Nữ bác sĩ Công giáo là tiên phong của chương trình chăm sóc giảm nhẹ toàn cầu

Giáo sư bác sĩ Anne Merriman đã được đề cử giải Nobel Hòa bình sau khi cống hiến cả cuộc đời giúp đỡ người bệnh nan y ở châu Á và châu Phi.

Bác sĩ Merriman, người gốc ở TP Liverpool (Anh), nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào công trình tiên phong cho phép nghiên cứu và áp dụng biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho những người bệnh đang gần kề cái chết. Thông qua chương trình này, những người bệnh quá nặng và y học không còn khả năng cứu chữa, có thể trải qua những ngày cuối cùng nhẹ nhàng và bình yên.


Tuổi thơ trải qua thế chiến II

Sinh năm 1935, bà Merriman lớn lên trong cảnh bom đạn và còi cảnh báo không kích trong các hầm trú ẩn ở Liverpool. Nhưng gia đình bà luôn tìm được sự an ủi nơi Chúa. “Mẹ dắt tôi đến nhà thờ và nói cho tôi nghe về Thiên Chúa. Tôi thật sự cảm thấy vô cùng gần gũi với Chúa Giêsu và thường trò chuyện với Người như một người thân thiết”, bà nhớ lại. Người mẹ cho con gái đọc quyển tạp chí tôn giáo về châu Phi, và khi cô bé nhìn thấy hình ảnh trên tạp chí, cô nói với mẹ mình: “Khi con lớn lên, con sẽ đến châu Phi chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh”.

Khi Merriman mới lên 12, bà mất đi em trai Bernard vô cùng thân thiết vì cậu bé mắc căn bệnh u não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bà muốn học ngành y để chăm sóc những bệnh nhân đang đau khổ vì bệnh tật.

Bà Merriman tốt nghiệp Đại học Dublin năm 1963 và sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình đào tạo ở bệnh viện tại Drogheda (Ireland), bà đến Nigeria. “Tôi bị sốc văn hóa”, bà Merriman nhớ lại giai đoạn đầu khi đến quốc gia Tây Phi năm 1964: “Nơi tôi làm việc, khi một bé gái chào đời, một người đàn ông sẽ đến nơi trả tiền ‘mua vợ’ và có quyền đưa ‘vợ’ về nhà khi cô gái xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên”.

Cũng tại Bệnh viện Thánh Luca ở Anua (đông nam Nigeria), bà Merriman có cơ hội mài giũa và rèn luyện những kỹ năng về phẫu thuật, sản khoa và nhi khoa, mà theo nữ bác sĩ đó là nơi tốt nhất để học hỏi. Thời gian làm việc ở Nigeria, Ireland và Anh trong lĩnh vực nhi khoa và y học nhiệt đới chiếm trọn thập niên đầu tiên của cuộc đời nghề nghiệp. Vị nữ bác sĩ cũng từng có thời gian gia nhập một dòng tu chuyên về lãnh vực y tế, tuy nhiên, theo thời gian, bà mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động và khó có thể tiếp tục đời sống ở cộng đoàn nên đã xin xuất khỏi dòng: “Tôi quay về chăm sóc người mẹ bệnh tật và tìm công việc mới. Chúa Giêsu không bao giờ rời xa tôi vì tôi nhìn thấy hình ảnh của Ngài trong những bệnh nhân cao tuổi mà tôi chăm sóc”.


Sáng kiến chăm sóc giảm nhẹ

Năm 1979, bác sĩ Merriman tiếp quản khu chăm sóc lão khoa của Bệnh viện Whiston và Bệnh viện Thánh Helen ở Merseyside, Liverpool. Gần đó là Trung tâm Thánh Helen chuyên chăm sóc bệnh nhân điều trị nội trú dài hạn. “Thật kinh khủng vì đội ngũ nhân viên y tế ở đây không chấp nhận cái chết. Họ tiêm những liều kháng sinh cực mạnh cho bệnh nhân trong nỗ lực kéo dài sinh mệnh cho những người này. Tuy nhiên, biện pháp đó lại khiến các triệu chứng càng trở nên tồi tệ hơn”, bà kể lại.

Chứng kiến tình cảnh trên, bà Merriman quyết định phải làm điều gì đó để giúp đỡ các bệnh nhân khốn khổ này, khi y học đã bó tay, bệnh nhân cần được áp dụng những biện pháp để có thể sống dễ chịu trong những ngày tháng cuối đời. Sau khi trở thành giảng viên cấp cao ở Anh và giáo sư y khoa tại Malaysia và Singapore, năm 1984 bà giới thiệu dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở Singapore với sự trợ giúp của nhiều điều dưỡng tận tâm. Singapore cũng là nơi bác sĩ Merriman lần đầu tiên điều chế một dạng morphine đường uống phù hợp để bệnh nhân sử dụng tại nhà.

BS Merriman dành cả đời để chăm sóc những người khổ đau vì lâm trọng bệnh

Đây là “công thức” thay đổi hoàn toàn châu Phi. Bác sĩ Merriman đã nhận ra điều đó khi làm việc ở Nairobi (Kenya) vài năm sau. Năm 1989, bà gặp một thành viên quản lý Viện tế bần Nairobi và nữ bác sĩ trở thành giám đốc y tế đầu tiên của tổ chức này. Thông qua khảo sát, đội ngũ của bà lên danh sách 4 nước, trong đó có Uganda, để thiết lập mô hình thử nghiệm chăm sóc giảm nhẹ.

Viện tế bần Uganda châu Phi sáng lập năm 1993 với 3 thành viên và số tiền đủ vận hành trong 3 tháng. Kể từ đó đến nay, tổ chức đã chăm sóc ít nhất 26.000 bệnh nhân và đào tạo hơn 10.000 nhân viên y tế ở Uganda và những nước châu Phi khác. Bác sĩ Merriman dẫn chứng cuộc đời của Chúa Giêsu luôn hướng đến những người bị áp bức và bệnh tật. Đó cũng là tôn chỉ của dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, mang đến sự thông cảm và lòng trắc ẩn. Nhờ vào morphine đường uống giá rẻ, hàng triệu người bệnh nặng ở châu Phi có thể trải qua những ngày cuối cùng một cách an bình và không đau đớn. Liệu trình một tuần chỉ vào khoảng 2 USD, cho phép nhiều bệnh nhân mắc ung thư và AIDS có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Năm 2014, bác sĩ Merriman được đề cử giải Nobel Hòa bình vì sự đóng góp không mệt mỏi cho những người phải chịu khổ đau.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Từ ngày 26 đến 29.9, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm Luxembourg và Bỉ - chuyến tông du thứ 46 trong triều đại của ngài, mang thông điệp quan trọng về vai trò tương lai của nơi được xem là “trái tim” châu Âu.
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Lễ làm phép khánh thành bức tranh khảm Đức Mẹ Hòa Bình theo phong cách Hàn Quốc vừa diễn ra tại Vườn Vatican vào ngày 20.9.2024.
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về Hiệp hành diễn ra từ ngày 2 đến 27.10.2024 tại Vatican.
Giáo dục thanh thiếu niên về biến đổi khí hậu
Giáo dục thanh thiếu niên về biến đổi khí hậu
Tổ chức tu sĩ Đa Minh vì Công lý và Hòa bình (Dominicans for Justice and Peace), cùng với Gia đình Đa Minh Philippines, đã hợp tác với Đại học Santo Tomas và Trung tâm Giáo dục và Phát triển chuyên môn (CCPED) ra mắt sổ tay “Giáo dục về...
Nhà thờ Kanda kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển
Nhà thờ Kanda kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển
Trong lễ kỷ niệm 150 năm ngôi nhà nguyện nhỏ đầu tiên được các linh mục của Hội Thừa sai Paris (MEP) xây dựng và ngày nay là nhà thờ Kanda, Đức cha Isao Kikuchi - Tổng Giám mục Tokyo - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết...
Giáo hội tại Ấn Độ thu hút trẻ em học giáo lý
Giáo hội tại Ấn Độ thu hút trẻ em học giáo lý
Tổng Giáo phận Madras-Mylapore đã triển khai thêm sáng kiến thu hút thiếu nhi học giáo lý được áp dụng cho từng lứa tuổi.