Người mẹ Giám mục

Xuân này, bà cố Maria Trần Thị Chỉ đón cái Tết thứ 94 trong đời. Đối với bà, sau những năm tháng miệt mài vì các con để tất cả cùng an bề gia thất với hạnh phúc riêng, có người đi tu rồi là Giám mục, dấn bước nhiệt thành trên con đường dâng hiến như kỳ vọng, niềm vui ở tuối xế chiều là ở bên con cháu, kinh nguyện mỗi ngày…

Bà cố Maria Trần Thị Chỉ, thân mẫu Đức cha Giuse Trần Văn Toản.jpeg (4.65 MB)

Chúng tôi đến thăm bà dưới tiết trời hiu hiu gió bấc. Những ngày cận Tết se se lạnh. Hiện tại, thân mẫu của Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục Chánh tòa giáo phận Long Xuyên đang sống cùng người con út. Căn nhà nằm sâu trong con hẻm cạnh giáo xứ Thạch Đà, TGP TPHCM, trong một xóm đạo toàn tòng vùng Xóm Mới. Tuổi cao, sức khỏe suy giảm, nhưng hằng ngày bà cố vẫn giữ cho mình thói quen đạo đức là lần hạt Mân Côi. Sát cánh bên mẹ, cô Trần Thanh Vân cho biết: “Bà cứ thích lúc nào thì đọc lúc ấy. Vì bây giờ bà có nhiều giờ thong thả, các con cháu lo việc nhà. Bà chỉ nghỉ ngơi thôi. Lúc ăn cơm xong, sáng sớm mới dậy hay trước khi đi ngủ bà thường lần hạt”. Cô nói vui: “Dù bà có quên chuyện gì ngày trước nhưng kinh sách xưa không bao giờ quên”. Bà giữ kỹ từng món đồ, kỷ vật xưa. Tràng hạt Đức cha Giuse tặng được trân quý, để riêng một chỗ…

Năm 2023 vừa rồi, ông cố qua đời, thượng thọ 98 tuổi. Ông Trần Hải Trung, anh ba trong đại gia đình chia sẻ, lúc này chỉ còn bà cố như cây cao bóng cả, chốn dựa tinh thần của 8 người con, 4 nam, 4 nữ. Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản là con trai cả. Các anh em còn lại hiện đang sinh sống rải rác tại Sài Gòn, Lâm Đồng, và có người ở tận nước Mỹ. Những cuộc thăm hỏi thường kết nối qua điện thoại hay mạng xã hội. Tết, là ngày đoàn tụ vui vẻ nhất. “Đầu năm, vui nhất là các anh em hội ngộ. Đức cha ở Long Xuyên, chiều mùng Một năm nào cũng lại về thăm gia đình. Truyền thống của nhà là cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên do anh hai chủ sự. Các anh em, con cháu quây quần chúc tuổi người lớn. Bữa cơm chung và những câu chuyện về cuộc sống hiện tại của các anh em, sức khỏe ông, bà là điều mà chúng tôi quan tâm nhất. Ở nước ngoài, chúng tôi cũng gọi về để có thể trò chuyện”, cô Quỳnh, người con thứ tám của bà cho hay. Từ khi sang Mỹ, trong khoảng 3-4 năm nay, cô nói niềm vui ngày Tết thường không trọn vẹn vì vắng ba mẹ.

Trong ngày lễ truyền chức Giám mục của Đức cha Giuse - người con trai cả.jpeg (296 KB)
Trong ngày lễ truyền chức giám mục của Đức cha Giuse - người con trai cả

Cuộc đời của bà trải qua nhiều hành trình rày đây mai đó. Nên duyên với ông cố từ khi còn ở miền Bắc xa xôi, vùng An Tiêm, Thái Bình. Theo làn sóng di cư vào Nam, trên con đường người mẹ chuyển dạ, sinh con trai đầu lòng tại đất Quảng Nam năm 1955. Đó là lý do mà bây giờ, trong một số tài liệu có thông tin ghi nhầm nguyên quán của Đức cha Giuse là Quảng Nam. Người con thứ hai là ông Trần Hải Trung chào đời liền năm sau, 1956. Sau khi sinh, một thời gian gia đình bà tới Sài Gòn gầy dựng sự nghiệp. Cuộc sống ở đất thành phố gian truân. Bà Nga, người con gái thứ tư tâm sự, cho tới bây giờ, hình ảnh sâu đậm trong cô về mẹ của ngày còn khỏe khoắn, lao động là gánh hàng rong trên vai, bán mấy thứ lặt vặt rau muống và đu đủ bào…: “Tôi vẫn nhớ lúc này mẹ đã lớn tuổi rồi. Với gánh rau, bà cần mẫn mỗi ngày, không quản mưa nắng ở chợ Hòa Hưng. Người ta mua rau có lẽ vì tình bà con xóm giềng. Vì bà lúc nào cũng vui vẻ, nồng hậu và mến khách”.

Đến năm 1975, cả gia đình lại chuyển nhà, cùng đi kinh tế mới. “Lúc này, cô con gái út vừa mới mấy tháng tuổi, còn bế trên tay”, bà nhớ lại. Bà cho biết ở Cái Sắn suốt 20 năm ròng, từ kinh B rồi sang Láng Sen. Dẫu đã qua lâu những ngày gian khổ với cuộc sống làm nông vất vả, vậy mà hình ảnh lao động ngày ấy, bà nhớ rất rõ: “Nhà có mười công ruộng. Ông bà làm nông, cấy lúa nuôi các con. Có vụ trúng vụ thất, rồi cũng cố gắng để con an tâm học hành”. Cả nhà, từ ông bà cố, ông bà nội đến các anh em đều ủng hộ việc đi tu của Đức cha Giuse. Dù biết người con lớn đầu lòng sẽ hỗ trợ nhiều trong việc chăm sóc các em, phụ ba mẹ. Tuy nhiên, nói về ơn gọi của con trai, bà phó thác: “Vì con thích đi tu nên ủng hộ, cho đi tu thôi”. Còn ông Trung, vốn là con thứ, khi anh xa nhà đi tu học, ông kiêm vai trò anh lớn phụ ba mẹ. Nhắc về chuyện cũ, khi đã có tuổi, ông Trung vẫn nhớ mãi bóng dáng người mẹ tảo tần, vén khéo để việc nhà ổn thỏa mà việc đạo chu toàn: “Ông bà cố siêng năng trong xứ đạo, chưa hề nề hà hay thoái thác việc gì nhà Chúa. Bà tham gia nhóm các bà mẹ ở quê… ”. Ông hồi tưởng, ngày ấy, bận rộn làm ruộng, gặt lúa, vụ mùa dù có cực nhọc làm tận khuya, bà cố luôn đồng hành san sẻ cùng chồng: “Ba, bốn mươi năm trước còn khổ nhiều. Nhà trồng lúa, trồng cây thuốc lào…, việc nặng mấy cũng gắng, cốt sao cho đủ no ấm. Làm ngày, làm đêm tranh thủ. Đốt đèn dầu leo lét đập lúa. Nhớ dáng mẹ gầy gầy, mệt mỏi cũng chẳng hề kêu ca…”.

Đại gia đình khi Đức cha Giuse còn làm thầy.jpeg (4.33 MB)

Đại gia đình khi Đức cha Giuse còn làm thầy

Cả đời bà mẹ, niềm vui được nhân lên bội phần không chỉ do các con ai nấy đều lập gia đình, ấm êm, mà còn 2 lần con lớn được truyền chức: linh mục vào năm 1992 và giám mục năm 2014. Khi ấy ông bà cố và đại gia đình cùng chuẩn bị tươm tất. Nói về người con lớn, giờ đây đã là giám mục, bà quen thuộc việc Đức cha ở xa mình như thể đó là lẽ hiển nhiên, từ khi con khởi đầu vào Tiểu Chủng viện mấy chục năm trước đã ít có dịp ở bên cạnh. Bà nhẹ nhàng: “Giáo hội cần thì con mình phải đi phục vụ !”. Trong những ngày thường, khi có dịp lễ tại Sài Gòn hay đi lo việc giáo phận, lúc có dư thời gian một chút, Đức cha Giuse thường ghé lại trong buổi cơm trưa với bà cố. Cô Vân cho biết: “Lúc đó bà vui hẳn !”.

Trên chiếc xe lăn, bà cố vẫn đều đặn đọc kinh và thầm dõi theo các sinh hoạt, cuộc sống của những người con mình. Tuổi già, bà sống với niềm tín thác trong lời cầu nguyện.

Hùng Luân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Ðền thánh Vincent Ferrio nằm giữa chợ Tân Phú nhộn nhịp, trên đường Ích Thiện, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM đã tồn tại hơn 50 năm và là một điểm cầu nguyện quen thuộc của người Công giáo trong vùng.
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Trường phổ cập tiểu học Don Bosco Ba Thôn nằm lặng lẽ nơi vùng ngoại ô Sài Gòn, nhưng đều đặn hằng năm rộng tay đón trẻ nghèo tứ xứ về ê a đánh vần, làm toán.
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Ðền thánh Vincent Ferrio nằm giữa chợ Tân Phú nhộn nhịp, trên đường Ích Thiện, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM đã tồn tại hơn 50 năm và là một điểm cầu nguyện quen thuộc của người Công giáo trong vùng.
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Trường phổ cập tiểu học Don Bosco Ba Thôn nằm lặng lẽ nơi vùng ngoại ô Sài Gòn, nhưng đều đặn hằng năm rộng tay đón trẻ nghèo tứ xứ về ê a đánh vần, làm toán.
Ngôi thánh đường mang dáng dấp Ðền Thánh Phêrô giữa Sài Gòn
Ngôi thánh đường mang dáng dấp Ðền Thánh Phêrô giữa Sài Gòn
Trong quá trình thi công, cha cùng những cộng sự đã bỏ bớt vài hạng mục nhằm rút ngắn thời gian thi công, cũng như giảm thiểu chi phí. Chỉ phần tổng thể thì cố gắng giữ cho “hao hao” như Đền Thánh Phêrô, và nhìn tương tự một số...
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Nằm nép mình trong một con phố nhỏ thuộc phường Bình Chiểu, TP Thủ Ðức, lớp học của các nữ tu dòng Nữ Truyền Giáo Tại Thế Scalabrini vẫn âm thầm hoạt động, đem tri thức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường.
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Dạy giáo lý cho thiếu nhi không chỉ là truyền đạt kiến thức về đức tin, mà còn là gieo vào tâm hồn các em những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Làm thế nào để những bài học trở nên sinh động và...