Tái bút gửi Simon-Phêrô

Anh Phêrô đáng kính!

Trong ba lá thư ngỏ, tôi xưng hô “cậu - tớ” với anh. Từ nay tôi xin rút lại cách xưng hô ấy. Tôi vẫn coi anh như người bạn nối khố. Nhưng bỗng tôi thấy lòng kính trọng đối với anh đang lớn lên và bao trùm hết cả hai chữ thân thương của chúng ta. Tại sao vậy? Những hình ảnh sau đây sẽ trả lời câu hỏi ấy.

Hình ảnh 1. Tôi thấy anh đứng trước hàng ngàn thính giả. Hàng ngàn cặp mắt không chớp. Hàng ngàn cái miệng há ra mà quên khép lại. Họ say mê nghe anh thuyết giảng. Anh dẫn chứng Kinh Thánh một cách nhuần nhuyễn y như một giáo sư Kinh Thánh loại cao cấp. Bố cục bài giảng rất chặt chẽ, để dẫn đến một kết luận. Đó là Đức Giêsu đã bị đóng đinh, đã bị mai táng và đã sống lại. Đó là Đấng Cứu Thế mà các sứ ngôn đã tiên báo và nôn nóng chờ đợi suốt dòng lịch sử mười ba thế kỷ.

Giọng nói của anh có lúc chắc nịch như chém đinh chặt sắt; có lúc rỉ rả ôn tồn như mời gọi, như an ủi. Mọi người cảm thấy nhói trong tim, phải vội lấy hai bàn tay úp lấy lồng ngực... Họ hối hận vì đã vô tình trước cái chết oan khiên của Đấng Cứu Thế. Họ nhao nhao hỏi anh: “Bây giờ chúng tôi phải làm gì?”

Ba ngàn người cúi đầu xin tin và xin thanh tẩy.

Anh Phêrô kính mến. Tôi không thể hiểu được sự kiện này. Tôi hỏi ý kiến mọi người xung quanh. Ai cũng lắc đầu, không thể hiểu được. Tôi chỉ biết chắp tay xá anh ba cái. Tôi chỉ biết ngước mắt lên trời, để tìm Thầy. Tôi không thấy Thầy, nhưng vẫn cảm thấy Thầy đang ở trong tâm của anh. Tôi xá Thầy một ngàn cái.

Hình ảnh 2. Một ông què. Què từ ngày lọt lòng mẹ. Què hơn bốn mươi năm. Què lê lết và nghèo lây lắt. Ông ta chăm chăm nhìn anh, hy vọng có một vài đồng xu rơi bịch vào cái nón rách. Anh móc túi tìm tiền. Túi lép kẹp. Anh trợn mắt nhìn vào mặt ông què, nói như ông tướng đọc lệnh trước hàng quân:

“Anh nhìn vào mặt tôi nè. Vàng bạc và tiền nong thì tôi không có. Nhưng tôi có cái này... Đó là nhân danh Đức Giêsu Nadarét, tôi cho anh đứng dậy mà đi”.

Bàn tay anh và bàn tay ông què siết lấy nhau. Anh kéo ông què. Ông què đứng dậy. Đứng rồi thấy chân mình vững, giậm ba cái, rồi nhảy tưng tưng y như trẻ con. Quần chúng bu lại, trợn mắt, há hốc miệng để nhìn. Nhìn ông què chạy nhảy. Ngắm anh đang đứng khoanh tay. Người ta tưởng anh là ông Thần giáng thế. Uy tín của anh bốc lên như diều gặp gió. Người ta mê anh như thần tượng. Người ta giành nhau để vuốt vai anh, để hôn tà áo của anh. Có một bà già quỳ mọp dưới chân anh, chắp tay xá lia lịa. Tôi đứng chết trân như pho tượng. Chẳng nhìn ai. Chẳng nhìn anh. Chỉ muốn nhìn Thầy. Không thấy Thầy. Đành nhắm mắt lại. Có một bàn tay vô hình đang dìu dắt anh, đang uốn nắn anh như một điêu khắc gia đang thổi hồn mình vào một tác phẩm nghệ thuật. Tôi cảm thấy một trang sử vừa lật qua.

Hình ảnh 3. Một rừng quan tòa. Ông nào cũng nghiêm nghị như đấng thiên triều. Khăn áo chỉnh tề. Râu ria tỉa tót. Ngồi im phăng phắc. Đa số quan tòa thuộc phe Xađốc, một phe rất dị ứng với niềm tin vào sự kiện phục sinh.

Tôi thấy anh và Gioan đi vào, mỗi người có hai vệ binh kề hai bên. Các anh đứng giữa sảnh đường, hiên ngang như hai cây cổ thụ. Các quan tòa trố mắt nhìn, nhưng vẫn im phăng phắc. Thượng tế Caipha trịnh trọng vuốt râu một cái rồi lấy ngón tay trỏ phải chỉ thẳng vào mặt các anh, giọng nói như sấm sét.

- Nhờ quyền năng nào và nhân danh ai mà các người đã làm những điều ấy?

- Kính thưa quý vị thủ lĩnh, kính thưa quý vị kỳ mục, quý vị thắc mắc về việc chúng tôi đã làm cho ông què này được khỏi tật và đi được. Vậy xin quý vị và toàn dân Ítraen biết cho rằng: Nhờ danh Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã cho ông què này được lành mạnh. Đức Giêsu là người làng Nadarét mà quý vị đã đóng đinh vào khổ giá. Nhưng Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết. Người là tảng đá mà quý vị loại bỏ, thì nay đã trở nên đá góc. Anh Phêrô ơi! là một thằng thuyền chài, dốt đặc cán mai, dài cán thón, thế mà hôm nay anh đứng hiên ngang và thuyết giảng hùng hồn trước rừng người trí thức của thủ đô. Ông nào cũng lắc đầu, vừa thán phục vừa ấm ức. Ấm ức mà chẳng nói nên lời. Ông què được anh chữa lành đang đứng sờ sờ ra đó. Ông ta chỉ cần nhấc chân một cái cũng đủ để bịt miệng tất cả bấy nhiêu ông quan tòa.

Rừng người trí thức mời hai anh ra ngoài, để họ âm thầm bàn kế hoạch đầu hàng. Họ không dám dẫn độ các anh trở lại trại giam. Họ chỉ còn một cách là năn nỉ, là van xin các anh đừng rao giảng Đức Giêsu nữa. Đã thua đậm, bây giờ lại thua nữa. Tôi thấy rừng người trí thức sụ mặt xuống khi nghe anh tuyên bố: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là nghe lời các ông”.

Nói xong, hai ông quay ngoắt ra về. Vừa đi vừa nhón gót. Vừa đi vừa ca hát. Đứng nhìn các anh ngoe nguẩy ra về. Tôi ngậm ngùi nhớ lại lời Thầy căn dặn từ năm xưa: “Anh em đừng sợ thế gian. Họ chẳng làm gì được anh em đâu”.

Anh Phêrô ơi! Mừng cho anh. Thương anh vô vàn.

Hình ảnh 4. Bà Linh Dương, một chứng tá Tin Mừng của Gióppê. Người nghèo nhìn bà như một vị cứu tinh. Chị em phụ nữ coi bà như đầu tàu của nhóm truyền giáo. Mừng quá! Vinh dự quá! Bỗng dưng bà nằm xuống, nhắm mắt và tắt thở. Người nghèo gục đầu thất vọng. Các bà phụ nữ khóc òa lên. Chả biết làm gì bây giờ. Chỉ biết tắm rửa và mặc áo đẹp cho bà. Và ... lại khóc thê thảm.

Người ta báo tin buồn cho anh. Anh vội vã đến, hấp tấp leo cầu thang. Anh làm hiệu cho mọi người đi ra, không nói một lời, vì anh đang thất vọng. Anh quỳ một mình bên giường người quá cố, chắp tay, cúi đầu cầu nguyện. Anh van xin Thầy ra tay cứu vớt. Thần linh của Thầy nhập vào anh, thấm vào từng mạch máu li ti đang luồn lách chảy trong cơ thể của anh. Nhiệt độ tăng lên 38,39,40 độ... Bỗng anh ngẩng đầu, ngước mắt nhìn thẳng vào mặt xanh xám của người đã chết, ra lệnh như Thầy vẫn làm: “Bà Tabitha, trỗi dậy!” Bà Linh Dương mở mắt, chớp chớp và ngồi dậy... Mọi người sững sờ một giây, rồi lại khóc òa lên. Khóc vì mừng quá. Khóc vì thương quá. Người ta ôm bà Linh Dương để mừng. Người ta ôm anh để tôn vinh. Tin vui bùng vỡ! Tin mừng bùng vỡ!...

Hình ảnh 5. Trên đường phố lờ mờ, anh lững thững bước. Ngơ ngơ. Bỗng anh đứng lại ngó trước nhìn sau, rồi đi vội về căn nhà của bà Maria, mẹ của Máccô. Anh đập cổng thình thình mọi người cảm thấy thót tim. Cô Rôđê rón rén ra ngó. Thấy anh, cô ta mừng quá! Mừng quá, mà quên mở cổng. Hắn chạy vào nhà báo tin.

- Ông Phêrô về rồi!

- Mày khùng hả!

Mọi người chạy ra mở cổng. Thấy anh, mọi người sửng sốt. Anh lấy ngón tay trỏ đặt lên môi. Mọi người im lặng đi vào, im lặng ngồi nghe anh kể chuyện. Anh rỉ rả kể chuyện, kể thật nhỏ. Ai nấy nín thở để nghe, sợ bỏ sót một lời vàng ngọc.

Đêm ấy, anh ngồi trong phòng biệt giam, chờ sáng hôm sau, dâng đầu cho vua Hêrôđê. Hai tay: hai xiềng. Hai chân: hai xiềng. Bỗng xiềng rơi xuống leng keng. Có ai đó bảo anh khoác áo choàng và đi theo. Đi tới cửa phòng, cửa phòng mở ra. Đi tới cổng trại giam, cổng mở toang. Hai người cứ đi, đi mãi. Bỗng người dẫn đường biến mất. Định thần lại, anh mới biết người dẫn đường ấy là Sứ Thần của Chúa. Người thật chứ không phải người trong mơ. Và anh được Thầy cứu thoát thật, chứ không phải là chuyện chiêm bao.

Anh Phêrô ơi!

Từ câu chuyện Thiên Thần dẫn anh ra khỏi trại giam, tôi không còn thấy anh nữa. Anh đi đâu, tôi không biết. Mãi sau này tôi mới được bạn bè cho hay là anh sang tận Rôma. Ở đấy anh lại trở thành thần tượng. Thần tượng của dân chúng. Thần tượng của cả bọn lính cai tù. Tôi nghe nói có một lần nào đó, tên cai tù cũng quỳ xuống xin hôn tay anh. Chả biết có đúng hay không. Nhưng nếu có, thì cũng dễ hiểu thôi.

Chúc anh mãi mãi là nền tảng, để Thầy xây Giáo Hội của Người. Chúc anh mãi mãi chỉ rao giảng một mình Thầy mà thôi. Sống vì Thầy, mà chết cũng vì Thầy. Nhớ nha!

Thân mến vô vàn.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.