm cho những khuôn mặt nổi bật, những chòm tóc, râu đậm nhạt, những đôi mắt lo âu, nghi ngờ, bàn tán sắc sảo như hiện thấy cũng là một sự kỳ công”.

1.jpg (1.34 MB)
Bố cục Thánh Mẫu Điện theo ý nghĩa “Hy lễ hoàn vũ”

Đúng là một công trình kiến trúc được xây dựng công phu và đậm nét Việt, trong khi vẫn đảm bảo được tính truyền thống Ki giáo, nhất là tính phụng tự trong nghệ thuật thánh.

Một giáo đường du khách khi tham quan Sài Gòn không nên bỏ qua...

PHÚC HẬU

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Chiều ngày 11.3.2025 tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 12 năm giáo hoàng của ngài (13.3.2013).
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Alpha là một chương trình giúp người tham dự khám phá đức tin, kéo dài từ 10 đến 12 tuần, mỗi tuần một buổi
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Hải Phòng đã đến thăm mục vụ giáo họ Nhuệ Giang ngày 9.3.2025.
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Các thành viên của nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum đã tổ chức hành hương về nhà thờ Chánh tòa Kon Tum vào ngày 7.3.2025
Những thách thức của gia đình
Những thách thức của gia đình
Ban Mục vụ Hôn nhân và gia đình giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại Trung tâm Mục vụ giáo phận nhằm chia sẻ, lắng nghe những thao thức và định hướng hoạt động trong thời gian tới.