Tìm tương lai cho người yếu thế

Hơn 20 năm làm việc trong ngành công tác xã hội (CTXH), anh Trần Minh Hải, giáo dân xứ đạo Bàn Cờ - TGP.TPHCM được xem là người “mát tay” với các dự án mang lại lợi ích cho những người khó khăn. Là giám đốc một trong những Trung tâm chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng, anh vẫn luôn tâm niệm “Sống chết với nghề, nghề sẽ không phụ mình”.

Anh Trần Minh Hải trao thẻ bảo hiểm y tế cho các cụ trong dự án "Cải thiện và nâng cao sức khỏe người cao tuổi"

Sau khi tốt nghiệp THPT ở Bình Dương, Hải lên Sài Gòn học nghề cơ khí và đi làm trong ngành được gần 2 năm. Những lúc rảnh rỗi, anh thường ra công viên chơi, tiếp xúc với các trẻ đường phố. Từ nhỏ, vốn ảnh hưởng tinh thần bác ái của người mẹ - một y tá Công giáo hay giúp đỡ các bệnh nhân nghèo - nên hình ảnh những thanh thiếu niên với hoàn cảnh không may phải vào đời sớm luôn ám ảnh anh. Rồi tình cờ được biết Quỹ Terre des hommes - một Tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ chuyên cứu trợ, bảo vệ quyền trẻ em - đang tuyển tình nguyện viên ở Việt Nam, anh nộp đơn xin vào. Ban đầu làm tình nguyện, rồi sau trở thành một nhân viên chính thức, anh dần định hình được đây là nghề đóng góp cho xã hội rất tốt, cần phải chuyên nghiệp hơn. Và ngành CTXH - Đại học Mở TPHCM đã được chàng trai trẻ chọn là nơi để học tập, trang bị kiến thức cho ngã rẽ mới của mình. Tốt nghiệp năm 1997, anh tiếp tục học một khóa ngắn hạn về phát triển cộng đồng ở Philippines.

Năm 2011, anh Hải thành lập Trung tâm Tương Lai tại TPHCM (trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam). Đây là nơi anh và các cộng sự nghiên cứu, thực hiện các đề tài, dự án về cân bằng giới, quyền trẻ em, phụ nữ, chăm sóc sức khỏe người già, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Song song là những chương trình tập huấn, đào tạo kỹ năng, tư vấn, truyền thông; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người yếu thế.

Trong dự án “Cải thiện và nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại TPHCM” kéo dài từ 1.2.2012 đến 30.7.2014, dưới sự tài trợ của Tổ chức từ thiện quốc tế Charity Cabaret và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung tâm Tương Lai đã giúp 300 người già neo đơn (tuổi từ 60 trở lên) có thẻ bảo hiểm y tế, ngoài ra còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề nhằm cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho các cụ.

Với sự tài trợ của nhiều đơn vị, Trung tâm có thêm những dự án dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như “Thúc đẩy thực thi quyền của trẻ em và thanh thiếu niên”, “Bảo vệ thanh thiếu niên là nạn nhân của sự kỳ thị và góp phần xây dựng dự luật dành cho trẻ em”, thực hiện không chỉ tại Sài Gòn mà còn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; và các học bổng giáo dục, học nghề, tạo điều kiện cho hàng trăm em có cơ hội đến trường và được đào tạo nghề.

Đề cập đến những trường hợp ấn tượng trong quá trình làm việc với trẻ em đường phố, anh Hải nhắc tới những kỷ niệm một thời với chàng trai Phùng Ngọc Phong, hiện là giám đốc Trung tâm sửa chữa ô tô Phùng Nguyễn Cao Tốc (TPHCM). Hồi ấy, anh là nhân viên xã hội ở mái ấm Cầu Muối, còn Phong là cậu bé lang thang, kiếm sống quanh chợ, từng đến neo đậu nơi mái ấm. Năm 17 tuổi, với mong muốn được học nghề sửa chữa ô tô để vào đời mưu sinh một cách chân chính, Phong đã được anh dẫn đi tìm nơi đào tạo, và vận động hỗ trợ 50% học phí, chỗ ăn ở trong suốt khóa học, rồi giới thiệu việc làm sau khi ra nghề. Khi có thể tự mình làm chủ được một gara sửa ô tô, Phong cũng được anh giúp tìm địa điểm mở cơ sở. Ông chủ của Phùng Nguyễn ngày nay khi được hỏi về những tháng ngày mới vào nghề, cũng không quên thời điểm đầy khó khăn ấy: “Nhận được tấm bằng nghề, những tưởng đời tôi đã sang trang mới tươi sáng hơn. Tôi sốt sắng đi tìm một chỗ làm nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu, chỉ vì mình xuất thân từ trẻ bụi đời, không có giấy tờ tùy thân. Thầy Hải đã giúp tôi tìm chỗ làm đầu tiên thông qua vài người bạn của thầy”.

Vừa làm việc, vừa học tiếp để không ngừng nâng cao chuyên môn, anh Hải đã hoàn tất chương trình thạc sĩ CTXH của Đại học Phụ Nữ Philippines cách đây hai năm. Giờ không chỉ bận rộn với những dự án, anh còn tham gia giảng dạy ở một số trường và đi tập huấn theo lời mời của các tổ chức. Với giới Công giáo, anh vẫn hỗ trợ đào tạo cho các dòng tu trong việc vận động gây quỹ, quản lý các dự án xã hội. Xứ đạo nào cần huấn luyện kỹ năng sống cho giới trẻ, anh cũng không ngần ngại đến giúp.

Năm nay bước vào tuổi 45, người sáng lập Trung tâm Tương Lai vẫn giữ được sự trẻ trung, năng động vốn có, theo anh đó là nhờ mình luôn sống cởi mở, yêu công việc, sẵn sàng làm những gì có ích cho đời.

LIÊN GIANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Sáng 20.3.2025, tại nhà thờ giáo xứ Chợ Quán, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa Chay và hành hương Năm Thánh 2025 qua chủ đề “Với dấu chỉ thời đại, người tín hữu Việt Nam gieo mầm hy vọng”.
Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Sáng 20.3.2025, tại nhà thờ giáo xứ Chợ Quán, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa Chay và hành hương Năm Thánh 2025 qua chủ đề “Với dấu chỉ thời đại, người tín hữu Việt Nam gieo mầm hy vọng”.
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Trong số 4 tân chức, có hai vị sinh năm 1994, 1 vị sinh năm 1991 và 1 vị sinh năm 1993.
Thành lập giáo xứ Sơn La
Thành lập giáo xứ Sơn La
Sau 2 thập niên hiện diện, cộng đoàn đức tin tại Sơn La đã đón nhận niềm vui trở thành giáo xứ mới thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Ngày 16.3.2025, tại giáo xứ Đồng Gianh, TGP Hà Nội, linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đã tổ chức tĩnh tâm cho thiếu nhi. Cha khuyến khích các em làm việc bác ái, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và tham dự nghi thức Đàng Thánh giá
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Ngày 15.3.2025, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM) đã tổ chức buổi hành hương Năm Thánh tại giáo xứ Tân Phú. Đoàn hành hương đã tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện và lãnh nhận ơn toàn xá.
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế thánh lễ kính Thánh Giuse - Bổn mạng đồng hương Công giáo Cái Sắn, tại thánh đường giáo họ Thánh Giuse Vĩnh Lộc (Hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM)
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...