Tiểu Vương Cung Thánh Ðường cổ xưa ở Rome

 

Nhà thờ Sant’Anastasia ở Rome được công nhận nằm trong số những nhà thờ cổ nhất của Kitô giáo.

 

Tọa lạc tại quảng trường cùng tên thuộc quận Campitelli của thành Rome, tiểu Vương Cung Thánh Ðường Sant’Anastasia có niên đại từ thế kỷ thứ 4, được xây dựng để vinh danh nữ thánh tử đạo Anastasia. Nhà thờ được xây liền kề rìa phía đông của Circus Maximus, trường đua xe ngựa từ thời bạo chúa Nero.

 

Thánh Anastasia là ai?

Hậu thế ít biết về thánh Anastasia, phần lớn do thông tin về thánh nhân vô cùng ít ỏi. Dựa trên các sự kiện lịch sử, hiện chỉ biết được hai dữ liệu về cuộc đời của vị tử đạo này. Thứ nhất, thánh nhân tử đạo khi bị hành hình theo lệnh của hoàng đế La Mã Diocletian, và vụ hành hình diễn ra tại thành phố Sirmium, một trong những thủ phủ của đế quốc La Mã. Giờ đây, nơi này được đổi tên là Sremska Mitrovica và thuộc Serbia. Theo sử gia Theodore Lector, vào đầu thế kỷ thứ 6 ở Constantinople, thánh tích của vị tử đạo đã được mang đến thành phố trên và được cất giữ bên trong một nhà thờ gọi là Anastasis. Cái tên này có nghĩa là “sự phục sinh”, và Anastasia có nghĩa là “cô gái phục sinh”.

 

Các sử gia cũng bác bỏ truyền thuyết của người La Mã về nguồn gốc của thánh nữ, theo đó liên kết thánh nhân với thánh Chrysogonus, cho rằng Anastasia là một thiếu nữ La Mã yêu nước, và nhà thờ hiện tại được xây dựng trên mảnh đất đặt tư dinh của gia đình bà. Tuy nhiên, chi tiết cuối cùng đã gây nên sự hoài nghi trong giới sử gia, vì không ai lại đặt dinh thự sát bên trường đua Circus Maximus, địa điểm thi đấu thể thao nổi tiếng vào thời La Mã cổ đại.

Từ giữa thế kỷ thứ 5, nhiều người bắt đầu sùng kính vị nữ thánh. Tên của bà được nhắc trong các thánh lễ vào khoảng cuối thế kỷ này. Theo một số nguồn tin, thánh tích của bà đã được chuyển đến Zadar ở Croatia vào cuối thế kỷ thứ 8. Ðến nay vẫn còn nhà thờ được xây theo tên của thánh Anastasia tại đây.

 

Lịch sử của nhà thờ

Nhà thờ Sant’Anastasia được xây vào cuối thế kỷ thứ 3 hoặc đầu thế kỷ thứ 4. Ðây là một trong những nhà thờ đầu tiên thuộc giáo phận Rome. Sau đó, nhà thờ được chuyển sang tên của thánh tử đạo Anastasia xứ Sirmium.

Kể từ đó, nhà thờ trải qua nhiều lần xây dựng và trùng tu dưới tiều đại của các vị giáo hoàng: Ðức Damasus I (366-383), Ðức Hilarius (461-468), Ðức Gioan VII (705-707), Ðức Leo III (795-816), Ðức Gregory IV (827-844), Ðức Innocent III (1201) và Ðức Sixtus IV (1471). Tiểu Vương Cung Thánh Ðường hiện tại được kiến trúc sư nổi tiếng thời đó là Luigi Arrigucci xây dựng và phục hồi theo lệnh của Ðức Giáo Hoàng Sixtus IV vào năm 1636. Trong lần phục hồi này, kiến trúc sư Arrigucci đã tiến hành sửa chữa mái vòm và mặt tiền bị sụp đổ. Từ năm 1721-1722, đến lượt kiến trúc sư Carlo Gimach tham gia nỗ lực trùng tu. Năm 1817, dưới thời Ðức Giáo Hoàng Pius VII, một lần nữa tiểu Vương Cung Thánh Ðường lại được sửa chữa.

 

Theo truyền thống, nhà thờ Sant’Anastasia có mối liên hệ với dòng tu của thánh Jerome, người có lẽ từng dâng thánh lễ tại đây. Chân dung của vị thánh do họa sĩ Domenico Zampieri vẽ vẫn được treo bên trên bàn thờ chính của nhà thờ. Ðến tháng 8.2020, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chuyển nhà thờ cho Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro Malabar (Ấn Ðộ) coi sóc.

 

Nghệ thuật và kiến trúc

Trong lần trùng tu gần đây nhất, dưới thời Ðức Giáo Hoàng Sixtus IV, phần mặt tiền đã được xây dựng lại sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão năm 1634. Kiến trúc sư thời đó đã bổ sung các cột đá hoa cương kết hợp với đá cẩm thạch và granite của La Mã cổ đại vào gian giữa, nhiều khả năng lấy từ Ðền thờ thần Neptune ở Palatine từ xưa.

 

Trần nhà được trang trí đầy màu sắc, ở giữa là bức tranh lớn mô tả cuộc tử đạo nữ thánh Anastasia do họa sĩ Michelangelo Cerruti khắc họa vào năm 1722. Bên dưới bàn thờ chính là nơi đặt thánh tích của vị nữ thánh. Tác phẩm đằng sau bàn thờ là bức Chúa Giáng Sinh của họa sĩ Lazzaro Baldi. Nhà nguyện đầu tiên bên phải, gần cổng ra vào, đặt bức họa thánh Gioan Tẩy Giả của họa sĩ Pier Francesco Mola, trong khi nhà nguyện cuối cùng ở hướng này có bức phù điêu khắc họa những cảnh tượng trong cuộc đời các thánh Carlo Borromeo và Filippo Neri do họa sĩ Lazzaro Baldi vẽ.

Ðoạn giữa của nhà thờ đặt các bức tranh vẽ thánh Toribio của họa sĩ Francesco Trevisani cùng bức Ðức Mẹ Mân Côi; và mộ phần của Ðức Hồng y Angelo Mai. Nhà nguyện cuối cùng bên trái vinh danh thánh Jerome, và chiếc cốc do thánh nhân từng dùng đang được trưng bày tại đây.

 

LING LANG

 

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Bà cụ ngỡ ngàng mất một lúc, rồi vui mừng giơ bó hoa lên chào ngài. Sau đó, bó hoa đã được đưa đến tận tay Đức Giáo Hoàng. Ngài cũng lên xe, xuất viện về lại Vatican và trên đường về, xe dừng ở Vương Cung Thánh Đường Đức...
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
12g trưa 23.3 (giờ Rome, tức 18g, giờ Việt Nam), Đức Phanxicô đã xuất hiện ở ban công của bệnh viện Gemelli, nơi ngài được điều trị hơn 1 tháng qua.
Vị nữ tu  kinh tế gia của Vatican
Vị nữ tu kinh tế gia của Vatican
Giáo sư, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ (Salêdiêng Don Bosco) là một trong vài phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của giáo triều Rome.
Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Bà cụ ngỡ ngàng mất một lúc, rồi vui mừng giơ bó hoa lên chào ngài. Sau đó, bó hoa đã được đưa đến tận tay Đức Giáo Hoàng. Ngài cũng lên xe, xuất viện về lại Vatican và trên đường về, xe dừng ở Vương Cung Thánh Đường Đức...
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
12g trưa 23.3 (giờ Rome, tức 18g, giờ Việt Nam), Đức Phanxicô đã xuất hiện ở ban công của bệnh viện Gemelli, nơi ngài được điều trị hơn 1 tháng qua.
Vị nữ tu  kinh tế gia của Vatican
Vị nữ tu kinh tế gia của Vatican
Giáo sư, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ (Salêdiêng Don Bosco) là một trong vài phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của giáo triều Rome.
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Bệnh viện với phòng bệnh dành riêng cho Ðức Giáo Hoàng
Tại khu vực đặc biệt ở tầng 10, bệnh viện Gemelli của Rome đã điều trị những căn bệnh khác nhau cho hai vị giáo hoàng. Ðức Bênêđictô XVI chỉ ghé thăm nơi này.
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Những tín hiệu vui về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng
Tình hình sức khỏe của Ðức Phanxicô đang cải thiện theo chiều hướng tốt, phía bệnh viện đã giảm thời gian ngài thở máy không xâm lấn vào ban đêm để thúc đẩy phổi làm việc nhiều hơn.
Tiếng nói người bản địa trong Giáo hội tại châu Á
Tiếng nói người bản địa trong Giáo hội tại châu Á
Một mạng lưới các tổ chức đức tin và ủng hộ quyền người bản địa vừa ra mắt cuốn Tính hiệp hành và truyền thống sống động của người bản địa ở châu Á, khám phá sự kết nối giữa Giáo hội và truyền thống địa phương.
FABC ca ngợi hành động vì khí hậu của cộng đồng và giới trẻ
FABC ca ngợi hành động vì khí hậu của cộng đồng và giới trẻ
Giữa các cuộc khủng hoảng sinh thái ngày càng trầm trọng ở châu Á, các giám mục Công giáo đã nêu bật các sáng kiến môi trường từ cộng đồng cơ sở và phong trào khí hậu do giới trẻ dẫn dắt như “những dấu hiệu hy vọng” trong cuộc...
Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong Giáo hội
Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong Giáo hội
Gần 1.000 phụ nữ từ các giáo xứ vùng đồi núi và điểm truyền giáo ở miền Bắc Thái Lan đã tham dự Hội thảo chủ đề “Cùng nhau tiến bước, hướng tới Năm Thánh 2025: Những người hành hương hy vọng”, do Ủy ban Công giáo Phát triển Phụ...
Kể chuyện Kitô hữu ẩn danh qua truyện tranh 
Kể chuyện Kitô hữu ẩn danh qua truyện tranh 
Nữ họa sĩ truyện tranh Nhật Bản (manga) Kan Takahama đang tái hiện câu chuyện về những Kitô hữu ẩn danh của nước này - cộng đồng kiên trì gìn giữ đức tin qua hàng thế kỷ bị đàn áp - bằng tài năng sáng tác của mình.