Mẹ và con cùng đi lấy chồng

Tôi đi qua nhà Em. Có lá cờ chữ thập đỏ cắm xiên xiên. Tôi giật mình ngó vô. Ngoại Em đã mất từ lâu. Vậy ai mới chết? Mẹ chồng Em, chắc vậy. Tôi ghé vô thắp cho bà một nén nhang, để tưởng niệm một người đàn bà đảm đang, ở giá khi tuổi mới chừng nửa xuân, để nuôi một bầy con thơ dại…Nhưng chính mẹ Em lại ra đón tôi ở bậc thềm, khóc mếu máo.

- Con Loan nó mới mất hồi hôm. Tội nghiệp hai đứa con còn bé tí.

- Nó bị bệnh gì vậy?

- Nó thắt cổ tự vận.Hu…Hu…Trời ơi là trời!

Tôi cầm cây nhang, nhìn bức chân dung của Em nhạt nhoà sau làn khói mịt mù. Em đã đi vào quá khứ, một quá khứ buồn mênh mông, một không gian mịt mờ.

1. Em sinh ra ở Buôn Hồ, ở đây chẳng ai biết đó là mô. Em không có cha, người ta bảo thế. Trong giấy khai sinh, cha Em được ghi là vô danh. Em vẫn được nuôi bằng sữa mẹ, nhưng trong sữa chỉ có một nửa lượng tình yêu cần thiết. Em bị suy dinh dưỡng về tình yêu. Lớn lên, Em còi cọc về tình yêu, Em thiếu tình yêu của một người cha.

Mẹ Em đưa Em về Cà Mau để tìm đường vượt biên. Nhưng tìm mãi chẳng thấy. Đành ở lại. Em cắp sách đến trường. Mặt đẹp nhưng cứ buồn buồn. Mẹ Em buôn thúng bán mẹt. Không đủ ăn, nhưng vẫn còn mấy lượng vàng để cứu nguy.

Em lớn lên, cứ phừng phừng như hoả diệm sơn. Cặp mắt u hoài, trống vắng, nhớ nhung, càng gợi lên tính tò mò của bọn con trai kiêu ngạo. Con trai đeo Em thật nhiều, nhưng chỉ tò mò chứ chưa yêu.

Chồng Em lúc ấy là một chàng trai mồ côi cha: đồng hội đồng thuyền với Em; vừa thương Em vừa tội nghiệp. Mẹ Em hiểu ý, hối hả vun vào. Mẹ Em muốn rảnh tay, để bước thêm một bước nữa. Tuổi bốn mươi trỗi dậy. Em vội vã về nhà chồng, cũng như mẹ Em hối hả theo ai. Nhất cử lưỡng tiện. Một công hai việc.

2. Em làm dâu và sẽ làm dâu suốt đời, vì chồng Em là con trai duy nhất. Em hơi cụt hứng. Chồng Em là con trai duy nhất: quen làm vua hơn làm dân, chỉ biết nhận mà không biết cho. Yêu vợ, nhưng không biết chiều vợ. Biết tòm tem, nhưng không biết nhịn thèm. Còn Em thì sẵn sàng chiều chồng, nhưng sự đời cắc cớ…Thời gian “ấy” của em cứ dài lê thê, dầm dề.

3. Lịch sử sang trang. Đất nước đổi mới. Đồng tiền đua nhau quay, quay mãi không hết một vòng. Người ta làm giàu như ăn cướp. Người ta phá sản như cháy nhà. Tại sao mau giàu? Liều mạng và tốt số. Tại sao phá sản? Tại phần số.

Em nhảy vào vòng quay. Vòng quay vẫn chưa hết vòng: kinh nghiệm chưa trọn vẹn; kinh tế chưa có quy luật. Vẫn là số mạng. Vẫn là có gan làm giàu. Người ta xô nhau đi mua đất ở bãi bồi. Em vay tiền năm phân, rồi sáu phân. Mười phân vẫn chơi, chỉ vì một con nước là huề vốn…

Bãi bồi thành sự cố có tầm mức quốc gia. Đâm chém, giựt giọc, lấn bờ, tranh cõi…Chánh quyền địa phương phải xin trung ương giải quyết. Trung ương ra lệnh trả vuông tôm cho rừng, để rừng làm quân bình sinh thái. Thế là Em kêu trời, người người kêu trời. Cán bộ vay tiền ngân hàng cho dân vay làm vuông mượn đầu heo nấu cháo, mất cả cháo lẫn đầu heo. Mẹ cho con mượn vàng mua vuông, bây giờ mất cả vuông lẫn vàng. Thê thảm vô cùng!!!

Chủ nợ bu nhà Em như ruồi bu xác chết. Còn hơn đấu tố. Khóc chẳng ai thương. Năm nỉ chẳng ai nghe. Lấy đâu ra một trăm triệu bây giờ? Em đành đi tìm cái chết. Chết là hết nợ. Vay tiền là ngu, thì cho vay cũng phải ngu. Con sợ chết, để cho chủ nợ cũng phải khổ như thế. Huề!

EM.

Nhìn lại cuộc đời Em, từ lúc mở mắt chào đời cho tới khi nhắm mắt lìa đời, tôi không cầm được nước mắt. Tôi chẳng biết nói gì với Em bây giờ. Tôi hiểu Em. Tôi thông cảm với cuộc đời đắng cay và cái chết tức tưởi của Em. Xin Chúa cho Em được ơn cứu độ.

Nhưng cuộc đời và cái chết của Em phải trở thành một bài học thấm thía cho đời.

1. Một người đàn ông vô danh nào đó đã đến với mẹ Em. Ve vãn, năn nỉ, ỉ ôi rồi truất ngựa truy phong. Cái chết oan khiên của Em manh nha từ đó. Người đàn ông ấy là một can phạm đầu tiên trong vụ án này. Một em bé ra chào đời mà không có cha. Đó là một thảm hoạ, đó là một trọng tội, tội chống loài người. Được mẹ yêu, được cha yêu, đó là quyền tối thượng của một hài nhi. Em bị người đàn ông vô danh cướp mất quyền ấy. Nhìn lại ngày Em chào đời không có cha, tôi muốn qùy xuống van xin mọi người đàn ông, mọi người đàn bà hãy yêu nhau thật nhiều và yêu nhau đến tận cùng…Họ hãy yêu đứa con họ tạo dựng gấp hai lần như thế, ngay từ lúc đứa con của họ mới được tượng hình trong lòng mẹ. Con cái là kết quả của tình yêu. Chỉ thế thôi!

2. Em lớn lên, thiếu tình yêu của người cha là thiếu quá nhiều, Mẹ Em không lấp được khoảng trống ấy. Dường như mẹ Em không ý thức được điều đó. Vì thế ngày Em về nhà chồng là thời cơ thuận tiện để mẹ Em đi thêm một bước nữa. Mẹ Em nhấp nhổm chờ đợi. Em đi, mẹ Em thở phào một cái…Hành trang vào đời của Em quá mỏng, vì mẹ Em quá vội. Phải chi mẹ Em hy sinh cho Em nhiều hơn nữa, thì tai nạn kia có thể không xảy ra.

3. Chồng Em là con trai duy nhất của một gia đình có nhiều con gái. Được nuông chiều, được cung phụng quá mức cho phép của khoa tâm lý giáo dục. Chỉ biết nhận mà không biết cho, đó là ích kỷ. Yêu là cho đi tất cả. Chồng Em không cảm nghiệm được điều đó. Đã không có tình yêu của người mẹ, nay Em lại thiếu sự quan tâm đặc biệt của người chồng. Em giống như cây gặp mùa hạn hán. Còi kĩnh, cằn cỗi. Vì thế, Em không vượt qua được khó khăn. Em đãnh ngã qụy. Và em ơi, còn hai đứa con của Em nữa. Chúng nó sẽ đi về đâu? Ôi vòng quay oan nghiệt!

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Truyền giáo là yêu thương người tật nguyền
Truyền giáo là yêu thương người tật nguyền
Một trong các phương pháp truyền giáo đó là chăm sóc, yêu thương những người bệnh hoạn, tật nguyền như Đức Giêsu, dù phải trả giá.

Từ khổ giá đến vinh quang
Từ khổ giá đến vinh quang
Hắn thấy Đức Giêsu, thầy của hắn. Đức Giêsu đang quỳ trên bãi cỏ. Lưng cúi lom khom. Hai bàn tay bám chặt vào nhau. Đầu cúi xuống, đè lên hai ngón tay trỏ. Mồ hôi toát ra đầm đìa.
Bêlem đêm hôm ấy
Bêlem đêm hôm ấy
Thân xác của mình thì đang tĩnh tọa trong một căn phòng rộng bốn mươi mét vuông của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Nhưng tâm và trí lại đi lang thang trong “hang đá Bêlem đêm hôm ấy”.
Truyền giáo là yêu thương người tật nguyền
Truyền giáo là yêu thương người tật nguyền
Một trong các phương pháp truyền giáo đó là chăm sóc, yêu thương những người bệnh hoạn, tật nguyền như Đức Giêsu, dù phải trả giá.

Từ khổ giá đến vinh quang
Từ khổ giá đến vinh quang
Hắn thấy Đức Giêsu, thầy của hắn. Đức Giêsu đang quỳ trên bãi cỏ. Lưng cúi lom khom. Hai bàn tay bám chặt vào nhau. Đầu cúi xuống, đè lên hai ngón tay trỏ. Mồ hôi toát ra đầm đìa.
Bêlem đêm hôm ấy
Bêlem đêm hôm ấy
Thân xác của mình thì đang tĩnh tọa trong một căn phòng rộng bốn mươi mét vuông của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Nhưng tâm và trí lại đi lang thang trong “hang đá Bêlem đêm hôm ấy”.
Nhật ký Đức Giêsu P20
Nhật ký Đức Giêsu P20
Thầy chúc anh chị em có một tâm hồn bình an. Bình an của Thầy là niềm vui bất khuất trước mọi nghịch cảnh. Anh chị em sẽ cảm nghiệm lần lần thứ bình an này của Thầy.
Nhật ký Đức Giêsu: Đêm chia tay
Nhật ký Đức Giêsu: Đêm chia tay
Đêm nay sẽ là đêm cuối cùng. Ngày mai con sẽ thọ nạn để hoàn tất công trình cứu độ mà Cha đã trao phó cho con. Con quyết tâm tổ chức bữa tiệc vượt qua tại nhà bà Maria.
Nhật ký Đức Giêsu: Vườn Cây Dầu
Nhật ký Đức Giêsu: Vườn Cây Dầu
Ngồi trên lưng lừa con cảm thấy cô đơn lạ thường. Quần chúng thì vô tâm Vô tình. Ủng hộ đấy mà cũng đả đào đấy.Thương đấy mà cũng ghét đấy.
Nhật ký Đức Giêsu P17
Nhật ký Đức Giêsu P17
Đêm nay con nghỉ tại nhà ông Da kêu .Trong khi con đang cầu nguyện với Cha ở trên sân thượng này , thì ở dưới sân kia ,khách tiệc vẫn chưa về, và ở ngoài phố kia vẫn có người lãng vãng có ý rình mò .
Nhật ký Đức Giêsu P16
Nhật ký Đức Giêsu P16
Trẻ thơ nào cũng dể thương .Ai cũng yêu trẻ thơ , nhưng tuyệt nhiên chưa ai kính trọng trẻ thơ . người ta dạy trẻ thơ phải bắt chước người lớn.Nhưng con lại yêu cầu người lớn phải bắt chước trẻ thơ.
Nhật ký Đức Giêsu P15
Nhật ký Đức Giêsu P15
Ngoại tình là một trọng tội, nhưng khinh dể người ngoại tình thì tội nặng hơn. Loại trừ người tội lỗi là vô ích. Cứu vớt người tội lỗi là tất cả.