Dấu ấn 35 năm Thư chung

Ngoài các tham luận được trình bày, một số tham dự viên cũng đã bày tỏ tâm tình và nhận định liên quan đến buổi Hội thảo.

MỞ RỘNG CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG

Linh mụcVinh SơnVũ Ngọc Đồng, Giám đốc CaritasViệt Nam: Nội dung của buổi Hội thảo khá đa dạng. Những người đến tham dự có cơ hội hiểu nhiều hơn về tinh thần người Kitô giáo. Mọi người sẽ ý thức được công việc và trách nhiệm của mình đang làm để loan truyền tinh thần ấy, tích cực tham gia vào xã hội qua sự hướng dẫn của các Đức Giám mục và Giáo hội hoàn vũ. Hội thảo rất tích cực và ích lợi không chỉ cho người tham dự mà âm hưởng sẽ còn lan tỏa đến những thành phần khác, đến cả các tôn giáo bạn. Khi các vị ấy lắng nghe những điều về Công giáo, họ sẽ có cơ hội hiểu thêm về giáo lý và những hướng dẫn của đạo rất gần gũi với xã hội. Nếu có nhiều cơ hội, tôi rất mong sẽ có thêm nhiều cuộc Hội thảo như thế này và mở rộng cho nhiều đối tượng, những thành phần khác của xã hội để phát huy tinh thần của Thư Chung 1980. Vì đây là hướng dẫn quý giá rất phù hợp với tinh thần của các Đức Giáo hoàng, nhất là Đức Phanxicô đương nhiệm, về sự liên đới và tinh thần yêu thương đối với mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là với những hoàn cảnh kém may mắn, người nghèo khó trong xã hội.

CÓ THÊM NHỮNG HỘI THẢO

Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Phước Chân Lý (Dòng Ngôi Lời):Tôi thấy Hội thảo Thư Chung 1980 mà báo tổ chức rất hay vì đã giúp người Công giáo hiểu thêm về đời sống đức tin Kitô giáo. Qua đây, các Kitô hữu sẽ ý thức hơn về đời sống của bản thân là sống chứng nhân và đem ánh sáng Tin Mừng cho mọi người xung quanh, nhất là những anh chị em vẫn chưa biết về Thiên Chúa, về đạo Công giáo. Tôi mong rằng, Tòa soạn cũng nên có thêm những Hội thảo bàn luận về vấn đề thờ kính ông bà tổ tiên trong đạo Thiên Chúa. Vì người Việt Nam luôn sống tâm tình tôn kính ông bà tổ tiên, đặt chữ hiếu làm đầu và người Công giáo Việt Nam cũng cần hun đúc thêm tâm tình này.

GIÚP TÔI THAY ĐỔI QUAN NIỆM

Nữ tu Têrêsa Cao Thùy Dung (Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ):Những bài tham luận trong Hội thảo thật giá trị, dồi dào và phong phú dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Từ bài của Đức cha Giuse Trần Văn Toản, nữ tu Trần Thị Giồng và ấn tượng nhất đối với tôi đó là bài chia sẻ của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng. Ấn tượng là vì bài phát biểu đả động đến nhiều suy tư quá sâu sắc. Hơn nữa, nó đã giúp tôi thay đổi quan niệm từ nay mỗi khi cầm tờ báo CGvDT. Cảm ơn vì đã “gạn đục khơi trong” giúp tôi xác định lại cách thể hiện và “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” theo tinh thần chủ đề của Thư Chung 1980 của HĐGMVN.

ĐÔI ĐIỀU HỒI TƯỞNG…

Dũ Lan Lê anh dũng:Thứ Sáu 26 tháng 6 vừa qua, tôi đến dự cuộc Hội thảo kỷ niệm ba mươi lăm năm Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do báo CGvDT phối hợp với Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tổ chức tại trụ sở của báo.

Cuộc Hội thảo này là một cơ hội cùng “nhìn lại” sau ba thập niên rưỡi với bao nhiêu con nước chân cầu đã chảy, và với không ít những người trong cuộc đã khuất bóng trên cánh đồng truyền giáo. Thời gian xét ra đủ dài để cho những sôi nổi nếu có thì cũng đã lắng đọng vào những chiêm nghiệm thâm trầm trong an bình tâm nội.

Dù hướng về chủ đề này hay xoáy vào góc nhìn nọ, các bài tham luận được trình bày đều có chung đặc điểm là bộc lộ nhiều tình cảm của người viết, những tình cảm chân thật khiến cho người nghe cảm thấy gần gũi, ấm áp, và đương nhiên là thích thú. Có lẽ nhờ thế mà chẳng ai bỏ về nửa chừng.

Bài tham luận của Đức Giám mục GB. Bùi Tuần nghe như có gởi gắm trong đó chút nỗi niềm, chút tâm sự, theo phong cách quen thuộc của tác giả trên Tuần báo CGvDT trong mấy mươi năm qua, và ngài mở đầu rất “dễ thương” như sau: “Tôi được may mắn có mặt trong quá trình soạn thảo, bàn bạc và quyết định văn kiện lịch sử đó. Sự hiện diện của tôi thực là bé nhỏ”.

Rồi ngài chia sẻ với người hôm nay “tâm trạng” của ngài hôm xưa: “[Thư Chung] Không có chút nào gọi là đối phó. Từ đầu đến cuối thư, chỗ nào cũng toát ra một đức tin vững bền và một tinh thần yêu thương thanh thản”.

“(...) Khi được gặp các Đức Giám mục từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam quy tụ về thủ đô lần đầu, tôi được nghe các ngài kể ra những hoàn cảnh phức tạp và những trường hợp đầy khó khăn, mà các ngài đã và đang gặp. Tôi ngạc nhiên và cảm động, thấy tất cả các ngài đều có những phản ứng bình tĩnh. Một sự bình tĩnh của đức mến, một đức mến đầy chế ngự...”.

Giữa hội trường im phăng phắc, từng chữ từng lời trầm ấm ấy thấm vào tôi một cách tự nhiên, và tôi khoan khoái đón nhận, dù tôi là một tín hữu Cao Đài, đến dự với tình cảm là người bạn khá lâu năm của các anh chị ở báo CGvDT.

Khi Thư Chung 1980 ra đời, bản thân tôi đã có năm năm trải nghiệm những thử thách đức tin của tôi với dòng đời đa đoan một thuở. Cho nên, dường như tôi có một đồng cảm lạ lùng kín đáo len lỏi giữa những khoảng lặng trong bài tham luận thật hay, thật truyền cảm của Đức cha Bùi Tuần.

MANG Ý NGHĨA LÂU DÀI

Ông Nguyễn Ngọc Phong (Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM):

Khi biết báo CGvDT tổ chức buổi Hội thảo này thì bản thân tôi cũng như Ban thường trực Ủy ban MTTQVN TPHCM đánh giá rất cao, bởi đây là một công trình hết sức thiết thực, vừa có ý nghĩa trước mắt vừa mang ý nghĩa lâu dài. Ngoài ra, đây là cơ hội thuận lợi để giúp cho Ban biên tập báo soi rọi và nhìn lại chặng đường mình đã đi theo đường hướng của Thư chung năm 1980 như thế nào. Hơn nữa, đây còn là cơ sở để củng cố thêm niềm tin, tạo tiền đề cho báo CGvDT ngày càng vững tin đi trên con đường mà báo đã chọn lựa là đến với người nghèo như Thư chung 1980 kêu gọi. Trong những năm qua, báo CGvDT là kênh thông tin các hoạt động của Giáo hội, của HĐGMVN, của TGP TPHCM cũng như các giáo phận khác đến với độc giả. Điều này giúp cho các các giới, đặc biệt là đồng bào không Công giáo, người Việt ở nước ngoài biết được sự phát triển cùng những đóng góp cho xã hội của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.

CÁC THẾ HỆ SAU SẼ KHÔNG MÙ MỜ

Nữ tu Cecilia Nguyễn Thị Vân (Dòng Nữ La San):Các bài tham luận được trình bày rất thực tế, sắc bén, nhưng dễ cảm nhận, giúp bản thân tôi có thêm nhiều cái nhìn mới, vạch ra được đường hướng cho việc phục vụ của mình. Nếu từ buổi Hội thảo này mà có thêm nhiều nơi khác cũng tổ chức những chương trình như thế thì thật tốt cho cộng đồng người Công giáo. Các thế hệ sau sẽ không còn mù mờ và sẽ hiểu rõ thêm về Giáo hội mình. Qua đó, những thành phần Công giáo có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và trao đổi cùng nhau, đồng thời, xã hội cũng hiểu rõ hơn về Giáo hội.

Chia sẻ:

Bình luận

Dư luận hay quá!
Dư luận hay quá!

có thể bạn quan tâm

Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?
Ấm áp những tâm tình
Ấm áp những tâm tình
Nhiều kỷ niệm, dấu ấn đọng lại nơi các thành phần Dân Chúa của giáo phận Long Xuyên khi nhớ về Ðức cố Giám mục Gioan Baotixita, vị chủ chăn một thời đầy yêu thương…
Chúc bình an trong thánh lễ
Chúc bình an trong thánh lễ
Ở từng địa phương, nghi thức chúc bình an trong thánh lễ thường diễn ra với các hình thức khác nhau. Thực hành sao để việc chúc bình an  biểu lộ ý nghĩa của sự yêu thương, giữ được sự trang nghiêm trong thánh lễ.
Các thánh trong lòng tín hữu
Các thánh trong lòng tín hữu
Ðối với mỗi Kitô hữu, gương sáng các thánh đều đọng lại những ấn tượng cùng bài học, để từ đó giúp mỗi người hoàn thiện hơn trong hành trình sống đạo…
Lời nhắn từ bạn đọc...
Lời nhắn từ bạn đọc...
Nhân sinh nhật báo, nhiều bạn đọc đã gởi lời chúc mừng, bên cạnh đó là những chia sẻ, nhắn nhủ cùng tòa soạn…