Chợ đất bên bờ kênh Xáng

Chúng tôi gọi đó là chợ đất, vì ở đây, mỗi ngày, có hàng ngàn bao tro trấu, xơ dừa, đất sạch được tiêu thụ. Hàng hóa từ chợ được phân phối đi về khắp thành phố và ra cả nhiều vùng bên ngoài. Dù khá tạm bợ nhưng nó đã tồn tại hơn chục năm nay và được xem như chợ đất lớn nhất đất Sài Thành…

Bạn của ông Địa

Đứng trên cầu An Hạ, cây cầu nối liền giữa hai huyện Củ Chi và Hóc Môn của TPHCM, sẽ thấy những bao hàng chất đầy bên mé kênh Xáng, trải hút trong tầm mắt. Gọi đây là chợ cũng không sai vì số lượng hàng hóa “khổng lồ” bán ra mỗi ngày, nhưng kỳ lạ ở chỗ, chợ không đông, không tấp nập, không kỳ kèo, không tiếng trả giá mà trái lại, đợi chờ mòn mỏi cũng chỉ vài người tiện đường ghé qua mua lẻ vài bao, số chính do các xe tải tới lấy rồi mang đi phân phối cho những cơ sở trong thành phố. Những bao đất, đủ chủng loại, được người bán chất sẵn gọn gàng thẳng lối chứ không bày biện lấn chiếm lối đi. Theo tìm hiểu từ những chủ vựa, sở dĩ chợ nằm sát mé sông vì thuận tiện trong việc giao thương đường thủy lẫn bộ.

Chợ đất sạch bên bờ kênh Xáng

Vì, mặt hàng này chủ yếu nhập từ miền Tây lên nên tiện đường sông, giúp tiết kiệm được nhiều thứ, nhất là chi phí vận chuyển. Do đó đều là hàng rẻ tiền nếu chở bằng xe sẽ phải “đôn” giá bán lên cao để bù chi phí nhưng ngược lại, thuê ghe rẻ hơn và mỗi chuyến chở với số lượng nhiều hơn. Khi hàng về bến, các chủ vựa cho “lính” chất lên bờ và phủ bạt đậy gọn gàng. Anh Đinh Quý Bảo, một chủ vựa lý giải rằng, chúng đều là hàng nhẹ, dễ vận chuyển, tuy nhiên một khi đã ngấm nước thì nặng chẳng khác gì… xi măng. Khi đó phải mất công chế biến lại tốn kém nên khâu bảo quản khá quan trọng. Ở Sài Gòn, do hiếm đất trồng hoa, cây kiểng nên người ta chọn tro trấu, xơ dừa; người trồng rau trong nhà, trên sân thượng... thì chọn đất sạch bán sẵn cho tiện nhiều thứ; hơn nữa, những loại này đã đủ chất dinh dưỡng tự nhiên cần thiết trong nó, lại giữ được nước nên không phải mất nhiều công chăm bón – một cách hay giúp bảo vệ môi trường! Người thành phố thì ngày một chuộng rau tự nhiên sạch, mà nhà tự trồng là an toàn nhất… Vậy nên người bán chả phải lo vắng khách.

Từ vựa hàng sẽ được phân phối đi khắp thành phố

Đa phần các vựa tập trung theo dạng mua đi bán lại kiếm huê hồng là chủ yếu. Tức họ nhập nguyên “con” từ dưới miền Tây lên, xơ dừa mua bên Bến Tre, tro trấu thì nhập từ An Giang, còn những bao phân gia súc thì mua từ nhiều nguồn, cả người chăn nuôi trong thành phố. Các bao hàng khi về đến đã được đóng gói cẩn thận. Tuy nhiên, ở đây vẫn có một vài cơ sở mua nguyên liệu về rồi tự chế biến, tự đóng gói và cho ra thị trường những sản phẩm mang thương hiệu mình. Sản phẩm họ làm ra chủ yếu là đất sạch. Anh Trần Quang Toản, chủ một cơ sở nơi đây cho hay, các cơ sở mở ra là nhiều người quen kết hợp nhau làm ăn, chủ yếu kiếm cái nghề còn lợi nhuận không cao hơn người mua đi bán lại là bao, vì mỗi bao đất khi đến tay người dùng đã tiêu tốn nhiều thứ: tiền nhân công, nguyên liệu, chi phí vận chuyển, máy móc… Nhưng tất cả họ đều đã gắn bó lâu năm vì có nghề làm ăn, được làm “ông chủ” và cũng do ý thích.

Đầu mối “đất đai”

Ngôi chợ trời này đã tồn tại hơn chục năm nay, trở thành đầu mối cung cấp đất cho cả Sài Gòn. Chị Thanh Nguyên, một chủ vựa cho biết, đây chính là nghề chính của cả gia đình 15 năm nay. Chị tiếp nối nghề từ mẹ. Các vựa khác hình thành xê xích nhau vài ba năm. Công việc hằng ngày của các chủ vựa theo lộ trình ngắn gọn có sẵn: các vựa từ dưới miền Tây thu gom trong dân rồi mang về đóng gói, trên này nếu thiếu hàng, chỉ cần cú điện thoại là thuyền giao đến tận nơi. Ở Sài Gòn, các cơ sở bán lẻ cần hàng, cũng một cú điện thoại, các chủ vựa sẽ cho xe giao đến. “Mọi giao dịch chủ yếu qua điện thoại chứ ít khi gặp mặt”, chị Nguyên thú thiệt. Khi nhu cầu trồng rau, hoa kiểng ngày một nhiều, sức tiêu thụ đất cũng ngày một tăng, số lượng bán ra vì thế ngày một lớn. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 800 bao đất đủ chủng loại được tiêu thụ từ vựa của chị Nguyên. Con số tăng dần theo từng năm. Ngoài ra, mỗi năm thường có khoảng 3 đến 4 chuyến xe hàng chị xuất ra cho các vựa ở miền ngoài. Mỗi chuyến đi cũng cả vài ngàn bao.

Ụ xơ dừa dùng để chế biến đất sạch

Dù là mặt hàng “chính gốc” miền Tây nhưng “thị trường” đang ngày càng mở rộng ra nhiều nơi khác, lên tận Tây Nguyên, ra cả miền Bắc, miền Trung. Các vựa bên cầu An Hạ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa đi khắp nơi. “Ở miền ngoài người ta chủ yếu dùng rơm ủ cho mục nát rồi đem trồng cây, còn đất làm từ tro trấu, xơ dừa chưa có phổ biến. Hơn nữa, những thứ nguyên liệu dùng để chế biến không phải dễ kiếm như trong miền Nam, nên hàng từ Nam ra Bắc là điều dễ hiểu”, anh Bảo nói. Nhưng để có một lô hàng ra tới ngoài Bắc là điều không phải dễ, đi kèm với đó là một loạt những chi phí phát sinh, buộc giá phải đẩy cao lên nhiều lần. Nếu như một bao xơ dừa, tro trấu ở Sài Gòn hiện giá dao động từ 10.000đ, đất sạch khoảng 35.000đ, nhưng khi ra tới Nghệ An hay Hà Nội, thường cao gấp 5 đến 6 lần, chủ yếu để bù chi phí vận chuyển. “Vì thuê một chiếc xe chở hàng Nam Bắc giá lên đến 40, 50 triệu đồng mỗi chuyến. Anh em ở đây chỉ có thể thuê xe vì mỗi năm chỉ có mấy chuyến hàng đi xa nên không ai dám “tậu” xe lớn”, anh Bảo cho biết. Tuy nhiên, tôi được biết ở miền Bắc, ngày càng có nhiều cơ sở mở ra, họ tận dụng nguồn tro trấu có sẵn để chế biến thành đất trồng cây, tránh phải phụ thuộc từ trong Nam.

các bao hàng được sắp xếp gọn gàng bên mé sông

Chợ đất có một số khá đông nhân công, chủ yếu làm trong các cơ sở chế biến đất sạch, số còn lại theo dạng bán thời gian với công việc chính là dỡ hàng xuống thuyền, chất bao lên xe tải. Ông Bùi Ngọc Ngoan bảo, ông làm tự do, nhà gần đó nên khi ai cần cứ ới một tiếng, ngoài việc chính của gia đình là đồng áng, đó là nghề để kiếm thêm đồng vào. Giá nhân công bốc vác được tính theo số lượng, cứ trăm bao thì tính một giá. Còn trong các cơ sở đất sạch, nhân công đa phần là người quen trong gia đình… Để có nguyên liệu làm đất sạch, các cơ sở thu mua từ nhiều nơi. Do vậy, các gia đình chăn nuôi gia súc trong vùng cũng tận dụng nguồn phân heo, phân bò bán lại kiếm chút đỉnh.

Ở Sài Gòn giờ đây, nhiều người như được “mặc định”, cứ trồng rau, cây kiểng, hoa màu…đều tìm đến các loại đất đã đóng bao sẵn. “Vì đất sạch an toàn mà cây lại sinh trưởng tốt”, một người mua hàng tỏ bày. Những vựa đất dọc theo bên bờ kênh Xáng đang góp phần tô điểm thêm cho sự đa dạng của những khu chợ độc đáo nơi đất Sài Thành, và giúp những ai đang muốn gác lại sự tri thức, tìm chút thảnh thơi qua việc trải nghiệm công việc nhà nông.

Vì ai đã có mối nấy nên chợ chẳng khi nào phải nghe người bán tiếng nhỏ, tiếng to với nhau… Rời khu chợ khi cơn mưa bất chợt kéo đến, chủ và lính lại lụi hụi căng tấm bạt che mưa lên chắn nước. Và khi cơn mưa ngớt, tấm bạt được gỡ ra, việc kinh doanh lại vào guồng.

Võ Quới

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Sự phát triển không ngừng và những giá trị thiện ích phục vụ nhân loại của Hội Thánh ở trần gian, theo dòng lịch sử, không thể phủ nhận vai trò nữ giới. Với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, phụ nữ cũng đã và đang có những đóng...
Du Xuân và lễ hội:  Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Du Xuân và lễ hội: Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Đối với mỗi người dân Việt Nam, năm mới không chỉ là dịp để đón chào những thách thức mới mẻ, mà còn là lúc họ tìm về với nguồn cội văn hóa qua hành trình du Xuân hoặc tham gia vào các lễ hội đầu Xuân, đặc biệt là...
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Đã là con người, khi lớn lên dù trưởng thành được thưởng thức nhiều món ngon, vật lạ, nhưng trong ký ức nhiều người, có những món ăn thủa hàn vi do cha mẹ nấu vẫn luôn là thứ nhớ lâu và ngon nhất.
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
24 giờ cho ngày cuối cùng của năm cũ luôn là thời gian đặc biệt với nhiều cảm xúc vui buồn. Đọng lại trong ngày khép lại năm cũ với mỗi người sẽ mang những màu sắc khác nhau.
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Sáng ngày 24.1.2024, phái đoàn gồm các vị do ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đại diện Thành Ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TPHCM đã đến thăm báo Công giáo và Dân tộc. Ban Biên Tập báo và nhân viên đã đón...
Trong những ngày  mưa rét
Trong những ngày mưa rét
Hà Nội sáng ngày 23.1, nhiệt độ dưới 10 độ C, nhiều trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn cho học sinh nghỉ để bảo đảm sức khỏe.