Cùng với sự ra đời của sách, nghề đóng sách cũng đã tồn tại lâu nay. Từ thời Trung cổ, việc đóng sách đòi hỏi sự hội tụ của tất cả tinh hoa các ngành nghề, từ thuộc da, sản xuất giấy, kim hoàn, mộc, thêu thùa, hóa chất, hội họa và cả những dụng cụ y khoa, nha khoa, ấn loát... Tại Việt Nam, những kiến thức về ngành này chưa thật chỉn chu và bài bản, nhưng nghề đóng sách cũng đã có từ rất lâu và đã từng được các nghệ nhân chăm chút, học tập từ nghệ thuật đóng sách của châu Âu trong thời Pháp thuộc.
![]() |
Văn phòng phía Nam của Hội Xuất Bản Việt Nam (161B Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3- TPHCM) phối hợp với nghệ nhân Dư Thanh Khiêm chuẩn bị tổ chức khóa học đóng sách nghệ thuật dành cho các đối tượng quan tâm. Đến với khóa này, học viên sẽ được nghệ nhân Dư Thanh Khiêm hướng dẫn đầy đủ và bài bản về nghệ thuật đóng sách của thế giới mà ông đã từng đi, học hỏi và trải nghiệm. Qua đây, ông cũng mong muốn mọi người hiểu hơn về giá trị của việc đóng sách, không đơn thuần là những công đoạn đơn giản mà là cả một nghệ thuật. Người học sẽ được cung cấp các kiến thức về việc bảo vệ sách trong điều kiện khách quan và chủ quan như thời tiết, ánh sáng, độ ẩm... Bên cạnh những kỹ thuật đóng sách cơ bản nhất, nghệ nhân Khiêm cho biết sẽ cố gắng lồng ghép những nghệ thuật riêng để học viên có thể thể hiện và định hình được phong cách đóng sách, tự làm ra những tác phẩm của mình. Trong khóa học, ông cũng sẽ chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm của bản thân về kỹ thuật bồi giấy, nhũ mạ, thuộc da...
Khóa học bao gồm 10 buổi (trong 5 ngày) diễn ra từ 14 - 18.8.2017.Nếu bạn yêu thích việc bảo quản và mong được trải nghiệm với nghệ thuật đóng sách, liên hệ ghi danh qua địa chỉ email hoixuatbanvn.vppn@gmail.com. Lớp chỉ chiêu sinh giới hạn 20 học viên.
PHAN NH
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.