THÊM TỰ TIN TRƯỚC BƯỚC NGOẶT MỚI
Nguyễn Duy Tùng (lớp 12D, trường THPT An Thới, tỉnh Bến Tre): Trường của em đã phổ biến cách chọn môn thi, viết hồ sơ từ lâu và mời một số trường về hướng nghiệp; trong đó cũng có các trường dạy nghề của tỉnh nhà đến giới thiệu về các ngành đào tạo, thời gian học, học phí, cơ hội nghề nghiệp… Với những người có học lực chưa thật tốt như em, đó là một cơ hội tốt để định hướng rõ ràng hơn về con đường trước mắt. Nhờ đó, em cũng đã thấy tự tin hơn để bắt đầu vào việc ôn luyện.
THÊM NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP
Nguyễn Hoàng Đức (lớp 12A2, trường THPT Hermann Gmeiner): Em rất thích thú những hội thảo hướng nghiệp tại môi trường học đường.Thông qua các buổi trò chuyện, học sinh có cơ sở để đánh giá phần nào khảnăng học tập của mình ở mức nào, môn nào là năng khiếu, từ đó tự tin khi chọnkhối thi. Mỗi lần được giới thiệu ngành nghề là cơ hội để học sinh tụi em nắm bắt nhữngthông tin về nghề nghiệp mình định theo đuổi trong tương lai. Và với nhữnghiệu quả này, em nghĩ cần phải có nhiều chương trình hướng nghiệp hơnnữa cho học sinh lớp 12, và nếu được là ngay từ đầu cấp ba.
HƯỚNG NGHIỆP CHƯA ĐÚNG NGHĨA
Hoàng Thị Mộng Tuyền (Sinh viên ĐH KHXH & Nhân Văn): Trải nghiệm qua nhiều buổi hướng nghiệp khi còn là học sinh THPT, thực lòng tôi có cảm giác hướng nghiệpchủ yếu vẫn theo nội dung hướng học sinh thi vào trường nào, chọn khối nào. Ở nhiều trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp về hướng nghiệp cũng chỉ là cho phép một cơ sở đào tạo nào đó đến tư vấn mà thực chất họ giới thiệu về trường mình là chính. Tôi nghĩ như vậy chưa thiệt đúng tinh thần chính của hướng nghiệp.
GIA ĐÌNH CŨNG CẦN THAM GIA
Nguyễn Thị Ngọc Hoa (Đà Nẵng): Hầu hết trường cấp 3 đều bắt đầu chương trình hướng nghiệp khi bước vào lớp 12. Tuy nhiên, ở lớp 10 và 11, nhiều trường cũng đã có hướng cho học sinh chọn khối để thi. Tôi thấy việc tổ chức để các em có sự lựa chọn các khối phù hợp tạo cho các em định hướng ban đầu. Đến khi đối mặt với việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp, sẽ bớt đi phần nào bỡ ngỡ. Tuy nhiên, cũng nên cụ thể hơn về cơ hội nghề nghiệp, đầu ra cho các ngành. Ngoài ra, không chỉ nhà trường mà ngay cả người nhà cũng phải tham gia. Trong gia đình tôi, người đi trước thường sẽ dùng những kinh nghiệm mình đã trải qua tư vấn cho các em nhỏ hơn để các em có thể hiểu rõ khả năng của bản thân và biết cách chọn lựa thích hợp cho riêng mình.
NÂNG TẦM CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
Phạm Thị Trường Dung (Q.1-TP.HCM): Tôi nghĩ các trường phổ thông nên tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, tổ chức tham quan cơ sở đào tạo ở một số trường cho học sinh và tổ chức nhiều buổi tư vấn nghề nghiệp phân theo chủ đề, nội dung cụ thể... Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Vì hướng nghiệp là một hoạt động thực tế nên hãy xây dựng và áp dụng một cách thực tế mới có hiệu quả tốt, thay vì lý thuyết nhiều như hiện nay. Từng tham gia vào công tác hướng nghiệp, tôi cũng thấy rằng những thiếu sót của hoạt động hướng nghiệp thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp,thông tin thị trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội… Nên muốn đạt được hiệu quả tốt, phải sửa đổi được những vấn đề này.
Bình luận