Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P6)

Người viết lịch sử Lộ Đức

Henri Lasserre, 4.12.1863

Từ nãy giờ, cha Peyramale trầm ngâm suy nghĩ. Cặp mắt của ngài dán chặt vào chữ ký ở cuối bức thư ngài đang cầm trong tay.

Henri Lasserre : Những kỷ niệm về con người này dần dần tái hiện trong tâm trí của ngài... Một luật sư danh tiếng. Một cây bút sắc sảo của giới báo chí Công giáo. Cha sở nhớ lại bức thư đầu tiên mà Henri Lasserre đã gởi cho ngài cách đây hơn một năm. Nhà báo này kể lại tâm trạng hoang mang của mình. Ông bị một chứng bệnh về mắt trầm trọng đến nỗi không một bác sĩ nào có thể chữa lành được, và chỉ sau một vài tháng kể từ khi phát hiện triệu chứng, thị lực của ông giảm sút nghiêm trọng đến nỗi không thể đọc cũng không thể viết được nữa. Một người bạn gốc Paris của ông cùng với nhóm thân hữu, vào mùa hè năm ấy, trong chuyến đi lấy nước trong rặng núi Pyrénées, đã báo cho ông biết về những trường hợp được chữa lành một cách kỳ diệu ở Lộ Đức, và thuyết phục ông dùng nước ở hang Massabielle để chữa đôi mắt gần như mù lòa của mình. Đó là lý do tại sao ông viết thư cho cha Peyramale.

Sau đó, cha sở đã gởi cho ông thứ nước mà ông xin, rồi như tất cả những ai xin ngài thứ nước này, ngài đã cầu nguyện thật nhiều cho Henri Lasserre. Và sáng nay, ngài đang cầm trong tay một câu trả lời cho những lời cầu nguyện của ngài. Giọng văn của lá thư rất phấn khởi : phép lạ đã xảy ra. Henri Lasserre kể chi tiết về việc ngày 10.10.1862, sau khi tha thiết khẩn cầu, ông chà đôi mắt bằng một khăn lau thấm nước ở hang Massabielle - Lộ Đức, và ông cảm thấy đôi mắt của ông được chữa lành ngay tức khắc.

Trầm ngâm, cha đọc lại từng hàng, từng chữ của câu chuyện được kể lại trong bức thư, với lòng nhiệt thành hòa quyện với đức tin. Cây bút này đã kể rất hay về phép lạ mình nhận lãnh, liệu có thể kể nhiều hơn nữa được không ? Sau một lúc do dự, ngài quyết định. Ngài sắp yêu cầu Henri Lasserre viết lịch sử những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.

Sau khi gặp gỡ, nhà báo mau mắn nhận lời thực hiện yêu cầu này. Được sự chấp thuận của Đức cha Laurence, giám mục địa phận, cha Peyramale muốn biến cố siêu nhiên ở Lộ Đức phải được tường thuật thật long trọng và chính xác. Henri Lasserre vội vã đi Lộ Đức và nghĩ ngay đến một công việc vĩ đại. Nhưng rồi, mất một quãng thời gian dài, ông vẫn chưa thực hiện được do ông là một nhà báo hoạt động tại Paris vội vã, cuộc sống hết sức bận rộn, do đó không còn thời giờ để tìm kiếm tư liệu cần thiết cho công việc của mình. Quá bức xúc vì sự chậm trễ đó nên vào tháng 8 năm 1867, cha giải tội của ông, một linh mục đặc biệt tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria, và rất ước muốn thấy quyển sách sớm ra mắt, đã ra lệnh cho ông bắt đầu viết.

Là một người có lòng thống hối thật sự, do đó Henri Lasserre đã không chần chừ đi Nevers, phỏng vấn Bernadette ngay trong tu viện nơi chị đang sống đời sống tu trì; đến Lộ Đức trao đổi với cha Peyramale và những người đầu tiên đã chứng kiến phép lạ.

Ông cũng đến thành phố Pau để tham khảo những nguồn tư liệu chính thức của chính quyền thành phố, nhưng các viên chức có trách nhiệm không cho phép ông tiếp cận các hồ sơ. Vì trí nhớ của cha Peyramale không còn minh mẫn, nên nhà báo thiếu những yếu tố cần thiết để ghi lại chính xác ngày tháng mỗi lần Đức Mẹ hiện ra với Bernadette. Ông cũng không thể mô tả rõ ràng những phản ứng của cha sở cũng như của nhà cầm quyền. Quan trọng gì, ông cứ lao tới và cho đăng trong Tạp chí của Thế giới Công giáo (Revue du monde Catholique) một câu chuyện về lần hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ, mà ông tin rằng tư liệu là chính xác. Và ông đã thành công mỹ mãn...

Do nhiều độc giả thúc giục, nên nhiều tháng sau, ông quyết định tiếp tục xuất bản bất chấp nguồn tư liệu còn thiếu thốn. Vào tháng 6 năm 1868, nghĩa là 10 năm sau khi Đức Mẹ hiện ra, bài viết cuối cùng được công bố và tác phẩm được phổ biến thành một quyển duy nhất vào năm 1869 với tựa đề Đức Bà Lộ Đức.

Quyển sách là tác phẩm xuất bản thành công nhất ở thế kỷ XIX. Được tái bản liên tục, được dịch ra 91 thứ tiếng và được phân phối trên toàn thế giới. Việc đó góp phần giúp cho Lộ Đức trở thành nơi hành hương thứ hai sau Rôma và giúp tác giả có một cuộc sống sung túc. Henri Lasserre khai thác mỏ vàng này, cho xuất bản nhiều tác phẩm về Lộ Đức với lời chúc lành của nhà xuất bản, mặc dầu Đức cha Laurence vẫn dè dặt.

Bìa tạp chí Thế giới Công giáo

Đức cha nhờ cha Sempé kiểm tra kỹ lưỡng các bài viết trước khi được tập hợp thành một quyển sách duy nhất, và ngài nói cho tác giả biết ý kiến của ngài về việc ông chế giễu các viên chức chính quyền. Bởi vì Lasserre không ngần ngại đưa ra những hình ảnh không mấy tốt đẹp để làm nổi bật câu chuyện ông kể, chẳng hạn như Nam tước Massy - quận trưởng - là một người Công giáo xác tín nhưng dưới ngòi bút sắc sảo và cay độc của ông lại trở thành một công chức thiển cận, hẹp hòi. Cơ quan hành pháp của hoàng gia, từ các ủy viên cho đến các bộ trưởng, Lasserre đều cho là những người kiêu căng, chống lại đức tin và phép lạ. Lịch sử các cuộc hiện ra được ông xây dựng giống như cuộc đối đầu giữa Điều Thiện và Cái Ác, giữa đức tin của cô bé Bernadette và sự khinh dể của chế độ quan liêu và tẩn mẩn của Pháp lúc bấy giờ. Thay vì biên soạn tác phẩm của một sử gia, Henri Lasserre viết một tác phẩm đã bị tiểu thuyết hóa khá nhiều và nói rõ sự đối lập ngay trong lời tựa rằng ông muốn hoàn thành trọn vẹn công cuộc nghiên cứu này và quả quyết rằng ông không hề quan tâm tới lời góp ý của vị Giám mục. Đối với ông, không có chuyện chỉnh sửa lại giọng văn, vì làm như thế tác phẩm sẽ giảm giá trị.

Lúc bấy giờ, làm thế nào để giải thích sự thành công của một tác phẩm, vốn bị những người chứng kiến tận mắt các biến cố chỉ trích dữ dội ? Giọng văn bút chiến của tác phẩm, cách kể chuyện thoải mái khiến câu chuyện về các phép lạ tác động mãnh liệt đến tâm trí người đọc ! Henri Lasserre cũng là một luật sư biết cách tự vệ. Ông thu thập tất cả ý kiến của những người ủng hộ ông để chống lại những chỉ trích của Đức Giám mục Tarbes và duy trì việc xuất bản. Tác phẩm của ông đem lại cho ông danh xưng “Nhà viết sử Lộ Đức” vào thế kỷ XIX…

“Bà có phước lạ hơn mọi người phụ nữ …”

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Một quyển sách tôi đã “ngấu nghiến” từ Lời giới thiệu đầu tiên cho đến Thư mục tham khảo ở những trang cuối cùng. Thần Khúc - tuyệt phẩm của đại thi hào Dante, đã bước ra khỏi “cung điện hàn lâm” để những độc giả bình dân như tôi...
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Khung cửa hẹp
Khung cửa hẹp
Mấy ngày chuẩn bị bước vô Mùa Chay, tôi lạc vào Khung Cửa Hẹp, đắm mình trong thế giới văn chương đầy mê hoặc của André Gide, với ngôn từ bay bổng, phóng khoáng “tê mê phới phới” qua lối dịch rất riêng của thi sĩ Bùi Giáng.