Phát hiện địa điểm có thể là Emmaus

Các nhà khảo cổ học cho rằng, có lẽ họ đã tìm được vị trí của thị trấn cổ Emmaus, nơi mà theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu đã xuất hiện trước hai môn đệ sau khi Người phục sinh.

Theo báo Haaretz, nhóm học giả tham gia dự án khảo cổ hợp tác giữa Pháp - Israel tại thị trấn có tên Kiriath Yearim vừa khai quật được một bức tường cổ có kích thước khổng lồ vào thời kỳ Hy Lạp hóa (sau cái chết của Alexander Ðại đế vào khoảng năm 323 trước Công Nguyên đến thời điểm trỗi dậy của đế quốc La Mã năm 31 TCN). Các chuyên gia nghi vấn bức tường này thuộc về pháo đài do một vị tướng của vương triều Seleukos ra lệnh xây dựng. Ông có thể cũng là người đã đánh bại thủ lĩnh Do Thái nổi tiếng từng được nhắc đến trong câu chuyện về Hanukkah.

Kiriath Yearim là Emmaus?

Kiriath Yearim nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống ngõ vào Jerusalem. Nó xuất hiện nhiều lần trong Cựu Ước và được cho là địa điểm bảo quản Hòm Bia Giao Ước, tức chiếc rương bằng gỗ nạm vàng chứa hai tấm thạch bia khắc Mười Ðiều Răn, trong nhiều thập niên trước khi vua David mang về Jerusalem. Các nhà nghiên cứu nói phát hiện mới có thể giúp xác định vị trí của thị trấn vô cùng nổi tiếng trong Kinh Thánh là Emmaus. Theo Phúc Âm thánh Luca, trên con đường dẫn đến Emmaus, Chúa Giêsu đã lần đầu tiên hiện thân trước hai môn đệ sau khi Người phục sinh.

Khu vực khảo cổ ở thị trấn Kiriath Yearim, nơi nhiều khả năng chính là Emmaus

Tân Ước ghi lại hai vị tông đồ đang đi bộ từ Jerusalem đến Emmaus thì Thầy bất ngờ gia nhập cuộc hành trình của họ. Tuy nhiên, hai vị lại không nhận ra được người đang đi cùng mình là Chúa Giêsu. Sau đó, trong lúc leo lên gần đến Emmaus, Chúa Giêsu chấp nhận lời mời dùng bữa và ở với các môn đệ vì màn đêm đã buông xuống. Sau khi Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông, mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Chúa Giêsu đã biến mất trước mặt hai người sau đó. Phúc Âm Luca cũng nói rõ ngôi làng Emmaus nằm cách Jerusalem khoảng 12 cây số.

Tờ Haaretz đưa tin nhóm nghiên cứu sẽ công bố báo cáo vào ngày 24.10, theo đó đưa ra kết luận có tầm ảnh hưởng đối với ngành khảo cổ học Kinh Thánh. Ðồng trưởng nhóm là nhà khảo cổ học Israel Finkelstein của Ðại học Tel Aviv (Israel) và giáo sư Thomas Römer thuộc Collège de France (viện nghiên cứu và giảng dạy danh tiếng nhất của Pháp). Hai ông nhận định ngọn đồi có thị trấn Kiriath Yearim và thị trấn liền kề Abu Gosh có thể được xem là Emmaus, cũng là nơi đóng quân của tướng Bacchides thuộc vương triều Seleukos theo Cựu Ước.

Sách Maccabee đã liệt kê một loạt các thành phố phụ cận Jerusalem được tướng Bacchides xây pháo đài kiên cố. Những thị trấn này lần lượt là Emmaus, Beth Horon, Bethel, Timnath, Pirathon, Tephon và Jericho. Hai học giả Finkelstein và Römer khẳng định Kiriath Yearim phải là Emmaus vì không có pháo đài nào từ thời Hy Lạp hóa ở phía tây Jerusalem phù hợp với các mô tả về thị trấn quan trọng này. “Về mặt địa lý, tôi nghĩ khoảng cách giữa nơi đây và Jerusalem vô cùng ăn khớp, nên tôi nghĩ Kiriath Yearim phải là Emmaus như Tân Ước từng ghi nhận”, giáo sư Römer cho biết.

Các ứng viên khác

Giống như báo Haaretz đã phân tích, đa số những địa điểm được liệt kê trong danh sách từ Sách Maccabee 1 đến 9 đều tập trung ở phía bắc, nam hoặc đông Jerusalem. Tại một số nơi, các nhà khảo cổ học đã khai quật được tàn tích của các kiến trúc kiên cổ từ thời Hy Lạp hóa. “Hai ông Finkelstein và Römer đã đưa ra một ứng viên có thể được chứng minh cả về khía cạnh khảo cổ học, địa lý lẫn địa hình”, theo giáo sư danh dự Benjamin Isaac của Ðại học Tel Aviv. Tuy nhiên, ông đánh giá các chuyên gia cần phải trình thêm nhiều chứng cứ khác trước khi kết luận Kiriath Yearim là Emmaus.

Giáo sư Isaac lưu ý phải có ít nhất 2 địa điểm khác nằm trong danh sách được chờ chứng minh là nơi Chúa Giêsu từng hiện ra sau khi chết. Theo đó, sử gia Eusebius thành Caesarea (Hy Lạp) vào thế kỷ thứ hai và thứ ba đề cử Emmaus Nicopolis, một thị trấn thời Byzantine tại Thung lũng Ayalon Valley gần nơi ngày nay là Latrun thuộc Israel. Emmaus Nicopolis đã bị tàn phá trong Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967 và tàn tích của nó giờ đây trở thành một phần của công viên quốc gia. Thế nhưng, khoảng cách giữa Emmaus Nicopolis và Jerusalem lại không phù hợp vì chúng cách nhau đến 24 km, gấp đôi so với thông tin trong Phúc Âm của thánh Luca.

Ứng viên còn lại hiện là làng Motza, nằm giữa Kiriath Yearim và Jerusalem. Nhưng địa điểm này cũng không thỏa mãn yêu cầu về khoảng cách vì quá gần.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cha François Ponchaud, nhân chứng lịch sử Campuchia, qua đời ở tuổi 86
Cha François Ponchaud, nhân chứng lịch sử Campuchia, qua đời ở tuổi 86
Cha François Ponchaud, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), vị linh mục người Pháp dành cả đời để phục vụ người dân Campuchia đã qua đời vào ngày 17.1.2025 ở tuổi 86.
"Chị có tin điều đó không?" 
"Chị có tin điều đó không?" 
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2025 (18 – 25.1.2025) có chủ đề “Chị có tin điều đó không?” tập trung vào việc khám phá lại và làm sâu sắc thêm đức tin chung của các Kitô hữu, như đã được tuyên xưng tại Công...
Tín hiệu tích cực cho Gaza
Tín hiệu tích cực cho Gaza
Ngày 15.1.2025, một tia hy vọng le lói ở Gaza khi lệnh ngừng bắn  giữa Hamas và Israel được công bố. Các giám mục Công giáo tại Thánh địa - gồm tất cả các giám mục Công giáo tại Giêrusalem, Palestine, Israel, Jordan và đảo Síp - đưa ra tuyên...
Cha François Ponchaud, nhân chứng lịch sử Campuchia, qua đời ở tuổi 86
Cha François Ponchaud, nhân chứng lịch sử Campuchia, qua đời ở tuổi 86
Cha François Ponchaud, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), vị linh mục người Pháp dành cả đời để phục vụ người dân Campuchia đã qua đời vào ngày 17.1.2025 ở tuổi 86.
"Chị có tin điều đó không?" 
"Chị có tin điều đó không?" 
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2025 (18 – 25.1.2025) có chủ đề “Chị có tin điều đó không?” tập trung vào việc khám phá lại và làm sâu sắc thêm đức tin chung của các Kitô hữu, như đã được tuyên xưng tại Công...
Tín hiệu tích cực cho Gaza
Tín hiệu tích cực cho Gaza
Ngày 15.1.2025, một tia hy vọng le lói ở Gaza khi lệnh ngừng bắn  giữa Hamas và Israel được công bố. Các giám mục Công giáo tại Thánh địa - gồm tất cả các giám mục Công giáo tại Giêrusalem, Palestine, Israel, Jordan và đảo Síp - đưa ra tuyên...
Đức Hồng y Stephen Chow kêu gọi lòng nhân ái, tha thứ và xây dựng hòa bình
Đức Hồng y Stephen Chow kêu gọi lòng nhân ái, tha thứ và xây dựng hòa bình
Trong thánh lễ kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Hồng Kông, Đức Hồng y Stephen Chow, dòng Tên, đã kêu gọi các tín hữu hãy cùng nhau hướng tới một thế giới hòa bình bằng cách sống yêu thương, tha thứ...
Khánh thành nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Khánh thành nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, đại diện Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã chủ tế lễ khánh thành nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
Đức Thánh Cha lên tiếng về việc trẻ em bị lạm dụng và bóc lột
Đức Thánh Cha lên tiếng về việc trẻ em bị lạm dụng và bóc lột
Trong bài giáo lý sáng ngày 8.1.2025, Đức Phanxicô đã nhắc nhở cộng đồng Kitô hữu về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đồng thời lên án mạnh mẽ mọi hành vi gây hại đến các em.
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tuyên bố chung về hòa bình giữa các tôn giáo tại Áo
Tuyên bố chung về hòa bình giữa các tôn giáo tại Áo
Tuyên bố chung cổ võ sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo đã được ký kết ngày 9.1.2025, tại Tòa Tổng giám mục Vienne, giữa Ðức Hồng y Christoph Schönborn, Tổng Giám mục Vienne cùng với Giáo sĩ Trưởng Do Thái giáo Jaron Engelmayer và ông Ümit Vural,...
Giáo hội tại Trung Quốc chung tay giúp đỡ nạn nhân động đất Tây Tạng
Giáo hội tại Trung Quốc chung tay giúp đỡ nạn nhân động đất Tây Tạng
Trận động đất kinh hoàng tại Tây Tạng vào ngày 7.1.2025 đã gây ra những mất mát to lớn, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và khiến hàng ngàn người mất nhà cửa.