Thanh tẩy

(CN XXII TN - năm B - Mc 7,1-8a.14-15.21-23)

“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).

Thanh tẩy là việc tẩy rửa khỏi tội lỗi hay sự ô uế, trong Cựu Ước dùng nghi thức tắm rửa, nhưng trong giao ước mới, nhờ máu Chúa Giêsu Kitô.

oue.jpg (324 KB)

Thanh tẩy khỏi nhơ uế:

- Sau khi tiếp xúc với điều nhơ uế, chẳng hạn đụng phải hay ăn thịt con vật để ăn thịt đã chết, “Ai ăn thịt xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều, ai mang xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều” (Lv 11,40; x. Lv 15,1-12.19-23; 17,15-16; Ds 19,10.20).

- Sau cơn bệnh, chẳng hạn: “Khi người bị lậu được lành bệnh, nó phải tính bảy ngày mới được thanh tẩy, nó phải giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và nó sẽ ra thanh sạch” (Lv 15,13-15; x. Lv 14,1-32).

- Sau khi sanh và kinh nguyệt: “Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa” (Lc 2,22 x. Lv 12,1-8 2Sm 11,2-4).

Thanh tẩy khỏi tội lỗi: “Nếu chúng ta đi trong ánh sáng, cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi” (1Ga 1,7; x. Ds 19,1-9; G 1,5; Dt 1,3; 9,16-24; 1Ga 1,9).

Thanh tẩy dân:

- Các tư tế và các thầy Lêvi: “Các thầy Lêvi, trăm người như một, đã thanh tẩy mình: tất cả đều thanh sạch, nên họ đã sát tế chiên Vượt Qua cho những người đi đày trở về, cho anh em của họ là các tư tế, và cho chính họ” (Er 6,20; x. Xh 30,18-21; Lv 16,24-28; Ds 8,5-22; 19,7; 2Sb 4,6; Nkm 12,30; 13,22.30).

- Giáo dân: “… Bấy giờ ông Phaolô đem bốn người kia theo, và ngày hôm sau ông cũng làm nghi lễ tẩy uế với họ. Rồi ông vào Đền Thờ và loan báo ngày kết thúc thời gian tẩy uế, là ngày phải dâng lễ vật cầu cho mỗi người trong nhóm họ” (Cv 21,24-26; x. St 35,1-2; Ds 19,20; 31,19; 2Sb 30,13-20; Is 66,17).

Thanh tẩy các đồ vật:

- Đền thờ: “Năm thứ mươi tám triều đại của vua, sau khi thanh tẩy xứ sở và Nhà Đức Chúa, vua sai… đi trùng tu Nhà Đức Chúa, Thiên Chúa của Vua” (2Sb 30,8; x. 2Sb 29,15-19; Nkm 13,6-9; Ed 45,18-20).

- Các đồ vật thánh hiến: “Mỗi ngày ngươi sẽ lấy một con bò mà dâng lễ tạ tội, làm lễ vật xá tội; ngươi sẽ dâng lễ tạ tội để thanh tẩy bàn thờ khi cử hành lễ xá tội trên đó, rồi xức dầu bàn thờ để thánh hiến” (Xh 29,36; x. Lv 8,15; 1Sb 23,28).

Linh Mục phaolô Phạm Quốc Túy - GP Phú Cường

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Thân thể Đức Kitô
Thân thể Đức Kitô
Sách Châm Ngôn mời gọi “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế” (Cn 9,5). Chúa Giêsu tự giới thiệu “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng chính là...
Bánh
Bánh
Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).