Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian (Ga 1,29), rồi lại làm chứng Ngài là Con Thiên Chúa (Ga 1,34). Hai tước vị này có liên quan với nhau không?
Đọc lại cả bài Phúc Âm Mt 2,1-12. Theo bạn, nhờ đâu mà các nhà chiêm tinh gặp được vị Vua mới sinh của cả nhân loại?
Đức Maria là phụ nữ được mang tước hiệu cao trọng là Mẹ Thiên Chúa làm người. Bạn có thấy Mẹ Maria xa cách bạn vì Mẹ được Chúa ban những tước hiệu độc nhất vô nhị không?
Chiêm ngắm sự nghèo khó và khiêm tốn của Con Thiên Chúa làm người qua bài Tin Mừng này. Bạn có cảm được sự lúng túng và bối rối của đôi vợ chồng trẻ Maria và Giuse khi phải sinh con trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn? Bạn có cảm được niềm vui của những người chăn chiên không?
Đức Maria có thai do (ek) Thánh Thần (Mt 1,18). Đây là một mầu nhiệm mà chúng ta không hiểu thấu. Việc thụ thai Đức Giêsu có sự can thiệp đặc biệt của chính Thiên Chúa. Thiên Chúa Cha muốn Con Một của mình làm người như chúng ta, nhưng cũng có điều khác chúng ta. Người Con này có nguồn gốc thần linh từ chính Thiên Chúa.
Đức Giêsu ca ngợi sự cao trọng của Gioan Tẩy giả, dù ông chỉ là người dọn đường (Mt 11,10). Theo bạn, điều gì làm nên sự cao trọng của ông? Để Chúa đến với thế giới hôm nay, theo ý bạn, cần dọn dẹp con đường nào trước nhất?
Người có lòng hối cải được ví như cây sinh trái tốt. Chúa mời gọi cây đời bạn sinh trái gì trong Mùa Vọng này? Hối cải là ra khỏi sự tự mãn. Bạn thấy người Công giáo có dễ tự mãn vì mình là con cái Chúa không?
Theo bạn, Mùa Vọng có phải là thời gian ngóng đợi không? Người Kitô hữu ngóng đợi biến cố nào chưa xảy ra?
Trong bài Tin Mừng này, anh trộm lành nói đến việc Đức Giêsu vào Nước của Ngài, qua đó anh tin Đức Giêsu là một vị Vua.
Câu chuyện trong bài Tin Mừng này diễn ra trong khuôn viên Đền thờ Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem vào thời Đức Giêsu gọi là Đền thờ thứ hai. Đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ trong tương lai của ngôi Đền thờ này
Trước khi có cuộc tranh luận trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu đã phải đối diện với mấy cuộc tranh luận khác và tranh luận với ai?
Đọc Lc 19,5. Tại sao Đức Giêsu nói mình phải ở lại nhà ông Dakêu? Tìm câu trả lời trong Lc 19,10.
Khi đọc những dụ ngôn đặc biệt của Luca như dụ ngôn về người Samaritanô nhân hậu, về người cha nhân hậu, về ông nhà giàu và Ladarô, cũng như về dụ ngôn hai người lên Đền thờ cầu nguyện trong bài Tin Mừng hôm nay, bạn thấy chúng có nét nào chung?
Đọc Lc 18, 2.4. Bạn nghĩ gì về tính cách của ông quan tòa này? Ông có giống với nhân vật ở sách Khôn ngoan 2,10-11 không?
Một trong những định nghĩa của tôn giáo là “mối liên hệ giữa con người với Thượng đế”. Mối liên hệ này được thể hiện qua lời cầu nguyện. Người có tôn giáo tức là người cầu nguyện. Cầu nguyện là đặc điểm chung của mọi tôn giáo.
Nếu bạn là người phong được chữa lành thì bạn có trở lại ngay để cám ơn Thầy Giêsu không?
Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay có làm bạn được giải thoát không? Bạn có thấy mình được mời gọi để trở nên siêu thoát, khiêm tốn, dù mình đã làm nhiều điều cho Chúa không?
Vực thẳm lớn ở đời sau ngăn cách ông nhà giàu và Ladarô đã bắt đầu khi nào ở đời này?
Đọc Lc 16,13. Theo bạn, tại sao ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của (Mammôn) được?
Tìm những điểm chung có trong ba dụ ngôn chiên lạc, đồng bạc bị mất và người cha nhân hậu. Tại sao Đức Giêsu kể ba dụ ngôn này?