Thánh đường Hồi giáo được đổi tên thành Ðức Maria - Mẹ Chúa Giêsu

Một trong các thánh đường Hồi giáo ở Thủ đô Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất - UAE) vừa được đổi tên, theo yêu cầu của Thái tử Mohammed Bin Zayed Al Nayan. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ mở đầu cho cuộc đối thoại liên tôn.

Theo Thái tử Abu Dhabi Mohammed Bin Zayed Al Nahyan, việc đổi tên nhằm “củng cố các mối quan hệ giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau”. Từ nay, giáo đường này sẽ mang tên Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Ban đầu, quyết định này khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng trong thực tế nó mang lại một thông điệp quan trọng và phù hợp với lịch sử đạo Kitô và Hồi giáo.

Thái tử Abu Dhabi Mohammed Bin Zayed Al Nahyan và Đức cha Paul Hinder, Đại diẹn Tông Tòa tại miền nam Ả Rập

Thật vậy, Đức Trinh Nữ Maria đóng một vai trò trọng tâm trong đạo Hồi, mà nhiều người phương Đông thường không hay biết. Đối với tín hữu Hồi giáo, Maryam (theo tên của Ngài trong Kinh Coran) thật sự là mẹ Đức Giêsu (còn được gọi là Issa), dẫu họ không nhận ra mầu nhiệm nhập thể theo nghĩa của các Kitô hữu. Hơn nữa, Kinh Coran xác thực mẹ Đức Giêsu chuyên cần lắng nghe, tin tưởng và thực hành mau mắn lời Thượng Đế. Và theo Kinh này, Đức Giêsu vừa là ngôn sứ vừa là đấng Mêsia. Chương 19 của Kinh Coran viết dành riêng cho Mẹ như sau:

“[Đức Maria] thưa: “Làm sao tôi có thể có con, khi không một nam nhân nào đụng chạm đến tôi?”[Sứ thần Gabriel] đáp: “Sẽ xảy ra như thế! Thiên Chúa đã phán: “Điều này dễ với Ta !” Và chúng ta sẽ khiến Ngài nên dấu chỉ cho các dân, đó là do lòng thương xót của chúng ta. Việc này đã được quyết định”.

Do đó Maria mang thai [hài nhi], và cùng hài nhi ẩn dật tại một nơi xa.

Các thành viên những cộng đoàn Hồi giáo đầu tiên trốn khỏi bán đảo Ả Rập thế kỷ thứ VII để đến Abyssinie (tương đương với Ethiopia bây giờ), nhằm tránh các cuộc bách hại họ phải chịu. Lúc ấy, Négus, nhà vua phần đất châu Phi này đã được truyền bá Phúc Âm hai thế kỷ trước nên cũng là một Kitô hữu. Ông yêu cầu họ giải thích về đạo Hồi, vì ông thật sự không biết. Khi nghe cách người Hồi tôn kính Đức Mẹ, vua Négus liền chấp nhận bảo trợ họ.

Có hai phụ nữ đặc biệt nổi bật trong Hồi giáo, người đầu tiên chính là Fatima, con gái tiên tri Mohammed, cũng là phu nhân của ngài Ali ben Talib (người kế vị Mohammed theo truyền thống). Phụ nữ thứ hai là Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu. Tên con gái của vị tiên tri - Fatima az-Zahra (“người nổi tiếng”) - đã được đặt cho nhiều địa điểm thờ tự trong nền văn hóa của dòng Sunni và Shia. Còn Mẹ Maria ít được biểu hiện hơn. Về điều này, quyết định của Thái tử Abu Dhabi là một dấu chỉ quan trọng, bén sâu vào gốc rễ chung của hai tôn giáo, để phát đi một thông điệp hòa bình và hiểu biết lẫn nhau.

Đức cha Paul Hinder, Đại diện Tông tòa tại miền nam Ả Rập nhận định với hãng tin Gulf News: “Maryam Umm Eisa (“Maria mẹ Đức Giêsu”), tên gọi mới này khiến tôi rất vui. Vương Cung Thánh Đường của chúng tôi, cách đó không xa, đã nhận Thánh Giuse làm Đấng bảo trợ. Như vậy từ nay, chúng tôi có cả một khu phố thuộc Thánh Gia thất”. Ngài hoan nghênh quyết định nêu trên biểu thị lòng “bao dung”, và vui mừng khi thấy các mối tương quan được tái khẳng định, nhằm đoàn kết Kitô hữu với người Hồi giáo. Ngài nhắc lại: Đức Trinh Nữ Maria “đầy ân sủng”; vậy Mẹ mang nơi mình dấu chỉ đặc biệt của Chúa, biểu thị nữ tính đặc trưng của Mẹ và tình yêu Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại.

Thủ đô Abu Dhabi (các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất - UAE)

Trong bối cảnh tại nhiều nơi, các tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo không hiểu biết lẫn nhau, đầy sợ hãi, thậm chí căng thẳng, tên mới của ngôi thánh đường Hồi giáo còn hơn cả một biểu tượng. Đức cha Paul Hinder phát biểu tiếp: “Tôi xác tín rằng đây là một tín hiệu cực mạnh của Thái tử. Qua đó, ngài khẳng định ý muốn đóng góp vào nền hòa bình giữa các cộng đồng của chúng ta, vào sự hiểu biết hỗ tương cả trong nước, lẫn khu vực”.

Hàng trăm Kitô hữu, chủ yếu là dân nhập cư, gồm Tin Lành lẫn Công giáo, đang sinh sống tại UAE. Trong khi các cuộc khủng hoảng gia tăng, đặc biệt trong khu vực, với sự đe dọa của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, quốc gia này đang cố khẳng định ý muốn bảo vệ tinh thần đối thoại liên tôn cực kỳ quý báu. Tình bằng hữu giữa các tôn giáo cũng vốn được vun đắp tại UAE từ lâu. Vừa qua, các thành viên giáo xứ Al-Ain đã quyết định mở cửa thánh đường để mời tín hữu đạo Hồi đọc giờ kinh thứ tư trong ngày (“Salat al-Maghrib”, Kính chào Thượng Đế lúc hoàng hôn). Gần hai trăm tín đồ Hồi giáo, chủ yếu gồm công nhân nhập cư, đã đáp lại lời mời gọi này.

VIẾT HIỆP

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðẩy lùi niên đại của các cuộn giấy Biển Chết
Ðẩy lùi niên đại của các cuộn giấy Biển Chết
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí năng nhân tạo (AI) để một lần nữa khám phá các cuộn giấy Biển Chết, và phát hiện thu được có thể mở rộng hiểu biết của nhân loại về Do Thái giáo và Kitô giáo đời đầu.
Đức Lêô XIV kêu gọi “trách nhiệm và lý trí” trong cuộc xung đột Iran-Israel
Đức Lêô XIV kêu gọi “trách nhiệm và lý trí” trong cuộc xung đột Iran-Israel
Ðức Thánh Cha đã lên án sự leo thang quân sự diễn ra giữa Iran và Israel, đồng thời kêu gọi các bên hãy đối thoại trên tinh thần vì một thế giới không bị đe dọa hạt nhân.
Đức Thánh Cha chia buồn với gia đình nạn nhân vụ máy bay rơi ở Ấn Ðộ
Đức Thánh Cha chia buồn với gia đình nạn nhân vụ máy bay rơi ở Ấn Ðộ
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIV đã cùng với Hội đồng Giám mục Ấn Ðộ (CBCI) bày tỏ sự đau buồn và mời gọi cùng cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ rơi máy bay thảm khốc ở Ahmedabad (Ấn Ðộ).
Ðẩy lùi niên đại của các cuộn giấy Biển Chết
Ðẩy lùi niên đại của các cuộn giấy Biển Chết
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí năng nhân tạo (AI) để một lần nữa khám phá các cuộn giấy Biển Chết, và phát hiện thu được có thể mở rộng hiểu biết của nhân loại về Do Thái giáo và Kitô giáo đời đầu.
Đức Lêô XIV kêu gọi “trách nhiệm và lý trí” trong cuộc xung đột Iran-Israel
Đức Lêô XIV kêu gọi “trách nhiệm và lý trí” trong cuộc xung đột Iran-Israel
Ðức Thánh Cha đã lên án sự leo thang quân sự diễn ra giữa Iran và Israel, đồng thời kêu gọi các bên hãy đối thoại trên tinh thần vì một thế giới không bị đe dọa hạt nhân.
Đức Thánh Cha chia buồn với gia đình nạn nhân vụ máy bay rơi ở Ấn Ðộ
Đức Thánh Cha chia buồn với gia đình nạn nhân vụ máy bay rơi ở Ấn Ðộ
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIV đã cùng với Hội đồng Giám mục Ấn Ðộ (CBCI) bày tỏ sự đau buồn và mời gọi cùng cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ rơi máy bay thảm khốc ở Ahmedabad (Ấn Ðộ).
Doanh nhân Công giáo làm “ngọn hải đăng hy vọng”
Doanh nhân Công giáo làm “ngọn hải đăng hy vọng”
Đức Giám mục Antonius Subianto, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia (KWI), đã kêu gọi các doanh nhân và chuyên gia Công giáo (PUKAT) sống đức tin sâu sắc, trở thành “ngọn hải đăng của hy vọng và lòng trắc ẩn” trong thế giới kinh doanh.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Phúc Châu
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Phúc Châu
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Lâm Vận Đoàn, 73 tuổi, làm Giám mục Phụ tá Phúc Châu.
Caritas quốc tế được vinh danh tại Nhật Bản 
Caritas quốc tế được vinh danh tại Nhật Bản 
Caritas quốc tế, mạng lưới bác ái toàn cầu do Giáo hội điều hành, đã được Đại học Công giáo Nanzan, Nhật Bản, trao Giải thưởng Nhân phẩm năm 2025, ghi nhận nhiều thập niên phục vụ các cộng đồng dễ tổn thương trên toàn thế giới.
Đức Thánh Cha tái lập việc trao dây Pallium tại Rome
Đức Thánh Cha tái lập việc trao dây Pallium tại Rome
Ðức Lêô XIV tái lập truyền thống làm phép và trao dây Pallium từ thánh lễ ngài sẽ cử hành lúc 9 giờ 30 ngày 29.6.2025 cho các tân tổng giám mục.
Chân phước Acutis và Frassati sẽ được tuyên thánh vào tháng 9.2025
Chân phước Acutis và Frassati sẽ được tuyên thánh vào tháng 9.2025
Trong Công nghị diễn ra sáng ngày 13.6, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã ấn định ngày hai vị Chân phước Acutis và Frassati được nâng lên hàng hiển thánh đó là ngày 7.9.2025. Trước đó, ngày 20.11.2024, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố...
Phát hiện thanh kiếm có liên hệ với sự kiện Xuất Hành
Phát hiện thanh kiếm có liên hệ với sự kiện Xuất Hành
Các nhà khảo cổ học Ai Cập trong năm 2024 đã khai quật một thanh kiếm cổ được cho là thuộc về quân đội của pharaoh Ramses II.