Những nhà thờ đầu tiên của Aksum, vương quốc cổ đại châu Phi

Các nhà khảo cổ học đã công bố phát hiện quan trọng về Vương quốc Aksum, một quốc gia cổ đại hùng mạnh ở Ðông Bắc Phi, khi khai quật lại hai nhà thờ được xây dựng ngay sau khi vị đứng đầu Ðế chế Aksum cải đạo sang Kitô giáo.

Vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, vương quốc Aksum, hay Đế chế Aksum, trị vì phần lớn khu vực miền bắc của Sừng châu Phi, trải dài từ Ethiopia đến Ả Rập. Đây là thế lực chính nằm trên tuyến thương mại giữa đế quốc La Mã và Ấn Độ cổ đại. Như láng giềng Địa Trung Hải, quốc vương Ezana cải đạo sang Kitô giáo vào thế kỷ thứ 4, nhưng cho đến nay việc tìm được và nghiên cứu những tàn tích nhà thờ thời đầu tại đây vẫn là điều hiếm hoi.

Phiến đá Ezana ghi lại quá trình cải đạo của Vua Ezana


Phát hiện mới về hai tàn tích cổ

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi sau khi các nhà khảo học phát hiện thêm những chứng cứ mới trong lúc khai quật lại hai nhà thờ cổ tại khu cảng quan trọng của Đế chế Aksum là Adulis (hiện thuộc Eritrea). Thứ nhất là ngôi thánh đường được xây dựng hết sức công phu và có nhà rửa tội gần trung tâm thành phố và lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1868. Nhà thờ thứ hai được khai quật lần đầu năm 1907 nằm ở phía đông. Tàn tích còn sót lại của các cây cột xếp thành vòng tròn cho thấy nhà thờ từng có mái vòm lớn.

Hơn 100 năm qua kể từ khi các đội ngũ chuyên gia đầu tiên làm việc tại hai tàn tích trên, đến nay đội ngũ khảo cổ học Ý một lần nữa quay lại nơi này và sử dụng những kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại hơn. Tiến sĩ Gabriele Castiglia, thuộc Viện Giáo hoàng về Khảo cổ Kitô giáo (do Đức Giáo Hoàng Piô XI sáng lập năm 1925 ở Rome), là thành viên của nhóm nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật xác định đồng vị carbon tại tàn tích hai nhà thờ. Họ thu thập được những dữ liệu mới cho phép tái dựng chính xác lịch sử của hai công trình cổ này, theo báo cáo đăng trên chuyên san Antiquity.

“Cuộc nghiên cứu cung cấp một số ví dụ đầu tiên về nhà thờ thời đế quốc Aksum đã được khai quật bằng phương pháp hiện đại và thu thập dữ liệu niên đại dựa trên các biện pháp xác định mới nhất”, theo tiến sĩ Castiglia.

Tàn tích của hai nhà thờ cổ đã mang lại nhiều thông tin về lịch sử tôn giáo của vùng Sừng châu Phi


Ngàn năm lịch sử

Cuộc nghiên cứu cho phép xác định được ngôi thánh đường thứ nhất được xây dựng trong giai đoạn từ năm 400 đến 535, trong khi nhà thờ thứ hai có mái vòm bắt đầu được thi công trong giai đoạn năm 480 và 625. Với phát hiện mới, đội ngũ chuyên gia kết luận đây là hai trong số các nhà thờ đời đầu của Vương quốc Aksum, và công trình cổ nhất nằm ngoài kinh đô nước này. Thông qua đó, người thời nay cũng nhận ra rằng đạo Kitô đã nhanh chóng lan rộng ở Đế chế Aksum.

“Có được niên đại chính xác về những nhà thờ này là điều then chốt để tìm hiểu quá trình cải đạo đã có vai trò như thế nào trong việc định hình các khu vực địa lý và văn hóa ở khu vực”, tiến sĩ Castiglia cho biết.

Quan trọng hơn nữa, hai nhà thờ phản ánh sự lan tỏa của Kitô giáo không phải là kết quả đến từ một yếu tố duy nhất, chẳng hạn như tuân theo chiếu chỉ của Vua Ezana. Các nhà nghiên cứu phát hiện những đặc điểm khác nhau đến nhiều truyền thống trong quá trình xây dựng nhà thờ, cho thấy sự ảnh hưởng đa dạng của nhiều yếu tố văn hóa đối với quá trình cải sang đạo Kitô ở vương quốc cổ đại này. Chẳng hạn, nhà thờ từng có mái vòm là công trình độc nhất vô nhị của Đế chế Aksum và dường như lấy cảm hứng từ các nhà thờ Byzantine. Trong khi đó, ngôi thánh đường thứ nhất được xây dựng trên nền tảng quy mô và theo truyền thống Aksum.

Hai tàn tích cũng hé lộ những chi tiết cho thấy sự xuất hiện sau đó có đạo Hồi tại khu vực này. Thành phố cảng Adulis trải qua giai đoạn dần suy tàn và các nhà thờ theo thời gian bị bỏ hoang. Kế đến, những nơi này bị biến thành nghĩa trang Hồi giáo. “Đây là một trong những chứng cứ đầu tiên cho thấy nơi thiêng liêng của Kitô giáo bị chuyển thành khu vực phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo”, theo tiến sĩ Castiglia.

Dù hiện chỉ còn lại tàn tích nhưng hai ngôi nhà thờ cổ đã phản ánh lịch sử tôn giáo thời xa xưa của vùng Sừng châu Phi, với những nhóm người khác nhau cùng phối hợp để loan truyền đức tin trong những thế kỷ đầu sau Công nguyên.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.