Linh mục của ai

Sài gòn, .... 1984

Hôm nay Chúa Nhật, mình đi dự lễ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Đi lễ ở đây để xem ng­ười ta tổ chức mục vụ, để nghe cha dòng giảng, để nghe ca đoàn hát và để coi người ta trưng bông. Mình đến thật sớm để thấy thật nhiều. Cái mình muốn xem thì chưa thấy, cái mình không chờ thì bất ngờ lại thấy...

Sân nhà thờ ướt nhẹp vì mới qua một trận mưa tầm tã. Trên ba mươi người hành khất xếp thành hai hàng dài nối liền cổng với cửa nhà thờ. Họ cúi rạp mình xuống, hoặc nằm bẹp trên những vũng nước để thê thảm hóa đến cùng cực cái thực trạng đã quá thê thảm rồi. Những người cùi cố tình bôi thuốc đỏ loe loét trên những vết thương vốn chỉ nhỏ bằng cái vỉ ốc. Họ tự nguyện biến thành những đống giẻ rách có linh hồn và tự nguyện xóa nhân phẩm để được xót thương.

Chuông nhà thờ đổ hồi. Số lượng tín đồ tràn vào nhà thờ như một dòng thác. Những đụn giẻ rách bỗng chồm dậy gật gù và van vái như những bóng ma. Những cánh tay khô khẳng và đen đúa giơ lên thật cao, chộp lấy những đồng tiền thơm tho rơi ra từ những bàn tay nõn nà. Phải công nhận rằng tín đồ ở đây mặc đẹp thật. Một rừng người là một rừng hoa. Những model mới nhất đều góp mặt ở đây, kể cả mini-jupe. Mùi nước hoa phảng phất trên khắp khuôn viên nhà thờ, làm át cả mùi tanh tưởi của những người hành khất.

Thánh lễ đã bắt đầu. Dòng người thôi chảy. Hai hàng rào hành khất tan rã, mỗi người tìm một chỗ, ngồi đếm tiền, nét mặt phở lở.

Mình là người vô nhà thờ sau cùng và có lẽ là người lo ra số một. Mình hãnh diện vì nhà thờ tượng trưng cho lòng từ thiện, nên đã qui tụ được một số người hành khất đông như thế. Mình cũng hãnh diện vì con cái Chúa ở đây vừa giàu đẹp vừa rộng tay bố thí. Tiền bố thí rơi rụng như lá mùa thu. Nhưng mình lại xấu hổ quá lẽ vì bên này những đụn giẻ rách có linh hồn là con cái Chúa, và bên kia, một rừng hoa muôn sắc cũng là con cái của Chúa. Giáo hội là những người giàu rộng tay bố thí, hay Giáo hội là những người nghèo chìa tay xin giúp đỡ, hay Giáo hội là nơi mọi người đều có cơm ăn áo mặc mà không ai phải xin xỏ ai?

Đã hai mươi thế kỷ rồi, Giáo hội vẫn nổi tiếng là người rộng tay bố thí, nhưng Giáo hội mới chỉ nuôi sống người nghèo, chứ chưa giết chết tình trạng nghèo. Người nghèo mới chỉ được xót thương, chứ chưa được kính trọng...

--------------------------------------------------------------------------------

Cà Mau, ... 1984

Reng... Reng... Reng...

Ba hồi chuông thật dài làm náo động cả nhà xứ. Người bấm chuông kiểu này phải là người thân nhất. Vậy chắc là anh Ba Hiến và anh Mười Râu rồi. Mình vội vàng chạy xuống cầu thang nhanh như đá truồi. Cánh cửa mở toang.

- … ? !

- Ông cha cho tôi ít trăm mua cơm ăn. Đói quá rồi !

- Số của anh là số xui. Nếu hôm qua anh tới đây, thì tôi còn có chút ít cho anh. Hôm nay thì tôi không còn một đồng xu dính túi.

- Đ.m. làm cha mà không có tiền hả ? Người đàn ông ném cho mình một cái nhìn hận thù rồi quay gót.

Bị chửi quá bất ngờ, mình không kịp cảm thấy tủi nhục, cứ đứng trơ ra như trời trồng.

Mình không còn tiền, đó là sự thật, nhưng một sự thật khó tin. Trong túi không còn một đồng xu, nhưng mình vẫn mang kiếng gọng Đức trị giá gần 200 ngàn; trên cổ tay vẫn ngự trị một cái đồng Seiko 5 trị giá hơn một chỉ vàng; mình vẫn đang sống trong một biệt thự cổ có nhiều tiện nghi... Mình vẫn thương người ng­hèo và vẫn giúp đỡ người nghèo, khi thì một bộ quần áo, khi thì một vài ngàn, khi thì vài chục ngàn..., nhưng chưa bao giờ mình phải nhịn ăn, nhịn mặc vì người nghèo. Như vậy có nghĩa là mình chỉ mới cho người nghèo những cái dư thừa, chứ chưa dám chia sẻ những cái cần thiết.

Mình mới chỉ dám SỐNG CHO người nghèo mà chưa đủ can đảm để SỐNG VỚI người nghèo. SỐNG VỚI người nghèo mới là SỐNG CHO đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất. Chỉ khi nào mình SỐNG VỚI người nghèo, mới cảm nghiệm được thân phận của người nghèo và mới cảm thấy cần phải giải phóng người nghèo khỏi tình trạng nghèo. Ba phần tư nhân loại vẫn sống nghèo. Và nghèo vẫn là một trọng tội, vì nghèo sinh ra dốt nát, vì nghèo sinh ra bần tiện và tình trạng mất nhân phẩm.

Mình sẽ không bao giờ có nhiều tiền để chấm dứt tình trạng nghèo. Mình cũng không đủ can đảm để SỐNG VỚI người nghèo. Mình không phải linh mục CỦA người nghèo, không phải là linh mục CHO người nghèo và không là linh mục VỚI người nghèo. Vậy mình là linh mục của ai ? Có lẽ lương tâm mình sẽ cắn rứt cho đến chết.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng khiêm tốn là chứng tá Tin Mừng
Lòng khiêm tốn là chứng tá Tin Mừng
Có lẽ trong cuộc đời rao giảng của Thánh Phêrô, không có lời nào có sức thuyết phục cho bằng lời kể về những lần ngài chối Chúa. Có lẽ bài giảng làm nhói tim thính giả của thánh Phaolô chính là lời kể về những lúc ngài bắt bớ...
Người biệt phái cầu nguyện
Người biệt phái cầu nguyện
Ông biệt phái ơi ! Ông oai hùng quá ! Ngày xưa Chúa đã quật ngã ông ngay trước mặt người thu thuế. Ngài cho ông ăn "điểm hột vịt" khi Ngài nói : ”Người này ra về và không được công chính hóa” .
Áo nhà tu
Áo nhà tu
Đọc thư của ông bạn già xong, mình cảm thấy nhột nhạt quá, vì từ ngày 5-1-1975 mình chỉ mặc áo dòng trong khuôn viên nhà thờ và lúc cử hành các nghi thức phụng vụ mà thôi. Mình cũng đã hai lần may clergy-man. Nhưng chưa lần nào có...
Lòng khiêm tốn là chứng tá Tin Mừng
Lòng khiêm tốn là chứng tá Tin Mừng
Có lẽ trong cuộc đời rao giảng của Thánh Phêrô, không có lời nào có sức thuyết phục cho bằng lời kể về những lần ngài chối Chúa. Có lẽ bài giảng làm nhói tim thính giả của thánh Phaolô chính là lời kể về những lúc ngài bắt bớ...
Người biệt phái cầu nguyện
Người biệt phái cầu nguyện
Ông biệt phái ơi ! Ông oai hùng quá ! Ngày xưa Chúa đã quật ngã ông ngay trước mặt người thu thuế. Ngài cho ông ăn "điểm hột vịt" khi Ngài nói : ”Người này ra về và không được công chính hóa” .
Áo nhà tu
Áo nhà tu
Đọc thư của ông bạn già xong, mình cảm thấy nhột nhạt quá, vì từ ngày 5-1-1975 mình chỉ mặc áo dòng trong khuôn viên nhà thờ và lúc cử hành các nghi thức phụng vụ mà thôi. Mình cũng đã hai lần may clergy-man. Nhưng chưa lần nào có...
Linh mục của ai
Linh mục của ai
Mình sẽ không bao giờ có nhiều tiền để chấm dứt tình trạng nghèo. Mình cũng không đủ can đảm để SỐNG VỚI người nghèo. Mình không phải linh mục CỦA người nghèo, không phải là linh mục CHO người nghèo và không là linh mục VỚI người nghèo.
Đọc Thánh Kinh
Đọc Thánh Kinh
Đọc Lời Chúa chưa có nghĩa là đã hiểu Lời Chúa. Hiểu Lời Chúa chưa có nghĩa là đã đồng cảm với Chúa. Muốn đọc, hiểu và cảm được Lời Chúa, mình phải tự hủy ý riêng một cách thật sâu sắc.
Sau một cuộc gặp gỡ
Sau một cuộc gặp gỡ
Những hồi chuông binh boong vang vọng vào những dịp lễ lớn làm biết bao con tim rạo rực. Đó là tiếng Chúa thôi thúc qui tụ đoàn con hiếu thảo và nhắc nhở những con chiên lạc bầy. Có biết bao tâm hồn xa Chúa, quên Chúa, bỏ Chúa...
AGAPÊ : Ăn vì yêu, ăn để yêu…
AGAPÊ : Ăn vì yêu, ăn để yêu…
Hôm nay anh em ngồi chia sẻ những nỗi đoạn trường của đời mục vụ. Vạn sự khởi đầu nan vẫn là cái hộ khẩu. Nhưng cái nỗi gian nan khổ ải ấy lại qua đi như mây bay nhờ một agapê, một bữa cơm thân ái.
Sau cơn bão số 5
Sau cơn bão số 5
Hôm nay mình đi Sàigòn. Lá thư của Nguyễn Thị Mai vẫn được cất kỹ một cách trang trọng trong cuốn Giờ kinh Phụng vụ. Đọc kinh tối xong, mình lại đọc lá thư của Nguyễn Thị Mai, đại diện cho nhóm bạn trẻ khuyết tật "vào đời với đôi...
Cơn bão số 5
Cơn bão số 5
Rạch Cái Rắn đã ngoằn ngoèo quá chừng, hôm nay lại ngoằn ngoèo thêm, vì ngọn mắm, cành còng ngã đổ rải rác từ doi này tới doi kia. Trường Phú Hưng bị sập một dãy.