Sức sống mãnh liệt

Trên đường đời, chúng tôi gặp nhiều hoàn cảnh người khuyết tật vụt lên sức sống mãnh liệt như ngọn lửa, không khác loài trai xoa vết đau thành ngọc. Gặp họ, ta phát sinh niềm cảm phục, và như được tiếp thêm năng lượng sống.

HInh 1 bai Suc song manh liet.jpg (379 KB)
Với một chân, võ sư Tạ Anh Dũng bằng ý chí và nghị lực, đã vượt lên chính mình, trở thành thầy dạy võ của bao thế hệ học trò

Anh Nguyễn Văn Cường ở Tắc Vân - Cà Mau, bị thương từ chiến trường K trở về, bị mất đôi chân, nên anh chỉ có thể di chuyển bằng đôi tay với hai cái ghế: tay đưa ghế này tới trước một chút, nhích lên, tay đưa ghế kia… Hai chiếc ghế nhỏ mòn nhẵn cùng anh quanh quẩn xóm làng trong một ngõ nhỏ. Nhưng số phận anh không dừng ở đó. Anh Cường đờn ca tài tử, cả đờn và ca đều tuyệt, nhờ rèn luyện, tố chất bẩm sinh và cả sức bật thoát ra từ nỗ lực khẳng định sự tồn tại có ích của mình. Bao nhiêu bài tân cổ, trích đoạn cải lương, anh thuộc lòng, đàn điệu nghệ… Bà con quanh vùng thích, mời anh đến trình diễn trong các đám tiệc. Anh được trả thù lao tương xứng với tài năng của mình. Cuộc sống một người khuyết tật nặng không còn tựa mỗi vào đồng lương thương binh. Anh có vợ, những đứa con, một gia đình.

Cũng là một người khuyết tật vận động, anh Ngô Văn Lộc (huyện Phước Long - Bạc Liêu) cụt một chân. So với anh Cường, anh chống nạng đi lại dễ dàng hơn. Nhưng, hoàn cảnh của anh lại rất khó khăn. Một túp lều lá ở vùng quê có hạng về sự nghèo khó. Chuyện đồng áng không dễ với mọi người lành lặn bình thường, nói chi khuyết tật, vậy mà anh gặt lúa ào ào không kém nông phu nào, và vẫn gặt thuê kiếm sống. Anh Lộc có bộ đồ cắt tóc trong hộp gỗ cũ, với khả năng cắt khá, anh trở thành chỗ cắt tóc quen thuộc của thanh niên, trẻ con cả làng. Dù chưa thoát được cái nghèo, nhưng anh sống có ích, cưới vợ sinh con, tạo nếp hạnh phúc đơn sơ bên cánh đồng lúa.

Ở đất Sài Gòn, ngay trung tâm thành phố, chúng tôi từng chứng kiến võ sư một chân Tạ Anh Dũng hàng ngày luyện tập ở công viên Tao Đàn. Bị tai nạn nhưng điều trị muộn, hoại tử, ông Dũng phải mất một chân khi hơn hai mươi tuổi. Ý chí bất khuất của “con nhà tông” võ thuật khiến tai họa kia không khác thắp lên ngọn lửa mạnh mẽ, ông tập luyện môn võ Tây Sơn Nhạn thành tựu, được cấp bằng về võ thuật, đạt chuẩn võ sư 18/18 năm 39 tuổi và trở thành thầy dạy của bao thế hệ học trò, không những thế, còn để lại dấu ấn trong nhiều hoạt động thể thao. Tấm gương của vị võ sư ngoài lục tuần này đã truyền cảm hứng cho bao người, về một nhân cách ý chí, một tài năng vượt lên số phận.

Hinh 2 bai Suc Song manh liet.png (3.78 MB)
Dịch giả Nguyễn Bích Lan - một tấm gương tự học, vượt lên nghịch cảnh…

Độc giả sách dịch hẳn không xa lạ với dịch giả Nguyễn Bích Lan. Từ nhỏ, chị Lan mắc phải chứng bệnh nan y loạn dưỡng cơ và đành bỏ dở việc học hành. Tưởng như mọi chuyện chấm dứt như chị viết trong tự truyện Không gục ngã: “Tuổi 14 của tôi trôi qua với những bức tường trắng lạnh lẽo của bệnh viện. Tuổi 15 của tôi cũng đang trôi đi trong một đường hầm tối tăm, mờ mịt không chút ánh sáng le lói. Năm tháng trước khi bước sang tuổi 16, tôi chạm vào cánh cửa của cõi chết”, hay “Buổi sáng hễ cứ mở mắt ra thì y như rằng tôi phải đối mặt với nỗi sợ khủng khiếp: phải làm gì để cho hết mười hai giờ đồng hồ phía trước. Có cách nào để giết từng giờ, từng phút, từng giây? Tôi đã không khóc khi bị tiêm nhiều đến mức muốn rụng cánh tay, không khóc khi bị cắt một mẩu cơ bắp ở chân để làm sinh thiết... Nhưng tôi khóc vì ngày của mình dài quá mà chẳng có cách nào giết chết thời gian... Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nếu cứ để sự trống rỗng ấy kéo dài mãi”. Ấy vậy mà rồi một lần nghe em trai học tiếng Anh, chị nhẩm lại từng từ. Với sự trợ giúp từ cậu em, Bích Lan đã miệt mài tự học tiếng Anh, không chỉ học những gì liên quan đến ngôn ngữ Anh mà còn học cả về lịch sử, địa lý, văn hóa… Chị lập ra kế hoạch chi tiết với thời gian biểu khắt khe. Ngay cả khi thân thể đớn đau, tinh thần chao đảo vì bệnh tật nhưng Bích Lan quyết không đầu hàng. Và, nỗ lực của chị được đền bù khi mở “Lớp học Cây Táo” dạy tiếng Anh cho trẻ em trong làng. Có lúc căn bệnh biến chứng sang tim khiến chị nằm liệt. Nhưng trong rủi có may, cũng thời gian này, Bích Lan tiếp xúc với máy tính, internet… và chị bước sang con đường dịch sách. Sau tác phẩm dịch đầu tiên được in năm 2002, dịch sách trở thành phương thức chữa bệnh và lẽ sống của Bích Lan. Chị hạnh phúc khi dịch xong cuốn sách, chia sẻ thông điệp tác giả gởi gắm đến mọi người. Qua Bích Lan, mọi người nhận ra tấm gương tự học, một người đầy nghị lực vượt qua nghịch cảnh. Niềm khát khao sống giúp chị chứng minh thử thách dù có lớn đến đâu cũng không mạnh bằng sức mạnh của con người. Lòng yêu đời, sự kiên nhẫn chính là “bệ đỡ” giúp chị trở thành một dịch giả có tiếng. Trong số nhiều tác phẩm dịch, có ba quyển tự truyện của chàng trai khuyết tật người Úc Nick Vujicic “Cuộc sống không giới hạn”, “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”, “Sống cho điều ý nghĩa hơn” do dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ. Đặc biệt, Bích Lan còn nhận được một số giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà Văn Việt Nam hay giải Sách Quốc gia cho tác phẩm dịch…

Biết bao con người khiếm khuyết nhưng tầm hồn tròn đầy, sức sống mãnh liệt đến khó tin, gặp hay nghe kể một lần là nhớ. Họ thuộc nhiều thành phần, ở mọi nơi, vươn lên tạo dựng đời sống, đi đứng được trên sức lực của chính mình. Mỗi câu chuyện về họ không khác cổ tích thời hiện đại, động viên mọi người gắng sức vươn cao, vươn xa.

THÀNH CÔNG - VĨNH LỘC

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Khi người tốt ra trận
Khi người tốt ra trận
Tại sao quỷ cũng phải bỏ chạy khi người tốt ra trận? Vì chúng sợ cơn phẫn nộ, sự chính trực và ý chí quyết tâm của họ. Bởi khi một người liêm chính phải đứng lên chiến đấu, chứng tỏ họ cần bảo vệ những điều quan trọng ở...
Nghĩa tử là nghĩa tận
Nghĩa tử là nghĩa tận
Đây không phải lời nói thoáng qua để rồi quên lãng, mà là một lối sống, một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.
Canh bông so đũa vùng nước mặn
Canh bông so đũa vùng nước mặn
Vùng bán đảo Cà Mau phù sa mới, mặn, môi trường khắc nghiệt cho các loài. Trên bờ vuông láng nếu trồng được chút khoai mì, chuối, rau, phải kỳ công tháo rửa cải tạo đất ghê gớm và tốn công phu chăm sóc rất nhiều mới có hy vọng.
Khi người tốt ra trận
Khi người tốt ra trận
Tại sao quỷ cũng phải bỏ chạy khi người tốt ra trận? Vì chúng sợ cơn phẫn nộ, sự chính trực và ý chí quyết tâm của họ. Bởi khi một người liêm chính phải đứng lên chiến đấu, chứng tỏ họ cần bảo vệ những điều quan trọng ở...
Nghĩa tử là nghĩa tận
Nghĩa tử là nghĩa tận
Đây không phải lời nói thoáng qua để rồi quên lãng, mà là một lối sống, một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.
Canh bông so đũa vùng nước mặn
Canh bông so đũa vùng nước mặn
Vùng bán đảo Cà Mau phù sa mới, mặn, môi trường khắc nghiệt cho các loài. Trên bờ vuông láng nếu trồng được chút khoai mì, chuối, rau, phải kỳ công tháo rửa cải tạo đất ghê gớm và tốn công phu chăm sóc rất nhiều mới có hy vọng.
Trượng lá trao đi
Trượng lá trao đi
Với tấm lòng yêu mến và nhiệt huyết phục vụ việc nhà Chúa, một nhóm gồm 6 thành viên đã khởi xướng một hành trình trao gởi yêu thương đầy ý nghĩa trong mùa Chay Thánh.
Thử thách đức tin ở người trẻ:  Lạt mềm buộc chặt
Thử thách đức tin ở người trẻ: Lạt mềm buộc chặt
Đã từng đối mặt với giai đoạn khó khăn khi con cái dần nguội lạnh với đời sống đạo, một số gia đình chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng và tự nhiên, vừa thu hẹp khoảng cách thế hệ, vừa gìn giữ đức tin cho con.
Tình yêu vô điều kiện
Tình yêu vô điều kiện
Tình yêu vô điều kiện chân thành, vô tư, không cần hồi đáp thật đẹp trong văn học, nhưng càng lớn, người ta càng thấy kiểu tình yêu đó thật xa vời, dường như chỉ hiện hữu ở bậc giác ngộ, thánh nhân.
Tình thương không cần lời nói
Tình thương không cần lời nói
Con người có lắm điều kỳ lạ, ví như sự yêu thương chạm tới mà không cần câu chữ nào với trẻ thơ.
Phụ huynh tìm sân chơi cho trẻ
Phụ huynh tìm sân chơi cho trẻ
Sống ở thành phố đất chật người đông, không gian cho trẻ hoạt động vui chơi thoải mái rất ít. Phụ huynh cũng không an tâm để con đi xa ngoài tầm mắt. Tuy nhiên, vẫn có những ba mẹ năng động luôn tìm kiếm một mảnh sân cho các...
Tình yêu có phân biệt tuổi tác?
Tình yêu có phân biệt tuổi tác?
Nhiều ý kiến cho rằng người thời xưa hay “tô hồng”, bình thường hóa chuyện tình chênh lệch tuổi tác.