Nụ cười sẽ lấp đi nước mắt...

Có một cái tít bài gây chú ý trên mặt báo mấy bữa rày, ai lướt qua cũng phải dừng lại đọc cho hết : “Cả phường quây quần nấu cơm cho người nghèo”. Đọc rồi cảm thấy vui. Đọc rồi ấm thêm niềm hy vọng vì lòng tốt vẫn còn rất nhiều trong xã hội.

Bài báo viết về một bếp ăn tự nguyện ở phường An Phú - quận 2 - TPHCM, duy trì mỗi ngày 140 suất cơm cho những người già neo đơn, người nghèo. Cả phường chung tay : bà nội trợ thu xếp cơm nhà xong, qua giúp xào nấu; chị tiểu thương chờ khi chợ vắng, đến phụ xới đơm; những thanh niên bận rộn với việc mưu sinh, trưa cũng tranh thủ chạy về đi đưa cơm tận nhà cho những người đau yếu, nghèo khổ khó khăn nhưng không thể đến nhận phần...

Đó là những hình ảnh dù quá đỗi bình dị nhưng tràn ngập yêu thương. Họ đã nấu, đã xới, đã đem đi bằng tất cả cái tâm, cái tình, cái nghĩa, lòng đạo đức giữa người với người. Họ là những sứ giả của hạnh phúc, của nụ cười...

Nhìn cảnh này, nhìn những ánh mắt và gương mặt rạng ngời của người trao - kẻ nhận, chợt nhớ đến câu chuyện hai thanh niên đi cướp bánh mì vì đói giữa Sài Gòn bị đề nghị truy tố với khung hình phạt khá cao, đã tạo nên nhiều luồng dư luận, gần đây thôi ! Lẽ thường, có tội thì phải lãnh hình phạt, nhưng trong trường hợp này, người ta đã bàn nhiều về quan điểm buộc tội của các cơ quan tố tụng. Số cho rằng việc xử lý tội cướp giật là quá nặng cũng nhiều; số nói cần trừng trị để răn đe, làm gương cũng không ít; đáng chú ý nhất là có những người trung dung, bảo rằng thôi thì cứ để pháp luật lượng hình, rồi tiếc giá như ngày hôm ấy, hai thanh niên nọ đi ngang một tủ bánh mì từ thiện bất kỳ nào đó, có lẽ đã không có vụ án đau lòng xảy ra.

Vâng ! Xã hội sẽ đẹp hơn với những nụ cười hè phố chứ không phải với những giọt nước mắt sau song sắt nhà tù. Nhưng để có nhiều nụ cười lấp đi nước mắt như thế, trước hết, tình yêu thương phải lan tỏa giữa cộng đồng, trong và từ nhiều người, như ở phường An Phú quận 2 đang có.

Đây không phải là chuyện có được trong ngày một ngày hai, mà cần bền bỉ và được toàn thể cộng đồng góp sức vào, ngõ hầu xây dựng một nền giáo dục chú trọng vào việc giáo dục tình thương : những tình thương cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm như yêu thương súc vật, cây cỏ, bạn bè, cha mẹ, ông bà... Và, một khi cuộc đời có nhiều người biết cho đi, biết xúc động trước niềm đau, nỗi nhọc nhằn của tha nhân, chắc chắn xã hội đó sẽ giảm bớt tội phạm.

Tiếc là một thời gian dài, ở nhiều nơi, nhiều chỗ, trong cả nhiều lãnh vực, tôn giáo..., chúng ta đã quên đi điều căn bản đó. Đức Giám mục GB Bùi Tuần, trong số báo CGvDT 2060 ở trang 8 cũng lo lắng : “...Hiện có những cảnh báo cho chúng ta về một khủng hoảng đáng ngại về yêu thương. Khủng hoảng này đang xảy ra ngay trong các gia đình và các cộng đoàn đức tin. Điều rất đáng ngại là những sự kiện buồn như vậy lại dần dần được coi như bình thường. Đáng ngại hơn nữa là chúng đang phát triển về mức độ...”.

Công giáo và Dân tộc

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Sự phát triển không ngừng và những giá trị thiện ích phục vụ nhân loại của Hội Thánh ở trần gian, theo dòng lịch sử, không thể phủ nhận vai trò nữ giới. Với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, phụ nữ cũng đã và đang có những đóng...
Du Xuân và lễ hội:  Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Du Xuân và lễ hội: Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Đối với mỗi người dân Việt Nam, năm mới không chỉ là dịp để đón chào những thách thức mới mẻ, mà còn là lúc họ tìm về với nguồn cội văn hóa qua hành trình du Xuân hoặc tham gia vào các lễ hội đầu Xuân, đặc biệt là...
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Đã là con người, khi lớn lên dù trưởng thành được thưởng thức nhiều món ngon, vật lạ, nhưng trong ký ức nhiều người, có những món ăn thủa hàn vi do cha mẹ nấu vẫn luôn là thứ nhớ lâu và ngon nhất.
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
24 giờ cho ngày cuối cùng của năm cũ luôn là thời gian đặc biệt với nhiều cảm xúc vui buồn. Đọng lại trong ngày khép lại năm cũ với mỗi người sẽ mang những màu sắc khác nhau.
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Sáng ngày 24.1.2024, phái đoàn gồm các vị do ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đại diện Thành Ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TPHCM đã đến thăm báo Công giáo và Dân tộc. Ban Biên Tập báo và nhân viên đã đón...
Trong những ngày  mưa rét
Trong những ngày mưa rét
Hà Nội sáng ngày 23.1, nhiệt độ dưới 10 độ C, nhiều trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn cho học sinh nghỉ để bảo đảm sức khỏe.