Người khắc đức tin

Nghệ nhân Phêrô Nguyễn Văn Dương, giáo dân giáo xứ Kim Hải, giáo phận Bà Rịa, với hơn 30 năm làm nghề điêu khắc tượng thánh, đã phục vụ nhu cầu thờ phượng cho các cộng đoàn tín hữu từ Nam chí Bắc, và cả ở hải ngoại.

Anh Dương 1.jpg (159 KB)
 Nghệ nhân Nguyễn Văn Dương đang hoàn thành một tượng Chúa Thương Xót

Trong không khí tất bật của những ngày cuối năm, xưởng điêu khắc của nghệ nhân Nguyễn Văn Dương luôn sáng đèn. Cả chủ xưởng và các anh em thợ đang nỗ lực hoàn thành bộ chặng đàng Thánh Giá bằng tượng đá điêu khắc. Bộ tượng gồm gần 50 bức tượng được thực hiện theo đơn đặt hàng của một linh mục người Việt hiện đang làm mục vụ giáo xứ tại Úc. Theo lời hẹn, bộ chặng đàng sẽ được giao trước Tết Nguyên đán 2024.

Để làm nên bộ chặng đàng Thánh Giá có kích cỡ trung bình 1,8 mét chưa tính chân đế, phải mất đến vài tháng để tạo phôi mẫu, sau đó khắc tỉ mỉ từng đường nét, chi tiết. Nhằm tạo tính sinh động cho từng bức tượng, anh Dương đã vận dụng ngôn ngữ hình thể để diễn tả diễn biến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu qua tâm trạng u buồn, đau khổ, mệt mõi rã rời và khổ hạnh, tăng dần qua những lần quỵ ngã cho đến khi bị đóng đinh. Bên cạnh đó, tác giả cũng tinh tế miêu tả thái độ của quân dữ khi hành hạ Chúa, tâm trạng của Đức Maria, thánh Gioan, bà thánh Veronica, hay dân thành Giêrusalem trong từng bối cảnh.

Được biết, bộ chặng đàng Thánh Giá trên là một trong số 20 bộ chặng đàng điêu khắc bằng đá mà anh và cộng sự đã thực hiện trong suốt hơn 30 năm gắn bó với nghề, chưa kể những bộ bằng chất liệu gỗ, xi măng, thạch cao. Không chỉ làm tượng cho các giáo xứ trong và ngoài giáo phận, xưởng của anh còn thực hiện công trình tượng thánh cho nhiều hội dòng, nhà thờ Chánh tòa… Trong đó, nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa với đa phần tượng do anh thi công là một ví dụ. Mỗi lần khởi đầu công việc cho đến khi hoàn thành tác phẩm, người nghệ nhân luôn mong: “Sẽ chuyển tải được nội dung, ý nghĩa của nội dung trong Kinh Thánh cách sinh động nhất, để khi tham dự nguyện ngắm, người tín hữu có thể sốt mến cầu nguyện, tín thác…”.

Gắn bó với nghề, lao động miệt mài, là một nghệ nhân Công giáo, anh Dương tâm niệm: “Người làm nghề có tâm huyết cần phải suy tư, làm việc hết tâm sức, không quá đặt nặng về kinh tế. Trong thực tế, có bức tượng chỉ 10 công có thể làm xong, nhưng có khi phải mất đến 50 công để làm nên bức tượng sinh động, đạt tính mỹ thuật mà không sai tín lý, thần học… ”. Xác tín mục tiêu như vậy nên anh đã dành nhiều thời gian nghiền ngẫm Kinh Thánh khi làm nghề, Cựu Ước cũng như Tân Ước. Lâu dần, thời gian đã giúp anh khắc ghi từng gương mặt các thánh trong tâm trí, để có thể kiến tạo nên những bức tượng chân thực nhất có thể. Càng gắn bó với nghề, người đàn ông đến từ Hải Phòng càng cảm nghiệm về “ơn gọi” Thiên Chúa đã quan phòng sắp đặt. Thuở bé, khi mới 6-7 tuổi, cậu bé Dương đã thích vẽ và có thể họa lại chân dung ông nội giống như tạc. Lớn lên, thi đậu vào Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Y Thái Bình cùng một lúc. Chọn học mỹ thuật ít lâu, nam sinh viên 20 tuổi quyết định ngừng việc học để làm điêu khắc cho một giảng viên và có thu nhập tốt. Sau một năm ở Hà Nội, chí trai thôi thúc anh Nam tiến vào đầu năm 1990 và điểm dừng chân là giáo xứ Kim Hải, giáo phận Bà Rịa, nơi có người họ hàng sinh sống.

Anh Dương 3.jpg (904 KB)

Thực hiện bộ chặng đàng Thánh Giá cho đơn đặt hàng từ Úc

Khởi đầu với nghề điêu khắc tượng gỗ, anh chu du nhiều nơi, có một thời gian dài tạm trú tại vài nhà thờ ở giáo phận Phan Thiết làm tượng. Hai năm sau, trở lại Vũng Tàu, chàng trai trẻ mở một cái lán nhỏ để làm nơi “dụng võ” và tuyển thêm một người học việc. Cần mẫn làm, tiếng lành đồn xa nên cơ duyên đã giúp anh Dương có những đơn hàng ở miền Tây đầu tiên vào năm 1995. Thời đó, thị trường có tượng xi măng, thạch cao, tượng gỗ. Tuy nhiên, tượng bằng thạch cao vận chuyển không an toàn, nên rất nhiều Việt kiều tìm đến anh Dương để đặt tượng gỗ thủ công, giúp thu nhập của “lán khắc dã chiến” ngày càng tốt hơn.

Nhờ lao động chuyên chăm, ít năm sau mở thêm cơ sở, người giáo dân giáo xứ Kim Hải đã chuyển sang điêu khắc tượng đá… Đến nay, gia đình anh đã có 3 cơ sở gồm xưởng điêu khắc tượng đá, xưởng chuyên đúc đồng và xưởng làm tượng composite, với sự cộng tác của gần 20 thợ lành nghề. Tính từ khi làm nghề đến nay, duy nhất một lần gần đây, xưởng thi công một bức tượng 3 mét cho một linh mục ở giáo phận Nha Trang nhưng không thể giao, do làm chỉ đạt 7-8 phần vì mẫu hơi khó. Không chần chừ, người chủ xưởng có tâm đã chấp nhận chịu lỗ trăm triệu để làm bức tượng mới, khiến vị linh mục tâm đắc và xúc động.

Không thể nhớ hết số lượng tượng thánh đã hoàn thành trong hơn 30 năm gắn bó với nghề, nhưng có thể tính nhẩm trong năm nay, người nghệ nhân chọn thánh Phêrô làm bổn mạng này đã thực hiện 4 bộ chặng đàng Thánh Giá, 1 bộ chặng đàng Ánh Sáng và nhiều tượng Chúa, Đức Mẹ, các Thánh đơn lẻ. Tổng cộng có đến 250-300 bức tượng đã được hoàn tất trong một năm. Là một trong những khách hàng thân thiết, đã từng nhiều lần đặt tượng khi xây dựng thánh đường trong nhiều năm coi sóc giáo xứ ở giáo phận Bà Rịa, cha Giuse Vũ Hoàng Anh, Dòng Thánh Thể cảm nhận: “Giao cho anh Dương làm tôi rất an tâm và thật sự hài lòng lắm”. Vị linh mục hiện là chánh xứ Khiết Tâm, TGP TPHCM mới đây tiếp tục đặt anh làm bộ chặng đàng Ánh Sáng bằng tượng đá điêu khắc, một bộ tượng không có mẫu sẵn. Bộ tượng bằng đá cẩm thạch đẹp sắc sảo đã hoàn tất và được đặt để trong khuôn viên giáo xứ Khiết Tâm vào đầu tháng 10.2023.

Sau hơn 30 năm “lúc nào cũng trong tình trạng chạy nước rút để hoàn thành đơn hàng”, anh Dương tự nhủ cần nỗ lực không ngừng nghỉ, để không phụ lòng tin yêu của khách hàng là những linh mục, tu sĩ, giáo dân.  Ở tuổi 54, êm ấm bên vợ hiền, con ngoan, cảm nhận hạnh phúc đó là hồng ân Thiên Chúa thương ban, anh tâm tình: “Chúa trao cho một nén bạc thì mình phải cố gắng sinh lời thêm. Mong sao nén bạc nhỏ bé có thể góp chút gì vào việc vun bồi lòng sốt mến của cộng đoàn tín hữu mỗi ngày một hơn”.

BÍCH VÂN

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Ðó là những nỗi nhớ niềm thương của những cựu chủng sinh, tu sinh từng có thời gian cận kề chăm sóc Ðức cố Giám mục G.B Bùi Tuần. Những kỷ niệm, ký ức về ngài dường như vẫn đong đầy.
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40.
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Khi chưa có những thiết bị hiện đại như loa hay dàn chỉnh âm thanh, việc giúp cho âm thanh lan rộng, vang xa, rõ ràng trong nhà thờ… phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán trong xây dựng của kiến trúc sư.
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Cùng góp sức trong các việc chung của giáo xứ một cách đầy nhiệt huyết là điều dễ nhận ra nơi các giáo dân và những hội đoàn ở đây.
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
“Ông thánh Antôn hay làm phép lạ”, là câu nói quen thuộc với nhiều người. Ngay trong lời kinh Thánh Antôn cũng nhắc đến chi tiết đặc biệt này. Có lòng mến mộ, yêu quý, cậy trông dành cho ngài cách đặc biệt, nên một số xứ đã có đền,...
Tìm đến những nầm mồ tử đạo lặng lẽ
Tìm đến những nầm mồ tử đạo lặng lẽ
Từ ngày Tin Mừng hiện diện trên mảnh đất hình chữ S, chúng ta đã có hàng trăm ngàn chứng nhân tử đạo. Ngoài 117 vị được tuyên thánh, 1 vị được tuyên chân phước (Anrê Phú Yên), thì đa số các đấng đều không được lịch sử ghi lại...