Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P23)

SƠ JULIENNE - NỮ TU Ở BRIVE

Phép lạ thứ 12, ngày 28 tháng 9 năm 1889

- Nhưng, thưa bác sĩ, Đức Trinh Nữ đã cứu một đứa trẻ trong vùng mà ?

Trên bàn ăn, tất cả mọi người đều chăm chú nhìn bác sĩ Boissarie. Thắc mắc vừa được nêu ra là của bà Dubrulle, người vợ trẻ của ông công chứng viên nổi tiếng của vùng Sarlat vì lòng kính mến Đức Mẹ và lòng bác ái đối với những người nghèo khổ. Vào ngày cuối cùng của tháng 9 năm 1889, một ánh sáng dịu dàng còn chiếu sáng phòng ăn của ông thị trưởng Sarlat, đang tiếp đón theo thói quen vào mỗi thứ năm, vợ chồng của vài viên chức trong thị xã. Chiều hôm nay, ông mời bác sĩ Gustave Boissarie, một bác sĩ sau khi tốt nghiệp xuất sắc ở Paris, đã chọn hành nghề bác sĩ tại thành phố Dordogne dễ thương, ngài Robart Dubrulle; ông công chứng viên cha truyền con nối của dòng họ Bourbons; và thầy giáo Jean Balou, một người lúc nào cũng kể những câu chuyện châm biếm hàng giáo sĩ.

Ông thị trưởng mỉm cười. Bà vợ ông hơi căng thẳng vì đoán trước phản ứng của thầy giáo ! Bác sĩ Boissarie biết rõ Jean Balou, vừa vội vàng trả lời vừa đưa mắt nhìn cử tọa :

- Này, bạn Jean thân mến, chúng ta sắp nói về phép lạ… ồ, xin lỗi… những cái gọi là phép lạ này chỉ giúp củng cố đức tin cho mấy bà đạo đức thôi, chứ một người có đầu óc thông minh và tôn thờ khoa học như ông thì có ích lợi gì đâu, phải không ?

Tất cả mọi người đều cười phá lên khiến Jean Balou tức tối :

- Thưa bác sĩ, tôi không bao giờ cho phép mình nói những điều tương tự, và bà Dubrulle biết rõ điều đó. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, tuy đạo của ông là cần thiết về mặt xã hội, nhưng đôi khi lại muốn làm cho chúng tôi tin những điều thật buồn cười.

- Các bạn thân mến, để trả lời cho thắc mắc vừa được nêu ra, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện mới xảy ra cách đây một tháng. Các bạn có nhớ Julienne nhỏ bé ở cô nhi viện không ?

-Nữ tu ở Brive phải không ? bà Dubrulle kêu lên, tôi tin rằng cách đây hai năm chị có đến trọ vài ngày tại Viện Dục Anh. Chị bị lao phổi, nhưng nhờ chị còn trẻ và không khí trong lành của thành phố chúng ta mà chị khỏi bệnh.

- Đúng là sơ đó, bác sĩ xác nhận. Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, chị được gởi vào cô nhi viện năm 11 tuổi. Khi thầy thuốc ở Brive yêu cầu chị về nhà nghỉ ngơi trong yên tĩnh mấy ngày, chị đã làm theo lời bác sĩ căn dặn. Quả thật, Julienne đau ngực, nhưng thời gian tạm trú ở Sarlat không giúp chị lành bệnh. Tôi đã gặp thầy thuốc ở Brive, bác sĩ Pomarel. Ông đã kể cho tôi nghe cơn bệnh tiến triển ra sao khiến sơ rất đau đớn.

Trong mấy phút, cuộc trò chuyện lại chuyển sang cô nhi viện Sarlat và những công việc thị xã định làm. Chỉ một mình bà Dubrulle ngọ nguậy trên ghế, sốt ruột giống như một đứa trẻ, muốn biết hồi kết của câu chuyện. Khi chịu hết nổi, bà khẩn cầu bác sĩ Bossarie trở lại câu chuyện đang dang dở của ông.

Nữ tu Julienne

- Khi trở lại tu viện ở Brive, Julienne được cho nghỉ ngơi 10 tháng, nhưng vào tháng 10 năm 1887, sơ bị đau trở lại và bắt đầu khạc ra máu sau lần thuyên giảm thứ hai, bệnh lại tái phát vào tháng 5 năm 1888, nhưng tình trạng đó cũng không ngăn cản sơ khấn hứa vào tháng 7 cùng năm. Tôi nghĩ rằng thầy thuốc của sơ đã đưa ra một ý kiến thích hợp để sơ khỏi chết yểu. Kể từ khi được rước lễ lần đầu, Julienne chỉ muốn đi tu mà thôi.

- Có chắc cô bé muốn trở thành nữ tu không ?

- Điều đó làm tôi nhớ đến một nữ tu ở Rousseau, thầy giáo nói lí nhí trong miệng dưới cái nhìn nảy lửa của bà Dubrulle.

- Một ơn gọi hơi miễn cưỡng, các bạn thân mến, vị bác sĩ quả quyết. Quả vậy, vì không còn người phụ trách nhà khách, nên Đức Giám mục yêu cầu sơ từ bỏ nội vi để chuyên lo việc liên lạc giữa cộng đoàn và phần còn lại giữa thế giới bên ngoài. Vì lý do đó mà sơ Julienne rất nổi tiếng ở Brive. Tất cả mọi người đều có thể gặp sơ trên đường phố.

- Từ bỏ nội vi, sống giữa thế gian, tiếp xúc với những người tội lỗi và chịu đau đớn trong thân xác. Thiên Chúa muốn sơ chia sẻ sự đau khổ với con của Ngài.

Đến lượt thầy giáo tức tối nhìn bà Dubrulle, và nếu vợ ông không nhanh chóng thúc mạnh đầu gối vào đùi phải của ông, thì bữa ăn tối có thể đã trở thành một cuộc khẩu chiến dữ dội hơn. May mắn thay, trong thời gian ông đang xoa đùi và ngầm phản đối phương pháp của vợ, thì phu nhân ông thị trưởng có đủ thời gian mời các thực khách dùng món thịt cừu hầm đậu còn đang bốc khói của bà.

- Tháng giêng năm 1899, bệnh tình ngày càng trở nặng. Người ta nói đến chứng lao phổi cấp tính và châm hàng trăm mũi kim trên người sơ. Kể từ tháng 7, chị nữ tu đáng thương không ngừng khạc ra máu từ hai lá phổi đầy mủ của chị.

- Thưa bác sĩ, chúng ta đang ăn cơm mà.

- Xin lỗi, thưa bà. Nhưng thật sự tình hình sức khỏe của sơ hoàn toàn tồi tệ, và không có một phương tiện y khoa nào có thể ngăn chặn cơn bệnh tiến triển được. Sơ Julienne chỉ còn uống súp hoặc sữa và kiệt quệ thấy rõ.

- Và sơ đã đi hành hương ở Lộ Đức. Sơ đã tắm trong bể nước và đã được chữa lành. Sau cùng, bác sĩ, ngài là một nhà khoa học : một vết thương trong phổi không thể lành lặn nhờ tắm trong dòng nước giá lạnh !

- Quả thật, thưa thầy giáo, thầy hãy nhìn xem, điều đó đã xảy ra ! Làm trái với lời khuyên của bác sĩ, sơ đã đi đến Lộ Đức vào cuối tháng 8 với hai người bạn mà một là nữ tu ở Brive. Trong suốt cuộc hành trình, ai thấy họ, đặc biệt là Đức cha Albi, đều quả quyết họ không thể nào đi đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức nổi. Ngay tại các bể tắm, hai bà giúp sơ đi tắm, lúc đầu cũng từ chối vì sợ sơ chết, họ phải tháp tùng sơ và cho biết chính sơ Julienne muốn điều đó nên hai bà luôn ở bên cạnh sơ. Rồi phép lạ đã xảy ra, dù chúng ta tin hay không. Sơ ra khỏi bể tắm và có thể đi bộ đến Hang Đá, tại đó sơ đã cầu nguyện trước con mắt kinh ngạc và hạnh phúc của người hành hương. Nếu không tin, ông có thế đi đến Brive đển gặp sơ !

- Thưa ngài Boissarie, ngài là bác sĩ !

- Phải, từ ba năm qua tôi đã làm công việc khoa học tại văn phòng xác nhận y khoa để kiểm tra nhiều trường hợp được chữa lành ở Lộ Đức, và nhận ra các phép lạ không có thể giải thích cách nào khác được. Chúng tôi mời gọi nhiều thầy thuốc kiểm chứng, thường là những người không có niềm tin. Có một cuộc điều tra thật sự, và chúng tôi không công bố điều gì cách nhẹ dạ. Ông hãy đi gặp bác sĩ Pomarel. Ông hãy đến Lộ Đức và sẽ thấy !

Bữa tối đã xong. Trong phòng khách của ông thị trưởng, các ông hút xì gà và tiếp tục nói về công việc khoa học của văn phòng xác nhận y khoa. Xa hơn, các bà hứa với nhau sẽ sớm đi Brive để gặp sơ Julienne.

Amen.

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...