Lá thư ngỏ gửi anh Phaolô(7)

Truyện ngắn

Anh Phaolô rất đáng kính.

Anh đang ngồi tù ở Xêdarê. Ngồi tù mà cứ rung đùi sung sướng y như đại gia đang thưởng thức cao lương mỹ vị trong nhà hàng cao cấp. Trước hết Anh sung sướng quá chừng vì đã đạt được đỉnh điểm của tình yêu. Anh yêu Thầy Giêsu quá và không có cách nào nói lên được tình yêu ấy, ngoại trừ cây khổ giá. Bây giờ Anh đang ôm cây khổ giá ấy trong vòng tay. Thương quá là thương ! Sướng ơi là sướng !

Thứ đến, Anh còn được sung sướng vì bản chất hiếu thắng của Anh đã được thỏa mãn một cách toàn vẹn. Anh đã nguyền rủa chánh án Khenania là bức tường tô vôi, mà ông ta đành ngậm tăm không nói được một lời nào. Là bị cáo mà anh biến đoàn thẩm phán thành bọn làm trò hề, làm hề mà không hề hay biết. Khi biết rồi, thì chỉ còn một cách là gục mặt xuống, để nhìn hai bàn chân. Rồi Anh lại còn được sung sướng cưỡi ngựa đi tù. Đi tù mà được 470 binh sĩ hộ tống, y như ông tướng chiến thắng trở về. Oai phong lẫm liệt quá chừng!

Anh còn sung sướng, vì đang được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt: được thăm nuôi tự do; được ông tổng trấn mời đến tư dinh để đàm đạo, y như một người khách quý, y như một người bạn thân. Ông tổng trấn mà kính nể Anh như thế, thì bọn lính cai ngục phải nể Anh, phải khớp Anh tới mức độ nào...

Anh Phaolô ơi ! Tôi vui với Anh, hãnh diện với Anh và mừng cho Anh. Nhưng một nỗi lo sợ to như núi đang lù lù đi tới. Tôi ngộp thở. Tôi mất ăn mất ngủ. Sinh mạng của Anh giống như con cá đang nằm trên thớt. Số phận của Anh giống như con thỏ đang vô tư gặm cỏ trong tầm vồ của con sư tử. Tôi thương Anh quá mà chả biết phải làm thế nào để cứu Anh. Tôi chỉ biết gào lên, để xin Anh đề cao cảnh giác. Tôi chỉ biết năn nỉ, nài xin Anh đem hết trí thông minh siêu phàm của Anh ra, để đối phó với kẻ thù hung dữ đang thề nuốt sống Anh, để trả thù mối hận ngàn năm một thuở.

Anh cứ xuất thần, Anh cứ đê mê cảm nghiệm tình yêu kỳ diệu, nhưng xin Anh hãy dành ra vài phút thừa thãi để nghe tôi giãi bày tâm tư và gửi đến Anh những thông tin cực kỳ quan trọng.

1. Thượng tế bị Anh nguyền rủa công khai trước mặt đoàn thẩm phán: đau quá ! Sau đó lại bị Anh phá thối vụ xử: đau hơn gấp mười lần ! Ông quyết tâm trả thù ngầm bằng cách làm bộ yêu cầu đồn Antonia dẫn độ Anh ra tòa lần thứ hai để ám sát Anh dọc đường. Âm mưu bị lộ: Anh thoát nạn; họ bị hố. Tức lắm, nhưng đành chịu trận để chờ thời cơ.

2. Thượng Tế Khanania thân hành lên tận Xêdarê, kéo theo một luật sư và một đoàn kỳ mục. Họ yêu cầu tổng trấn Phêlích gọi Anh ra tòa. Anh bị điệu ra tòa. Luật sư của thượng tế kể tội Anh vanh vách như học trò trả bài cho thầy cô. Nhưng chỉ kể tội mà không dẫn bằng chứng. Anh phản pháo: Anh yêu cầu có mặt những người la lối tố cáo Anh hôm Anh bị đánh hội đồng ở đền thờ. Những người ấy vắng mặt. Thế là bất hợp pháp. Anh thách thức các kỳ mục hiện diện dẫn chứng tội của Anh. Họ ngồi câm như hến.

Tổng trấn Phêlích tuyên bố đình chỉ vụ xử cho tới khi có mặt vị chỉ huy Lixia, người đã cho dẫn độ Anh từ Giêruxalem đến Xêdarê. Thượng tế Khanania và đoàn tùy tùng sụ mặt xuống. Lại thua đau một trận nữa. Ba ngày nắng nôi và bụi bặm: công cốc.

3. Càng thua đau, họ càng quyết tâm trả thù: Họ đã mở cuộc họp. Rồi với tư cách là thượng tế và công nghị, tức là giới lãnh đạo trung ương của Do Thái giáo, họ yêu cầu tổng trấn Phêlích cho dẫn độ Anh về Giêruxalem và ra hầu trước tòa án tôn giáo. Tổng trấn sẽ không thể từ chối yêu cầu của họ. Nếu bị tổng trấn từ chối, họ sẽ mua chuộc bằng tiền. Số tiền lớn cỡ nào họ cũng sẵn sàng đáp ứng. Như vậy Anh sẽ rơi vào mê lộ. Tiến về phía trước: sập bẫy; lùi về phía sau: bẫy sập.

Nếu luật yêu cầu hai chứng nhân, thì họ sẽ có hai trăm. Hai trăm người cùng khai như nhau rằng Anh đã nói lộng ngôn. Anh không thể chối tội được, vì hai trăm lời khai giống nhau, thì tương đương với một trăm chân lý rồi. Anh sẽ bị ném đá, vì luật đã dạy như thế. Anh sẽ chết tức tưởi. Chết mà không nói nên lời.

Ấy là chưa nói đến một tin tuyệt mật tôi vừa mới nhận được từ một vị cán bộ cao cấp trong công nghị. Đó là lại có hằng trăm người tuyên thề xử đột kích và giết Anh trên đường dẫn độ từ Xêdarê về Giêruxalem. Một trăm thằng cuồng tín đó đòi giết Anh. Chúng nó không những không sợ chết mà còn sẵn sàng được chết, thì thử hỏi rằng: có đơn vị quân đội nào đủ sức để bảo vệ mạng sống của Anh không ? Chỉ nghĩ thế thôi, tim tôi đã muốn ngưng đập rồi. Anh Phaolô ơi, đừng xuất thần nữa. Anh hãy suy nghĩ, hãy tìm kế để lại lật thế cờ một trăm tám mươi độ. Nếu không, thì: từ chết đau đến chết thảm !...

4. Anh Phaolô rất thân mến của tôi ơi ! Tôi lại mới nhận được một tin tuyệt mật nữa: tin vui cực kỳ !

Tổng trấn Phêlích khẳng định với quần thần rằng: Anh không hề phá rối trật tự; Anh không hề liên can chính trị; Anh chẳng có tội gì; tất cả chỉ là chuyện tranh cãi nhau về từ ngữ tôn giáo. Ông tổng trấn tuyên bố: “Thả Phaolô ra thì cũng được rồi. Nhưng... chẳng nên chọc giận bọn thượng tế và công nghị làm chi. Để đó rồi giải quyết từ từ”.

Anh có biết tại sao tổng trấn Phêlích lại có thiện cảm với Anh như thế không? Tôi e rằng Anh không nghĩ ra, vì Anh suy nghĩ việc trên cao, mà quên chuyện ở dưới gầm sàn. Để tôi kể cho Anh nghe.

uCó thể Anh không biết chị Gioanna. Nhưng chị ấy biết Anh rõ lắm. Khi Thầy Giêsu còn đi truyền đạo thì chị ấy là một tay cộng tác đắc lực lắm đấy. Chị là vợ ông Khugia, quản lý của vua Hêrôđê. Dinh thự của chị ấy chỉ cách phòng giam của Anh chừng hai trăm bước thôi. Chị vẫn âm thầm theo dõi và giúp đỡ Anh. Năm nay chị ấy cũng suýt soát năm mươi rồi, nhưng vẫn còn duyên dáng, vẫn còn lanh lẹ lắm.

uBà Druxila là vợ của tổng trấn Phêlích. Bà là người Do Thái rất sùng đạo. Bà hiểu đạo. Bà giúp chồng hiểu đạo và hiểu tâm lý của các ông kinh sư, pharisêu và công nghị. Vì là người Do Thái và là mệnh phụ, nên bà phải quen thân với chị Gioanna. Hai người đẹp cung đình gắn bó với nhau, thì chuyện gì cũng bay phơi phới...

uDường như qua tình bạn giữa chị Gioanna và bà Druxila, mà tổng trấn biết rằng Anh có nhiều mạnh thường quân lắm. Có thể nói là ông ta ngửi được mùi tiền bốc ra từ những chuyến ân nhân thăm nuôi mà ông dành cho Anh một cách đặc biệt. Ông mời Anh đến thuyết giảng trong phòng khách của ông chẳng qua cũng chỉ là để thăm dò xem nguồn tài chính của Anh lớn tới cỡ nào đó thôi. Chính bà vợ của ông đã tiết lộ điều đó với chị Gioanna. Chị Gioanna có hỏi ý kiến tôi về chuyện này. Bây giờ đến lượt tôi hỏi Anh: “Có nên đút lót để đưa Anh ra không ?” Khả năng của Anh thì dư rồi đấy. Kết quả thì chắc như đinh đóng cột. Vậy Anh nghĩ sao ?

5. Chuyện ông tổng trấn chờ Anh đút lót đã phổ biến rộng rãi trong nội bộ cộng đoàn Kitô hữu. Giới đại gia phấn khởi sẵn sàng mở hầu bao rộng tối đa. Không ai tiếc tiền. Không ai chê trách ông tổng trấn. Tất cả mọi người đều ngong ngóng chờ đợi ngày Anh ra khỏi nhà tù. Ai cũng thương Anh. Ai cũng trọng Anh. Ngày Anh ra tù sẽ là ngày niềm vui bùng vỡ.

Thế mà lạ thay, có một số người vẫn hững hờ. Tôi đi thăm hầu hết các vị niên trưởng ở thủ đô. Gặp vị nào tôi cũng kể lể nỗi thương đau trăm chiều của Anh. Gặp vị nào tôi cũng than thở vì không kiếm đâu ra tiền, để đút lót tổng trấn, mà cứu Anh thoát khỏi kiếp tù đày. Tất cả các vị niên trưởng đều tiếp tôi một cách lạnh lùng. Nói về nỗi khổ đau của Anh, các ngài cứ dửng dưng, coi Anh như người dưng nước lã. Nói về việc quyên tiền để cứu Anh, thì các ngài chỉ chép miệng, ngó lơ đi chỗ khác. Nhắc lại việc Anh đã viện trợ dồi dào cho cộng đoàn Giuđê và thủ đô, thì các ngài tỏ vẻ ngỡ ngàng y như chưa nhận số tiền viện trợ ấy bao giờ. Tôi làm bộ xin các ngài cho tin tức về Anh, thì các ngài đều trả lời y hệt như nhau: “Biết đâu à !”.

Tôi buồn tủi quá ! Tôi uất hận quá! Tại sao tình người lại có thể đen bạc đến thế ?! Tại sao các niên trưởng là bậc thầy, là bậc cha chú của chúng tôi lại có thể ăn cháo đá bát một cách trơ trẽn đến như thế?! Đành chỉ biết than thở. “Ôi nhân tình thế thái”.

Tôi buông bút, thôi viết và ôm đầu khóc một mình.

6. Anh Phaolô quý mến của tôi ơi! Lá thư ngỏ bị bỏ quên một tuần. Hôm nay tôi bắt đầu vui trở lại. Tôi lại viết cho Anh. Anh có biết tại sao tôi tìm lại được niềm vui không ?

Tôi mới gặp chị Lyđia ở hải cảng Gióppê. Tôi kể lể mọi chuyện về Anh cho chị ấy nghe. Chị ấy cứ cười tủm tỉm. Thì hóa ra chị ấy còn biết về Anh nhiều hơn tôi. Tôi thắc mắc với chị ấy rằng: tại sao Anh đã đi quyên tiền khắp nơi, để cứu đói giáo đoàn Giuđê và thủ đô, thế mà các niên trưởng ở đây chẳng hề biết ơn Anh, chẳng hề thăm nuôi Anh, chẳng hề lo lót để cứu Anh... Tôi thì bực bội, tôi thì giận hờn; còn chị ấy thì chỉ tủm tỉm cười. Chị ấy cứ cười hoài khiến tôi cảm thấy bị “quê”.

Chị ấy coi Anh như thần tượng, luôn miệng gọi Anh là “Bố”, “Bố Phaolô”. Chị ấy lý giải trơn tuồn tuột mọi thắc mắc của tôi có liên quan đến cách xử trí của Anh đối với ông Bạcnaba và anh Máccô. Chị ấy giải thích thật sáng sủa tại sao có nhiều người thương Anh như thế, mà cũng lại có nhiều người ghét Anh như vậy...

Tôi gửi Anh bản tóm kết những nhận xét của chị Lyđia về con người và sự nghiệp của Anh. Chị ấy vừa nhận xét vừa tủm tỉm cười. Tôi đoán mò rằng khi Anh đọc bản tóm kết này, Anh cũng tủm tỉm cười. Nhưng... chị ấy cười một cách thấm thía, còn Anh thì chỉ cười mỉa thôi.

uBố em thông minh lắm. Kiến thức của bố cao như núi, rộng như biển. Ở trên đời này từ thượng vàng đến hạ cám, cái gì bố em cũng am tường. Vì thế, đứng trước hoàn cảnh khó khăn tưởng như tận cùng bằng số, thế mà bố lật thế cờ một trăm tám mươi độ. Êm ru.

uBố em nóng tính lắm, hay làm mất lòng và mất mặt nhiều người. Nhưng bố khôn lắm: buồn giận gì thì cũng chấm dứt khi mặt trời vừa lặn. Vì thế chẳng ai nỡ tâm giận bố em đâu.

uBố em đã làm là làm cho đến được. Vì thế những người lười và những người bi quan hay bị bố em mắng cho tới tàn mạt luôn. Do đó đám cộng tác viên của bố em toàn là người tài giỏi và cần cù thôi.

uBố em có cái tật là hay ngạo đời. Bố mà châm biếm ai, thì cứ gục đầu xuống mà chịu trận. Cũng chính vì thế mà có nhiều người ghét và tìm cách trả thù. Nhưng bố cóc cần, cứ tỉnh bơ. Chó cứ sủa, lạc đà cứ đi và đi tới nơi tới chốn đàng hoàng.

uBố em hơi cực đoan. Đã phá thì phá cho đến tàn mạt, quên cả cái hữu lý và hữu tình. Nhưng đã xây dựng, thì xây dựng cho đến hoành tráng mới thôi. Có khuyết, nhưng ưu thì vẫn trội.

uBố em yêu Đức Giêsu như điên, như cuồng. Trong tâm thất của bố em chỉ có hình ảnh của Đức Giêsu thôi. Còn đám phụ nữ của tụi em thì bị đá ra rìa hết. Chính nhờ vậy mà chúng em đứa nào cũng hết mình với Đức Giêsu, đứa nào cũng lăn lưng vào sự nghiệp truyền giáo của bố, chẳng chịu thua đám mày râu một tí tì ti nào.

Thân ái chào Anh. Hẹn gặp Anh trong lá thư sau.

Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.