Ngôn ngữ của phế tích

Con đường từ Lâm Đồng nối Đắc Nông có nhiều đoạn thật ngoạn mục: những thung lũng trong mây, những nương rẫy trù phú, những triền đèo uốn lượn bên núi cao bên suối sâu..., nhưng khi qua một đoạn rừng gió bụi, một khung cảnh khiến tôi không sao quên được chuyến giang hồ trên yên xe máy, đó là giữa đám cây phủ bụi đỏ hiện lên một ngôi giáo đường hoang phế.

Cảnh tượng đẹp và quạnh hiu trong ráng chiều muộn khiến tôi sững sờ.

Bức tường vỡ loang lổ, các nếp gạch, diềm mái chỉ còn trơ vài đường nét để ta có thể hình dung được một bộ khung thánh đường thuở lành lặn. Một nóc tháp chuông đổ vào nền trời, bên những cỏ lau và lá rừng xáo xác.

Tôi hồ như còn nghe trong gió những lời kinh vang vọng, những giai điệu thánh ca dặt dìu thanh thoát, và cả tiếng chuông ngân sớm chiều, tiếng rì rầm chuyện trò của những giáo dân trong một cộng đoàn nào đó đã hội tụ và ly tán.

Nhưng bây giờ, tôi đứng đây, giữa trời xứ lạ, trước một ngôi giáo đường bỏ hoang mà mình chưa từng biết đến lai lịch, thì những hình dung kia chỉ là chuỗi suy diễn từ ký ức và kinh nghiệm sống từ trong quá khứ.

Giữa buổi chiều này, đứng bên con lộ vắng, tôi chỉ cầu ước sao có một bóng dáng con người bước về từ trong đống đổ nát và kể cho tôi câu chuyện về lịch sử của một chốn thờ phượng. Điều gì đã xảy ra trước đó? Câu hỏi ấy rồi đây sẽ theo tôi không chỉ trong suốt chuyến hành trình, mà có thể còn đeo đẳng suốt những tháng năm lưu lạc trong đời sống, khi tâm trí cần đến những thánh đường để được náu nương.

Tôi đã đứng giờ lâu trước khoảng sân cỏ mọc um tùm và đi đi lại lại ở dãy hành lang có lẽ từng in những bóng người quỳ gối. Tôi miết tay lên những bờ tường vỡ và ngỡ mình đang đi một chặng đàng thánh giá như những tín hữu sùng đạo từng đến đây và tưởng niệm cuộc khổ nạn mỗi đêm. Rồi chặng đàng thánh giá đi vào đời họ, đi vào một phần lịch sử ngôi thánh đường này.

Tất cả trả về hoang phế.

Tôi lại miên man nhớ về những năm ấu thơ, cũng trên những dặm đường ngược xuôi cùng gia đình trên rẻo đất duyên hải miền Trung nắng gió, một cơ duyên đã đưa tôi đến với đan viện Citeaux. Những bờ tường rêu rũ buồn, những vòm cửa có đỉnh chóp nhọn mở vào một không gian tịnh mặc, khối tích công trình khá lớn nhưng khiêm cung như muốn ẩn vào trong phông nền cát trắng và cỏ cây. Đứng trước vẻ hoang liêu của một phế tích đan viện, tôi không mảy may nghe thấy thanh âm tàn phai, mà cảm nghiệm được những dòng suối cát trắng trôi về từ thẳm sâu thời gian. Tôi dường như thấu đạt từng lời kinh Thần Vụ, cảm thụ được bước chân nhẹ nhàng từ tốn của những đan sĩ Citeaux đang lướt qua, bóng họ nhẹ như những bóng mây trên những nhánh cỏ sầu muộn ở khoảng vườn sân sau xơ xác.

Thánh đường trong tôi, phía này là sự lành lặn, bề thế của những thực hành nghi thức, của thế giới cộng đoàn rộn ràng mở mang, nhưng phía kia là sự phai tàn và hoang phế. Như thể đó là hai mặt bên trong chính tâm hồn tôi trong cuộc kiếm tìm những dấu vết, lai lịch của đời sống đức tin giữa dòng đời cuồng khấu.

Tôi lại nhớ những buổi sáng mùa Vọng nắng vàng se sắt ở Đà Lạt.

Những buổi sáng tôi ngồi một mình dưới gốc thông ngắm nhìn xuống đồi, nơi có ngôi nhà nguyện bỏ hoang của đan viện Saint-Benoitvà thảng thốt giật mình khi nghe trong không gian tiếng đập cánh của loài chim hoang. Bóng nắng chiếu xuyên qua những lớp cửa vòm của kiến trúc roman, những ngọn dây leo bám rễ trên các mảng tường dung dưỡng loài rêu ẩm lây lan hỗn tạp... Cái khung cảnh hoang liêu đó khiến tôi nghe hơi lạnh đi xuyên qua tâm trí, như thể là những vết chân lầm lì cần mẫn của rêu cỏ không chỉ chiếm ngự trên từng khối vật chất thoái hóa theo thời gian, mà đang xâm lấn vào mình.

Cảm thức của tàn phai và quên lãng.

Cảm thức của hư vô và bất an.

Vậy mà khi dạo bước vào bên trong các căn phòng của ngôi đan viện đang biến hình, tôi lại được thắp sáng bằng ý nghĩ rằng, chính ở trong thế giới tịch mịch này, vào những năm 1940 đã có những đan sĩ áo đen vùi mình trong quên lãng để thiết lập một cuộc đối thoại với Đấng Tối Cao.

Sự hư nát, như mọi hư nát khác, đâu phải là quy luật vĩnh viễn, mà dường như đang chiếu tỏ rõ ràng nhất trong tôi một cuộc hiện diện, một lời thức tỉnh, một sự mạc khải về sự sống miên viễn phía sau những hoang phế. Có phải Chúa đã dạy ta một lối tư duy như vậy trong Thánh Kinh!

Tôi nhận ra ở trong gạch đất ngổn ngang tiếng cười của niềm hân hoan dấn thân, của những bước lãng du đầy tín thác trong đời sống tâm linh, của sự vượt thoát trên mọi tham vọng trần tục.

Ngôi thánh đường vô hình đã mọc lên trong tôi, lành lặn, vững chãi và thanh thoát từ vẻ đẹp của những hoang phế.

Vậy nên, trên dặm đường lang thang, đã có biết bao phế tích đi qua thị giác của tôi; ký ức sẽ có cách lưu trữ riêng và cả sự nhạt nhòa suy tàn quen thuộc, nhưng hình ảnh những ngôi thánh đường phế tích thì vẫn còn mãi ở đó, lộng lẫy trong tâm tưởng.

Vẻ lộng lẫy của đổ nát và vô phương truy xuất hay minh định lai lịch, nhưng phía sau những khối tích mục rã bởi thời gian và những biến cố, phía sau sự quạnh hiu và lãng quên, tôi lại tìm thấy vẻ đẹp thánh thiêng và thuần khiết lạ lùng.

Dừng lại bên đường gió bụi khi bóng chiều đổ xuống nơi núi rừng xứ lạ. Bước chân lên một bậc thềm cũ nát và làm dấu Thánh, tôi nhận ra ngôi thánh đường được tái tạo ở chiều kích sâu thẳm nhất. Ngôi thánh đường lung linh trở thành nơi náu nương cho những kiếp dạt trôi.

Tùy bút của NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

[Trích từ bản thảo Ngang qua Vườn Cây Dầu]

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...