Nữ nghệ sĩ vai phụ một thời

Họ là những nghệ sĩ sân khấu thoại kịch và điện ảnh nổi tiếng của miền Nam ngày xưa, gây dấu ấn đậm đà trong lòng khán giả. Họ thường đóng vai phụ, những vai phụ quan trọng để tôn lên vai trò của vai chính. Họ được yêu mến, là yếu tố thu hút khán giả. Một vở kịch hay cuốn phim không có họ như món ăn thiếu gia vị.

1.jpg (1.69 MB)
Nghệ sĩ Túy Hoa - Ảnh: Đinh Tiến Mậu

 

Đó là nghệ sĩ Túy Hoa, nữ nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu miền Nam. Bà có vóc dáng tròn trịa, giọng thổ dõng dạc thích hợp với những phụ nữ thao lược, ôn tồn, lo toan và nhân hậu.

Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc của báo Công Luận tổ chức năm 1955, Túy Hoa được bầu làm “đệ nhứt nữ nghệ sĩ miền Nam”. Bà từng đi lưu diễn ở Lào, Cam Bốt, Philippines trong ban kịch Ái Liên kỳ cựu. Khoảng năm 1948, 1949…, bà cộng tác với các ban Năm Phỉ, Bích Thuận và năm 1950 đã có dịp ra diễn tại Hà Nội trước khi đất nước bị chia cắt năm 1954.

2.jpg (2.96 MB)
Nghệ sĩ Túy Hoa (giữa) trong vở kịch Hồi Sinh - đoàn kịch Kim Cương sau 1975 - ảnh: Tư liệu của đoàn kịch Kim Cương

Túy Hoa học nghề sân khấu phần lớn với nghệ sĩ Năm Châu từ năm 1942. Sau đó, việc thường xuyên đi lưu diễn trong và ngoài nước giúp bà rèn luyện nghề. Đến năm 1951, ở rạp Nam Việt, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đưa ca nhạc vào để diễn trước giờ chiếu phim chính, gọi là “chương trình văn nghệ phụ diễn” rất được hoan nghinh. Túy Hoa diễn thường trực ở rạp Nam Việt từ đó. Đến năm 1954, bà về đoàn Dân Nam với nghệ sĩ Anh Lân, sau này là chồng bà một quãng đời rồi chia tay. Năm 1955 là năm bà thành công nhất. Vai bi bà diễn và nhớ suốt đời là vai người mẹ trong vở “Người mẹ tội lỗi” và trong vở “Cha tôi: người điên”. Năm 1972, bà giữ một vai “hề nữ” trong phim hài “Lệnh bà xã” của hãng phim Á Đông, đóng chung với nữ nghệ sĩ Bé Bự, Diễm Kiều và Tường Vi.

Bà là mẹ ruột của nghệ sĩ Túy Phượng (được gọi là Hoa hậu twist) và truyền lại cho con gái mình tài nghệ diễn xuất. Sau năm 1975, Túy Hoa tiếp tục diễn ở đoàn kịch nói Kim Cương trong các vở Dưới hai màu áo, Hồi sinh, Lá sầu riêng.

Nghệ sĩ Diễm Kiều

Bà xuất hiện thường xuyên mỗi tuần trong chương trình kịch ngắn “Gia đình thầy Hai” với Lê Tuấn, Vũ Đức Duy. Chương trình này rất thu hút khán giả, diễn tả cuộc sống thường ngày với những hỉ nộ ái ố rất vui nhộn của gia đình thầy Hai, một gia đình trung lưu ở Sài Gòn. Bà đóng vai một bà mẹ trung niên với cặp kính cận, giọng nói tỉnh rụi, cử chỉ khoan thai trước mọi diễn biến trong nhà ngoài ngõ.

5.JPG (5.58 MB)
Bích chương phim “Lệnh bà xã” có các nghệ sĩ Túy Hoa, Diễm Kiều và Bé Bự đóng chung

Tuy nổi tiếng trong thoại kịch, Diễm Kiều xuất thân từ sân khấu cải lương với tên Ánh Tuyết trong ca kịch đoàn Thủ Đô của nghệ sĩ lão thành Ba Vân. Bà xuất hiện lần đầu tiên trong tuồng “Con thời đại” của Thuý Linh. Thời còn đi hát cải lương, bà chuyên đóng vai độc hay vai lẳng. Sau bà tự học kịch, bắt đầu diễn thoại kịch từ năm 1960 qua các ban Anh Lân, Kim Cương, Thẩm Thuý Hằng, Sống và Vũ Đức Duy. Khi qua thoại kịch, bà không giữ các vai độc và lẳng nữa do lớn tuổi.

Diễm Kiều học nghề từ nghệ sĩ gạo cội Ba Vân khi chuyển từ cải lương sang thoại kịch. Vai ưng ý nhất của bà là vai Loan trong vở Yêu trong bóng tối của soạn giả Anh Lân trên sân khấu rạp Thanh Bình năm 1961. Sau năm 1975, bà tiếp tục hoạt động nghệ thuật, tham gia các vở diễn như Lá sầu riêng, Lôi vũ, Nhân danh công lý...

Nghệ sĩ Bé Bự

Thời trước 1975, có hai nghệ sĩ sân khấu có vóc dáng khác thường là nghệ sĩ Khổng Lồ cao gần 2m trong đoàn Hương Mùa Thu và nữ nghệ sĩ Bé Bự.

4.jpg (3.17 MB)
Nghệ sĩ Bé Bự trong một bộ phim - Tư liệu TG

Bé Bự là nghệ danh của bà Nguyễn Thị Sen. Bà có một thời gian là vợ của hề Năm Định, chuyên đóng vai Đổng Trác trong đoàn cải lương Năm Châu Phùng Há. Bà nguyên là chuyên viên y trang của các đoàn hát cải lương, lưu diễn khắp các miền. Đến năm 1960, bà mới lên sân khấu diễn sau khi chia tay với chồng.

Bé Bự cao hơn 1m7 và nặng khoảng 90 ký, rất to lớn so với chiều cao trung bình thời đó. Bà đóng nhiều vai ở các vở tuồng cải lương như Tuyệt tình ca, Thảm kịch tuổi xanh, Gieo gió, Tình trẻ xuân già, Lệnh bà xã… Mỗi khi bà xuất hiện trên sân khấu là khán giả cười ồ. Bà cũng đóng các phim Như hạt mưa sa, Biển động, Trần Thị Diễm Châu, Lan và Điệp, hầu hết là các vai hề tạo không khí vui nhộn trong phim. Tuy to lớn mập mạp nhưng bà có thể biểu diễn quyền, song phi rất mềm mại.

Bà Năm Sa Đéc

Xuất thân từ sân khấu hát bội. Qua sân khấu kịch, bà gây dấu ấn ở các vai ác, dù bà có mái tóc bạc phơ trông rất phúc hậu. Vai thứ nhất là vai Bà Án trong vở kịch Đoạn Tuyệt viết từ cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh, được khán giả cho rằng diễn vai bà mẹ chồng độc ác thì không ai bằng. Trong một vở khác của ban Thẩm Thúy Hằng, bà thủ vai bà chủ nợ đứng gây gổ đay nghiến trong nhà con nợ rất đanh đá và dữ. Tuy nhiên, trong vở “Bông hồng cài áo”, bà thủ vai bà nội của cậu trai bất hiếu lại rất hiền hậu. Khi đóng các phim như Biển Động hay Lệ Đá, tuy tuổi đã cao, bà không ngại đường sá khó khăn, xông xáo ra miền Trung để đóng như bất cứ tài tử trẻ nào.

Bà là bạn đời của nhà nghiên cứu cổ ngoạn Vương Hồng Sển. Báo chí thời đó cho biết tánh của ông Sển là không bao giờ cho nhà báo gặp mặt phỏng vấn, nên bà Năm Sa Đéc cũng thường từ chối khi có người muốn phỏng vấn.

6.jpg (3.30 MB)
 Nghệ sĩ Bà Năm Sa Đéc trong một cuốn phim. Ảnh: Tư liệu TG

Nghệ sĩ Bảy Nam

Vai bà mẹ của bà Bảy Nam đã lấy nước mắt bao nhiêu khán giả từ trước và sau năm 1975, dù coi bà diễn xuất trên tivi hay sân khấu.

Bà cũng xuất thân từ hát bội như bà Năm Sa Đéc, từng đóng vai Chung Vô Diệm rất nổi tiếng. Đây là vai đòi hỏi biết múa những màn võ khó nhưng bà đã thành công, một phần do từng học nghệ thuật diễn múa này của một kép người Quảng Đông nổi tiếng là Trần Phi Long. Khoảng năm 1949, bà cũng rất nổi tiếng qua vai Đào Tam Xuân. Bà đã thành lập hay giữ vai chính ở các gánh hát xưa như Nam Hưng, Phước Cương, Năm Phỉ, Tam Phụng, Nam Lân… Bước sang lãnh vực thoại kịch qua ban kịch Kim Cương của con gái là Kỳ nữ Kim Cương, bà chỉ đóng các vai mẹ già.

7.jpg (4.71 MB)
Nghệ sĩ Bảy Nam (phải) trong vở kịch Lá sầu riêng đóng chung với nghệ sĩ Kim Cương. Ảnh: Tư liệu của đoàn kịch Kim Cương.

Trước năm 1975, trong vở kịch “Bông hồng cài áo”, bà thủ một lúc hai vai bà mẹ, thể hiện khác nhau rất lão luyện. Khán giả không khỏi ngẩn ngơ và nín thở theo dõi tài diễn xuất của bà khi đóng vai bà mẹ điên, từ mái tóc xõa đến đôi mắt thẫn thờ, tay mân mê con búp bê nói những câu vô nghĩa…

Theo nghệ sĩ Kim Cương, bà rất khó tánh trong việc nghiên cứu nghệ thuật diễn xuất, luôn chú ý từng chi tiết thật nhỏ nhặt như giỏ trầu của người giàu phải khác giỏ trầu của người nghèo, vì cho rằng nếu thể hiện không đúng sẽ bị khán giả phê phán. Một lần trong một vai, cô Kim Cương đang khóc nhưng chạy lại đỡ thật nhanh cây đèn cầy ngã trên bàn thờ. Lập tức bị mẹ chỉnh sửa ngay vì cử chỉ phản xạ đó không phù hợp với một người đang bi lụy, mà phải bước đến chậm rãi.

*

Các nữ nghệ sĩ vừa góp phần quan trọng tạo dựng nên diện mạo sân khấu và điện ảnh miền Nam một thời. Dù người còn người mất, nhưng trong lòng khán giả đã từng thưởng thức tài nghệ của họ vẫn không quên.

 

ĐẶNG YÊN HÒA

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Một quyển sách tôi đã “ngấu nghiến” từ Lời giới thiệu đầu tiên cho đến Thư mục tham khảo ở những trang cuối cùng. Thần Khúc - tuyệt phẩm của đại thi hào Dante, đã bước ra khỏi “cung điện hàn lâm” để những độc giả bình dân như tôi...
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Khung cửa hẹp
Khung cửa hẹp
Mấy ngày chuẩn bị bước vô Mùa Chay, tôi lạc vào Khung Cửa Hẹp, đắm mình trong thế giới văn chương đầy mê hoặc của André Gide, với ngôn từ bay bổng, phóng khoáng “tê mê phới phới” qua lối dịch rất riêng của thi sĩ Bùi Giáng.