Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P8)

Cuộc hành hương đầu tiên ở Massabielle - Cuộc rước kiệu của giáo xứ Loubajac Ngày 25 tháng 7 năm 1864

Đứng dựa trên cây gậy, ông Étienne nhìn đoàn rước đang đi đến với một nụ cười tinh quái. “Cả bọn mê tín hãy tuôn đến hang Massabielle đi !”, ông lẩm bẩm trong hàng râu của mình.

Giáo dân của giáo xứ Loubajac đi ngang qua cánh đồng mà không thèm đếm xỉa đến người chăn chiên già hay càu nhàu này. Họ đã quen nghe ông cằn nhằn suốt cả ngày rồi. Từ khi bà Jeannette, vợ ông qua đời, ông Étienne trở nên cáu bẳn vì đau khổ. Không gì làm cho ông có thể xúc động, nhất là “những việc mê tín” như ông vẫn thường gọi.

“Bà Jeannette tin tưởng mãnh liệt Đức Trinh Nữ Maria. Các bà hãy nhìn xem bà ấy thường đi đến nơi nào ? Vậy mà cũng... chết”, ông thường trả lời những người trách ông không còn đến nhà thờ tham dự Thánh lễ Chúa nhật nữa bằng câu này.

Cuộc rước kiêu của giáo xứ Loubajac

Vào buổi sáng đẹp trời như hôm nay, cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Loubajac không muốn mất vui vì những lời càu nhàu của ông Étienne. Họ đang hết sức phấn khởi, vì được Đức Giám mục giáo phận Tarbes cho phép họ đi hành hương ở Lộ Đức, cách nơi họ ở 7 cây số ! Họ đi cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ và tạ ơn Người vì biết bao ơn lành Người đã thương ban cho họ. Việc chữa lành cho Marie Vignette, rồi vợ của Capdevielle, Jeanne Pomiès, nhất là trường hợp lành bệnh của Catherine Latapie, được Giáo hội công nhận là phép lạ vào ngày 18 tháng giêng năm 1862 ! Hai cánh tay bị liệt của bà cử động bình thường trở lại sau khi bà ngâm mình trong nước của hang Massabielle.

- Này, hôm nay chị diện quần áo đẹp nhỉ !, ông Étienne châm chọc.

Những lá cờ nhiều màu sắc của các đoàn thể phất phơ trước cơn gió nhẹ mát mẻ của buổi bình minh... Những người cầm cờ đi hàng đôi, dẫn đầu đoàn rước.

- Marcel bỏ mũ lưỡi trai ra đi chứ !, người chăn chiên già nói với vẻ khó chịu.

Trong cuộc rước kiệu, mọi người đều đi chậm, đầu trần, bất kể mặt trời đã rọi thẳng ánh nắng chói chang xuống thung lũng.

- Tất cả mọi người đều đẹp cả!, ông Étienne lại nói với vẻ mỉa mai.

Lẽ ra người chăn chiên gàn gở này còn tiếp tục đưa ra những lời bình phẩm xúc phạm, làm phiền lòng người khác khi nhìn thấy đoàn rước thật dài đi qua trước mắt ông. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, xác ông ở đó, nhưng hồn ông thì ở tận đâu đâu. Ông hoàn toàn dửng dưng đối với vẻ đẹp mà ông đang nhìn thấy. Các bà tiến tới, tay cầm xâu chuỗi và đang lần hạt. Các thiếu nữ làm cho cuộc rước trở nên sống động nhờ bài hát Ave Maria. Trẻ con thì chạy đi chạy lại, hòa nhịp với ca đoàn bằng giọng trẻ con của mình. Ngay cả đối với người chăn chiên già đang bi quan, cảnh tượng đó thật cảm động.

- Này, ông xã trưởng ! Ông cũng đi rước kiệu à ?, ông Étienne tiếp tục cà khịa.

Quả thật, ông xã trưởng đi sau cùng với các nhân viên của mình. Mặc áo choàng ba màu, ông đem lại cho đoàn rước tính cách chính thức. Cùng với ông, tất cả cư dân trong ngôi làng nhỏ bé của vùng Hautes - Pyrénées sắp bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Trinh Nữ Maria. Bên cạnh ông, cha sở của giáo xứ Loubajac - cha Latapie, đều bước với quyển “Giờ Kinh Phụng Vụ” trên tay. Ngài hãnh diện vì giáo dân của mình quyết tâm tổ chức cuộc hành hương hôm nay. Họ là những người đã được phép của Đức Giám mục giáo phận. Chính họ cũng đã gặp cha sở Lộ Đức để trình cho ngài biết chương trình của ngày hành hương : rước kiệu, đi xuyên qua Lộ Đức, dừng lại ở nhà thờ giáo xứ, bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và cầu nguyện tại hang Massabielle, nơi một tượng Đức Mẹ giống như Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette, được đặt tại đó vào ngày 4 tháng 4 vừa rồi.

Nhưng khi đoàn rước đi qua hẳn, ông Étienne cảm thấy lẻ loi, đứng dựa trên cậy gậy, bên rìa cánh đồng. Thình lình một cảm giác cô đơn tràn ngập con người ông. Trong làng, tiếng chuông không còn ngân vang... Chẳng bao lâu nữa, tiếng chuông của nhà thờ Lộ Đức sẽ thay thế tiếng chuông trong làng tiếp đón đoàn hành hương của giáo xứ Loubajac. Lúc bấy giờ, không hiểu do điều gì thôi thúc, ông Étienne bắt đầu bước đi, càng lúc càng nhanh hơn, gần như là chạy, dù tuổi đã cao và sức đã yếu.

Bà Catherine Latapie được chữa lành bệnh

Cuối cùng thì ông cũng đuổi kịp đoàn hành hương và cùng với họ tiến về Lộ Đức. Kìa hang Massabielle nổi tiếng, nơi Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 6 năm. Bây giờ, chính ông, ông cũng muốn tôn kính Đức Mẹ Maria, lần chuỗi như Mẹ đã dạy và ca hát chúc tụng Người. Đó không phải là phương thế tốt nhất để bày tỏ lòng yêu mến và trung thành đối với Jeannette, người vợ yêu quý của ông sao ?

- Chờ tôi ! Chờ tôi với !

Cha sở Latapie quay lại khi nghe tiếng kêu phía sau lưng ngài, một tiếng kêu yếu ớt và đứt quãng vì mệt nhọc, bởi ông Étienne đã quá tuổi thất thập cổ lai hy. Khi thấy người chăn chiên hay càu nhàu mỉm cười, cha sở nghĩ rằng cuộc hành hương do giáo dân của ngài xin tổ chức chắc chắn là một việc rất tốt và đầy ý nghĩa, vì đã hâm nóng đức tin cho một người nguội lạnh, gần như mất đức tin. Quả là một sự kỳ diệu và tuyệt vời.

Các cư dân của Lộ Đức chắc chắn cảm nhận rất rõ tầm quan trọng của cuộc hành hương đầu tiên này. Họ tập trung thật đông để đón tiếp cha sở Loubajac - cha Latapie, ông xã trưởng và tất cả khách hành hương đến từ Loubajac, vào ngày 25.7.1864. Các học sinh nữ của trường trung học cơ sở đứng đón đoàn hành hương trên đường tới hang Massabielle. Các gia đình, những người buôn bán, cả cảnh sát, tất cả đều hiện diện ở đó và nhiệt tình đón đoàn rước.

Trong số những người có mặt, có một người mà sự xuất hiện của đoàn rước khiến đương sự xúc động đặc biệt. Đó là cô Bernadette nhút nhát. Khi nghe các bài hát và lời cầu nguyện của các ông, các bà, trẻ em và các cụ già, cô gái trẻ không thể không nghĩ đến buổi sáng sớm ngày 2 tháng 3 năm 1858, ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba với cô. Lúc ấy, Bà Đẹp nói với cô : Con hãy đi nói với các linh mục đến đây để đi kiệu và xây một nhà nguyện.

Những người hành hương đầu tiên sẽ mở đường cho nhiều người khác, không thể đếm xuể, nối tiếp nhau trong Đền Thánh Lộ Đức. Bắt đầu là Loubajac, rồi Poneyferré. Nay là Bayonne, và chẳng bao lâu nữa là Bordeaux, Paris, Italia, Tây Ban Nha, Mêhicô, Hoa Kỳ, Phi châu, Mỹ châu và châu Á ....

Cầu cho chúng con là kẻ có tội...

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: