Nhà nguyện Đức Bà với mẫu ảnh phép lạ

*Lịch sử

Năm 1813, một sắc lệnh của nhà vua ban khách sạn Châtillon cũ cho nhà mẹ của tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Ở giữa khách sạn, các nữ tu đã xây dựng một nhà nguyện kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Năm 1830, một tập sinh 20 tuổi tên Catherine Labouré đã là nhân chứng của nhiều lần hiện ra. Chị thấy trái tim của thánh nữ Vinh Sơn Phaolô, Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể, và một ít lâu sau, chị thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với chị nhiều lần vào các ngày 18 tháng bảy, 27 tháng 11 và tháng 12 năm 1830. Đức Mẹ mang quả địa cầu và trao cho chị sứ mạng xin đúc một mẫu ảnh với lời khẩn cầu : “Lạy Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ chạy đến cầu cứu Mẹ”. Như vậy, Đức Trinh Nữ tỏ cho thế giới biết ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ (tín điều được Đức Giáo Hoàng Piô XI công bố vào năm 1854).

Danh tiếng của mẫu ảnh này (được đúc năm 1832 và sau này được người dân Paris gọi là mẫu ảnh “phép lạ”) ngày càng gia tăng tỷ lệ thuận với số các phép lạ xảy ra. Đặc biệt, năm 1832, một trận dịch tả hoành hành tại Paris, nhưng nhờviệc phân phát các mẫu ảnh của các chị Nữ tử Bác ái mà những lần chữa lành và trở lại gia tăng gấp bội.

ĐTC Gioan Phaolô II viếng nhà nguyện năm 1980

Sau này, Alphonse Ratisbonne, một thanh niên Do Thái mang mẫu ảnh, đã trở lại Công giáo sau khi Đức Mẹ hiện ra với anh : “Ở giữa ánh sáng chói lòa này, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra, đứng trên bàn thờ, cao lớn sáng chói, uy nghi và dịu dàng, giống như trong mẫu ảnh”. Alphonse Ratisbonne sau đó là đấng sáng lập dòng Đức Bà Sion.

Những biến cố lạ lùng ở Lộ Đức (Lourdes) cũng liên kết mật thiết với những biến cố của mẫu ảnh phép lạ. “Bà ở hang Massabielle đã hiện ra với tôi giống như hình trên mẫu ảnh phép lạ”, thánh Bernadette Soubirous sẽ nói như thế sau này (1844-1879).

Thánh Vinh Sơn Phaolô(1581-1660)

Thánh Vinh Sơn Phaolô thụ phong linh mục năm 1600 và sau đó tận hiến cuộc đời để phục vụ người nghèo. Năm 1625, ngài thành lập một tu hội giáo sĩ, tức tu hội các cha Lazaristes, và cũng là người lập ra tu hội Nữ tử bác Ái. Ngài được phong chân phước năm 1729 do Đức Thánh Cha Benoit XII và hiển thánh năm 1737 do Đức Thánh Cha Clément XII. Thi hài của ngài hiện đang được lưu giữ tại nhà nguyện thánh Vinh Sơn Phaolô ở Paris. Trái tim thì được đặt trong một hộp đựng hài cốt tại nhà nguyện ảnh phép lạ. Ngài là bổn mạng của tất cả các công cuộc từ thiện bác ái. Vị thánh thường được mô tả bằng hình ảnh đang thi hành nhiệm vụ vẫn bế một em bé trong tay, lễ mừng ngày 27 tháng 9 hằng năm.

Là nơi đặc biệt để cầu nguyện và hành hương, nhà nguyện thu hút rất nhiều Kitô hữu đến từ khắp nơi trên thế giới (khoảng 2 triệu khách hành hương mỗi năm) với ước muốn tĩnh tâm bên cạnh Đức Mẹ hoặc để mua mẫu ảnh có ảnh Mẹ để sống trong ân sủng Thiên Chúa và vui hưởng sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Nhà nguyện nằm ở trung tâm một khu phố náo nhiệt, không xa nhà nguyện của các cha Lazariste (94 Rue de Sèvres), là nơi có lưu giữ những hòm đựng thánh tích của thánh Vinh Sơn Phaolô.

*Một vài điểm nhấn của nhà nguyện

Xét như một cây gia phả, nhà nguyện tập trung với Thánh Gia, thánh Catherinne Labouré, thánh Vinh Sơn Phaolô và thánh Louise de Marillac, một khối rất đông các tâm hồn cầu nguyện đến từ khắp nơi trên thế giới.

Thánh Louise de Marillac(1591-1660)

Vốn là người Paris, thánh nữ thấy ơn gọi của mình bị cản trở bởi cuộc hôn nhân mà chị đã dấn thân vào, theo lời khuyên của cha giải tội. Từ cuộc gặp gỡ với thánh Vinh Sơn Phaolô vào năm 1624, sau đó là cái chết của người chồng, đã thôi thúc chị trở lại tận hiến cho Chúa để phục vụ tha nhân.

Năm 1633, chị lập tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn và làm bề trên cho đến hết cuộc đời. Trong suốt 35 năm, thánh nữ Louise de Marillac tận tình giúp đỡ những người nghèo khổ, trẻ mồ côi và các bệnh nhân. Chị được phong chân phước năm 1920 và hiển thánh năm 1934, lễ kính vào ngày 15 tháng 3 hằng năm.

+Bên ngoài : lối vào nằm ngang dưới một cửa lớn dẫn đến dãy nhà tiếp đón của các nữ tu.

+Bên trong : nhà nguyện thấm đẫm lòng sùng kính là một nơi tôn sùng thực sự Đức Mẹ. Nội thất trang trí gần như tập trung diễn tả lòng yêu mến Đức Mẹ. Sự thinh lặng khuyến khích mọi người cầu nguyện, biến nơi này thành một “vũ trụ” giúp khách hành hương thanh thản và vui tươi trong tâm hồn.

+Cung thánh : Tượng Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên cho Catherinne gần bàn thờ chính và mặc khải cho cô : “Con hãy đến dưới chân bàn thờ này. Ở đó, ân sủng sẽ được ban tràn đầy xuống trên tất cả những ai xin ơn với lòng tin tưởng và sốt sắng”. Tượng tỏa sáng bằng cẩm thạch, do nhà điêu khắc Jean Louis Maldiney thực hiện. Đức Maria với một vẻ đẹp vĩnh cửu là nguồn mọi an ủi; từ cánh tay của Mẹ có nhiều tia sáng phát ra, tượng trưng cho những ân sủng mà Mẹ đã ban cho những ai tin tưởng với lòng sốt sắng. Trên đầu Mẹ có hào quang 12 ngôi sao, nhắc nhớ 12 tông đồ được Đức Kitô chọn để rao giảng Tin Mừng của Người.

Cung thánh được một khải hoàn môn bao trùm lên, trên đó là ảnh Nữ Vương các thánh thiên thần, với các thiên thần thờ lạy là trung gian giữa trời và đất, mang các mẫu ảnh phép lạ, bông lys trắng (tượng trưng Đức Trinh Nữ) và các nhạc cụ.

Những bức tường hai bên khung cửa của khải hoàn môn ghi dấu nơi hiện ra của Đức Trinh Nữ ngày 27 tháng 11 năm 1830, và trái tim của thánh Vinh Sơn Phaolô. Đức Trinh Nữ trao cho Catherine mẫu ảnh và dặn chị : “Con hãy xin đúc một mẫu ảnh theo kiểu này, ân sủng sẽ tuôn trào trên bất cứ ai mang mẫu ảnh này với lòng tin tưởng”.

Thánh Catherine Labouré(1808-1875)

Bàn thờ còn lưu giữ hòm đựng thi hào nữ tu Catherine Labouré

Sinh tại một làng nhỏ vùng Bourgogne trong một gia đình nông dân, thánh nữ Catherine Labouré mất mẹ lúc còn nhỏ, và trong lúc buồn phiền đã chọn Đức Trinh Nữ Maria làm mẹ của mình. Năm 24 tuổi, chị gia nhập tu hội Nữ tử Bác ái. Phục vụ không mệt mỏi những người nghèo khổ nhất, trong suốt 45 năm chị sống đơn sơ và quảng đại. Được phong chân phước năm 1933, hiển thánh năm 1947 do Đức Giáo Hoàng Piô XII, được mệnh danh là “thánh nữ của thinh lặng”. Ngài là bổn mạng của những người nuôi chim bồ câu, lễ mừng ngày 28 tháng 11 hằng năm.

Dựa lưng vào các bức tường của khải hoàn môn là tượng thánh Giuse bồng Chúa Giêsu, do Raff điêu khắc; tượng Đức Trinh Nữ bằng cẩm thạch vùng Larrare, công trình của Maxime Real del Sarte (1888-1954) : Đức Maria mang quả địa cầu tượng trưng cho “toàn thế giới, nước Pháp và mỗi người cách riêng”.

Bàn thờ còn lưu giữ hòm đựng thân xác nữ tu Catherine Labouré.

Các nhà nguyện của Cung thánh lưu giữ những kỷ niệm của những lần Đức Mẹ hiện ra : bàn thờ chính cũ, hòm đựng thánh tích của thánh Louise Marillac và trái tim của thánh Vinh Sơn Phaolô. Trên tường là những bức tranh ghép nhiều màu lấp lánh, tác phẩm của Joseph và Charles Mauméjeau, mô tả ánh sáng của lễ Hiện Xuống.

Năm 1980, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến viếng nhà nguyện này, với tư cách là khách hành hương, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Catherine Labouré. Tại đây, ngài đã có câu nói nổi tiếng : “Trên đồi Can vê, Đức Maria đã có kinh nghiệm về “đêm đen của đức tin” và sau ánh sáng của lễ Hiện Xuống, người tiếp tục cuộc hành trình trong đức tin cho tới ngày lên trời cả hồn lẫn xác, lúc đó Con của Người sẽ đón Người trong hạnh phúc vĩnh cửu”.

Lm Inhaxiô Hồ Văn Xuân

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.