Giáo hội bị mắng vốn

Giáo hội mới bị mắng vốn tưng bừng bằng mọi phương tiện truyền thông hiện đại, khiến nhiều Kitô hữu muốn độn thổ. Đó là vụ lạm dụng tình dục trẻ em nơi hàng giáo sĩ Mỹ. Buồn đến chết được ! Nhưng tại sao lại nên nông nỗi này ? Người ta bảo rằng có nhiều lý do và tình huống khác nhau.

1. Có những ai đó biết rõ rằng các giáo phận đều có hàng trăm triệu đô la. Thế là ở đâu có xác chết thì ở đó có ruồi bu. Nhiều luật sư đi săn tìm nạn nhân bị lạm dụng tình dục, hướng dẫn họ làm đơn thưa. Thế là cả luật sư lẫn nạn nhân đều giàu to. Còn giáo phận thì bị rách túi đến thảm thê. Thậm chí có giáo phận phải tự tuyên bố phá sản.

2. Có những nỗi oan khiên tức tưởi vô cùng. Đó là trường hợp của Đức Hồng y Bernadin.

Có một cựu chủng sinh tố cáo một linh mục giáo sư chủng viện về tội lạm dụng tình dục. Luật sư khuyên hắn nên nhắm vào Hồng y Bernadin thì mới moi được nhiều tiền. Thế là dư luận nổ tung. Báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện thư, internet đều hiến tặng kẻ thù của Giáo hội một trận cười khoái trá. Con cái của Giáo hội thì gục mặt xuống. Tức tưởi quá chừng. Riêng Đức Hồng y Bernadin thì cứ âm thầm cầu nguyện.

Một trăm ngày sau, ngài họp báo. Phóng viên của các cơ quan truyền thông đua nhau phỏng vấn và hau háu chờ Hồng y bị “nóc-ao”... Ai ngờ... ngài lật thế cờ. Phóng viên lại đứng về phía ngài để bênh vực chân lý. Bên nguyên tự thú là mình vu khống để kiếm tiền. Hắn xin lỗi Đức Hồng y. Một thời gian sau hắn chết vì bệnh HIV/AIDS. Uy tín của Đức Hồng y lại rực sáng. Giáo hội thở phào nhẹ nhõm và thầm thương cảm cho bao nỗi oan khiên khác không lật được thế cờ.

Sau nỗi đau của hàng giáo sĩ Mỹ, mọi anh em đồng nghiệp khắp thế giới đều ngậm ngùi suy nghĩ. Buồn mà thương. Thương mà vẫn cứ tức vì con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tức làm chi, vì:

Chính Đức Giêsu cũng đã bị mắng vốn, mà... không oan.

Đức Giêsu ăn chay. Có lần Ngài đã ăn chay suốt mươi ngày. Biệt phái, luật sĩ và mọi người đạo đức đều ăn chay một tuần hai ngày : thứ Hai và thứ Năm. Còn các tông đồ thì... không. Thế là Đức Giêsu bị mắng vốn, bởi chính các môn đệ của Gioan Tẩy giả : “Tại sao chúng tôi và những người Biệt phái ăn chay mà môn đệ của Thầy lại không ăn chay” (Mt 9,14).

Sự thật là thế. Đau quá!

Vào một ngày Sabát, Đức Giêsu cùng cácTông đồ băng qua một cánh đồng. Có Biệt phái và quần chúng cùng đi. Ai cũng đói hết. Nhưng chỉ có các môn đệ của Chúa tạt xuống ruộng bứt lúa và vò rồi ăn. Thế là Đức Giêsu bị các ông Biệt phái mắng vốn : “Thầy coi kìa, các đệ tử của Thầy làm điều không được phép làm trong ngày Sabát”. Xấu hổ quá ! Đệ tử không làm vinh dự cho Thầy, mà còn làm nhục cho Thầy.

Có ai đó bênh vực các Tông đồ rằng : “Đói quá thì mới làm như vậy”. Nhưng cũng phải thành thật mà thú nhận rằng tác phong của các Tông đồ còn thấp quá, chứ nếu đói quá thì mọi người đều đói cả. Vả lại hôm ấy là ngày sabát luật chỉ cho đi bộ tối đa là 1800 mét. Nghĩa là chỉ trong vòng mươi lăm phút nữa sẽ đến chỗ dừng chân rồi. Tha hồ mà ăn. Bấy giờ hẵng ăn thì ai mắng vốn làm chi. Âu cũng chỉ vì yếu đuối mà thôi.

Đức Giêsu đã bị mắng vốn. Giáo hội vẫn bị mắng vốn suốt dòng lịch sử hai mươi thế kỷ... và... sẽ còn bị mắng vốn cho đến tận thế. Cũng chỉ vì Thầy Chí Thánh và chỉ có Thầy mới thánh, còn trò thì xa Thầy vời vợi. Muôn đời vẫn xa như thế. Có ai đó mơ ước Giáo hội hôm nay được giống như Giáo hội thời Công vụ Tông đồ. Lúc ấy ai nấy một lòng một dạ. Của cải tư thành của cải chung. Chẳng ai phải thiếu thốn.

Sự thật thì không phải như thế. Cộng đoàn Giáo hội sơ khai chỉ đẹp như mơ ở bốn chương đầu của Công vụ Tông đồ. Đến chương 5 đã xảy ra vụ Anania và Saphira – giáo dân lừa dối các Tông đồ, Tông đồ thì đối xử với giáo dân chẳng hợp tình hợp lý chút nào. Sang chương 6, người ta lại thấy trong Giáo hội có sự chia rẽ, mà lý do chỉ là cơm áo. Chương 15 cho thấy có sự tranh chấp lớn lao về phương pháp truyền giáo. Người bảo thủ chủ trương phải chịu phép cắt bì mới được cứu độ, phe tiến bộ thì bảo rằng cắt bì là cái chi chi. Hai bên cãi vã nhau chẳng ai chịu thua ai. Đành phải nại đến Công đồng Giêrusalem.

Các Công đồng giải quyết được nhiều cuộc tranh chấp, nhưng chẳng có Công đồng nào chấm dứt được sự yếu đuối trong Giáo hội. Do đó, Giáo hội sẽ mãi mãi còn bị mắng vốn.

Phải làm gì bây giờ ? Đành phải khiêm tốn nhận lỗi mà thôi. Đức Gioan Phaolô II đã coi thái độ khiêm tốn nhận lỗi ấy là chứng tá của Tin Mừng :

“Giáo hội và các nhà truyền giáo cũng phải nêu lên chứng tá về lòng khiêm tốn, trước hết đối với chính mình, khi dám tự kiểm thảo ở mức độ cá nhân cũng như cộng đoàn, ngõ hầu sửa chữa lại trong cung cách sống của mình những gì đi ngược với Tin Mừng và làm biến dạng dung nhan của Đức Kitô” (Sứ vụ Đấng Cứu độ, 43).

Khiêm tốn là nhân đức tuyệt vời của thế giới hôm nay. Khiêm tốn để được tha thứ. Khiêm tốn để lấy lại tình thương. Và... lạ lùng thay, Giáo hội yếu đuối ấy vẫn được Đức Giêsu yêu thương. Trong phòng Tiệc ly, Thầy đã tiên báo sự trung thành mỏng manh của Phêrô và đồng môn. Họ yếu đuối lắm. Thầy biết hết. Nhưng Thầy vẫn yêu họ, yêu da diết, yêu đến xuất thần mà nói : “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy” (Ga 13,33). Thầy thì trẻ măng. Trò thì lớn cồ cồ. Thế mà Thầy gọi trò là đoàn con bé nhỏ. Thế mới biết Thầy yêu trò tới mức độ nào. Mà trò thì vẫn yếu đuối và sa ngã. Thế mới lạ ! Ôi, tình yêu của Thầy !

Tạp bút của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.