Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi

Kitô giáo đã xuất hiện trên thế giới hơn hai thiên niên kỷ. Trên khắp địa cầu, khuôn mặt Đức Kitô theo dấu chân đức tin các giáo đồ Kitô, từ đông sang tây, hoàn vũ đều nghe tiếng chuông ngân và hình ảnh các Kitô hữu trẩy hội đền thánh ngày Chúa nhật, khắp thành phố tráng lệ hay vùng quê nghèo heo hút.

Niên giám Thống kê của Giáo hội hoàn cầu ngày 31.12.2014 cho biết, trên toàn thế giới có 1.272.281.000 triệu người Công giáo (tăng thêm 18.355.000 tín hữu) so với năm 2013. Sự tăng trưởng của các tín hữu Công giáo có phần nhiều hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số thế giới và hiện chiếm 17,77% dân số hoàn cầu. Người Công giáo đông nhất vẫn là ở Mỹ châu, chiếm 63,74 % dân số đại lục này; tiếp đến là Âu châu chiếm 40,08 % và dân Công giáo tại Á châu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,24 %.

Ngày 5.10. 2009, Đức TGM Nikola Eterovic, Tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục về châu Phi, đã đọc một bản tường trình trước Thượng Hội Đồng, trong đó, ngài đưa ra nhiều chi tiết về tình hình Giáo hội tại châu Phi. Theo bản tường trình này, tỷ lệ giữa số người Công giáo châu Phi và tổng số dân châu Phi bấy giờ là 17,5% (164.925.000 / 943.743.000), cao hơn tỷ lệ giữa số người Công giáo thế giới và tổng số dân số thế giới là 17,3% (1.146.656.000 / 6.617.097.000) và dĩ nhiên cao hơn tỷ lệ 14,6% của năm 1994, tức năm có Thượng Hội Đồng về châu Phi lần đầu tiên. Con số ơn gọi cũng đã gia tăng đáng kể: từ năm 1994 tới năm 2007, con số các lãnh thổ giáo hội tăng 16,21%, con số các giám mục tăng 28,07%, linh mục tăng 49,09%, tu sĩ tăng 11,40%, phó tế vĩnh viễn tăng 23,61%, tu sĩ các tu hội đời tăng 48,20%, nhà truyền giáo giáo dân tăng 94,36%, giáo lý viên tăng 33,31%, chủng sinh tăng 44,40%...

Tuy nhiên, con số thống kê không nói hết được năng động tính vĩ đại trong việc Phúc Âm hóa tại lục địa châu Phi: nhiều người đã dấn thân một cách quảng đại và toàn diện vào công tác mục vụ giữa những xung đột vũ trang và sự khắc nghiệt của thời tiết. Thực tế có những tấm gương Công giáo châu Phi đã anh dũng hy sinh bảo vệ sự sống và tính liên đới sắc tộc. Ngoài cố gắng Phúc Âm hóa, Giáo hội châu Phi đã tích cực thông phần vào nhiều công trình bác ái, y tế, giáo dục và nhiều sáng kiến an sinh xã hội và thăng tiến con người, kể cả các công trình giúp đỡ nạn nhân bệnh AIDS, dưới sự điều phối của tổ chức Caritas thế giới và Ủy ban Công lý và Hòa bình Tòa Thánh.

Dù là lục địa nghèo và cuộc sống bấp bênh, nhưng sức sống của Giáo hội Công giáo châu Phi vẫn rất phi thường với 1.074 bệnh viện, 5.373 bệnh xá, 186 trại phong cùi, 753 nhà dành cho người già và khuyết tật, 979 viện mồ côi, 1.997 trung tâm giữ trẻ ban ngày, 1.590 trung tâm huấn đạo về hôn nhân, 2.947 trung tâm phục hồi và 1.279 các cơ sở chăm lo sức khỏe khác.

Thống kê về giáo dục Công giáo châu Phi của Tòa Thánh cũng ghi nhận hiện có 12.496 trường mẫu giáo (pre-school) với 1.266.444 học sinh; 33.263 trường tiểu học với 14.061.806 học sinh; 9.838 trường trung học với 3.738.238 học sinh. Các trường Đại học Công giáo ở lục địa này hiện có 54.362 sinh viên ghi danh; ngoài ra còn có 76.432 sinh viên theo học các môn khác nhau do các Đại học Công giáo quốc tế bảo trợ.

Tất cả sức sống, việc dấn thân cống hiến của dân Công giáo trên toàn cầu, kể cả lục địa nghèo nhất và bất ổn nhất là châu Phi thật đáng ghi nhận. Đó không phải là kết quả từ sáng kiến của đảng phái, tổ chức xã hội mà là sáng kiến đến từ Thiên Chúa - Đấng Tình Yêu, đã xây dựng Công giáo là thân thể Đức Kitô bằng sức sống của Thần Khí. Tất cả công trình của Công giáo hiến cho nhân thế là công trình của Thần Khí và được Thần Khí gợi hứng. Dân Công giáo sống và chết theo con đường Thầy Chí Thánh – Đức Kitô Giêsu, Đấng đã sống và chết cho tình yêu, chân lý, công bằng và lương tâm vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha.

Trong xã hội, hiện thể của Hội Thánh Công giáo là hơi thở của Thần Khí mang lại sự sống, tuy nhân loại với sự tất bật lam lũ cố hữu của mình không nhận ra hơi thở nhân từ, dòng suối sự sống của Thiên Chúa nhân từ không giam mình trong ảnh tượng của các giáo đường và tư gia và là trên tất cả là một Thiên Chúa “hăng say làm việc” như lời Chúa Kitô: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (x. Ga 5,17). Ảnh hưởng của người Công giáo trên xã hội là cảm thức đạo đức tập thể và nếp sống xã hội tôn trọng các quy luật luân lý đạo đức và vận dụng khoa học để phụng sự. Tác động Công giáo hằng thế kỷ trên toàn cầu đã giúp cổ súy các giá trị thuần khiết về công bằng và liên đới xã hội. Tính cách Công giáo còn ảnh hưởng trên các xã hội do các hoạt động dấn thân xã hội của các Kitô hữu qua nề nếp và cơ cấu sinh hoạt trong xã hội.

Người thời đại khó công nhận những thành tựu ấy đến từ Thiên Chúa. Tại sao thế? Họ phán đoán chính khoa học và những nguyên tắc được tôn trọng mới góp phần làm nên thành công. Con người và phương tiện là hai điều kiện căn bản nhất của thành công. Không có dân Công giáo thì sẽ có một dân khác thay thế, chẳng hạn như người Phật tử, Hồi giáo, và các tôn giáo bản địa khác.

Tuy nhiên, Thiên Chúa không phải là sản phẩm của óc tưởng tượng và một lối thần tượng hóa điển hình để giữ cương cho tổ chức mà là một Đấng nhân từ rất gần gũi với con người. Phải chăng nhờ chính việc được tạo thành giống Thiên Chúa và mang lấy tâm hồn Thiên Chúa, được gột sạch tội do máu Thiên Chúa, mà dân Kitô giáo thấy sự thôi thúc tận đáy thẳm tâm hồn, luôn có một ánh sáng của lý trí thúc bách tiến lên “làm việc cho chân lý”? Phải chăng đó là lý do khiến một ngôi vị dám từ bỏ tiện nghi và cả mạng sống để yêu thương và phụng sự những anh chị em lân cận và cả những sắc dân xa lạ bằng chính tâm hồn, trí tuệ và cả máu đào: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đãhi sinhtính mạngvìbạn hữucủa mình” (x. Ga 15:13).

Tin Mừng Chúa Kitô Giêsu là cẩm nang Công giáo hoạt động. Đấng Mêsia xuất hiện như một tiếng kêu mãnh liệt: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu tấn phong tôi, lệnh cho tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được sáng, trả tự do cho những kẻ bị gông xiềng áp bức” (Lc 4,18). Trong bức tranh xã hội, dĩ nhiên có những mảng sáng tối, dân Công giáo nhận lệnh truyền đi vào đời sống ấy để đồng chia với những cảnh khốn cùng, đưa họ đến những vùng chảy sữa và mật lành đượm tình yêu, săn sóc cho những người bị vất vưởng, lây lất bên lề xã hội và đón người tội lỗi trở lại gội sạch tâm hồn mình trước Thiên Chúa.

Đức Kitô Giêsu đến thiết lập Hội Thánh sự sống và tình yêu. Người sống cho những ngôi vị thấp bé, mọn hèn, không tiếng nói. Trái tim, sức mạnh, thời gian, nỗi thổn thức trong lòng (x. Ga 11,33), Chúa Giêsu đã dành hết cho họ mà không chờ đợi được đền đáp. Đối với Đấng Mêsia, mỗi người là một người bạn; mỗi người là một kho tàng độc nhất vô nhị, một kho tàng bất khả di nhượng (x. The Meaning of Christianity, tác giả: Lm P. Nemeshegyi, S.J, bản dịch Việt ngữ của Lm. Gioakim Đoàn Sĩ Thục, Nxb Tôn giáo, 2008, tr. 21).

Tiếng tăm, thành công, dư thừa của cải và an toàn y tế, ngập tràn phương tiện giải trí đã làm con người mất đi cảm thức tựa nương Thiên Chúa. Họ phủ nhận sự hiện diện và đóng góp của Công giáo vì không tin Thiên Chúa mới là Đấng đạo diễn toàn công trình Công giáo. Sự hiện diện của Công giáo là hiện thế để phụng sự và yêu mến mọi người, mọi thụ tạo và mọi công trình tạo dựng với lòng suy tôn, kính sợ Thiên Chúa.

Công giáo thiện đồ là người biết yêu và xông pha để yêu như Thầy Chí Thánh. Nếu con người chỉ có sở hữu vật chất và tiếng cười như gió thoảng thì hữu hạn trăm năm là cuộc dâu bể tang thương. Chính tình yêu, niềm tin, lòng tín thác vào Thiên Chúa mới mở ngõ dẫn đến sự sống. Niềm kính sợ và yêu mến Thiên Chúa là động lực dẫn dân Kitô giáo đi trên con đường chẳng mấy ai đi, con đường chông chênh khúc khuỷu. Tại sao? Vì con đường ấy là đường chân thật và duy nhất dẫn đến sự sống chứ không dẫn đến hư không.

Lm. P.X Nguyễn Văn Thượng - GP Mỹ Tho

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hạt giống và hoa trái
Hạt giống và hoa trái
Các nước trên thế giới bây giờ thi nhau “gieo” súng đạn nên sẽ “gặt” chết chóc. Súng đạn là để giết người chứ không phải để cứu người.
Caritas Việt Nam  lan tỏa tình yêu
Caritas Việt Nam lan tỏa tình yêu
Với chủ đề “Như Thầy yêu thương”, Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên 2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc từ ngày 30.9 đến 3.10.2024.
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân...
Hạt giống và hoa trái
Hạt giống và hoa trái
Các nước trên thế giới bây giờ thi nhau “gieo” súng đạn nên sẽ “gặt” chết chóc. Súng đạn là để giết người chứ không phải để cứu người.
Caritas Việt Nam  lan tỏa tình yêu
Caritas Việt Nam lan tỏa tình yêu
Với chủ đề “Như Thầy yêu thương”, Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên 2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc từ ngày 30.9 đến 3.10.2024.
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân...
Một giấc mơ xanh
Một giấc mơ xanh
Nếu đã từng đến Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (giáo phận Phan Thiết) từ mấy mươi năm trước, nay trở lại sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt về tiện nghi, sự quy hoạch, các công trình xây dựng, và nhất là những mảng xanh gần như được phủ...
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Chiều 8.10.2024, một ngày trước khi thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc được cử hành, Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh đã tuyên xưng đức tin, tuyên thệ trung thành với Giáo hội trước sự chứng kiến của HĐGMVN và đông...
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Bà cố Matta Phạm Thị Lến - thân mẫu Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ - được Chúa gọi về lúc 12g35 ngày 6.10.2024, hưởng thọ 87 tuổi