Sĩ tử thành phố cũng cần được tiếp sức

Hoạt động chung tay góp sức với xã hội, đồng hành với học sinh ở xa dự thi tại thành phố đã trở thành nét đẹp truyền thống của nhiều cộng đoàn trong TGP.TPHCM. Nhưng đối với những sĩ tử của thành phố thì sao?

NÊN CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI ĐỒNG HÀNH

Bà Nguyễn Thị Cúc (Gx Xóm Chiếu, TGP.TPHCM): Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã được thay đổi nên lượng sĩ tử đổ về TPHCM đã giảm rõ rệt. Hoạt động tiếp sức mùa thi ở các cộng đoàn cũng vì thế trầm lắng hơn. Theo tôi, để tiếp tục việc hỗ trợ học sinh, giáo xứ có thể có những hoạt động đồng hành với con em xứ mình, chẳng hạn như dâng lễ cầu nguyện, tìm hiểu những trường hợp khó khăn cần được giúp đỡ... Trước và sau kỳ thi, các huynh trưởng, giáo lý viên nên hỏi thăm, nhắc nhở, động viên nếu sĩ tử đang sinh hoạt trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể. Chắc chắn không riêng gì con em mình mà mọi học sinh sắp bước vào kỳ thi quan trọng này, nếu có được sự quan tâm của xứ đạo, sẽ thấy vui và hạnh phúc rất nhiều.

NỖI LÒNG THÍ SINH

Em Lâm Vũ Thiên Phúc (Gx Tân Định, TGP.TPHCM): Sắp bước vào kỳ thi, tâm trạng em vô cùng căng thẳng, hồi hộp. Em thấy rất nhiều giáo xứ trong thành phố hỗ trợ các bạn ở xa chỗ ăn ở, việc này rất tốt. Thí sinh sống tại thành phố như em có thể chưa cần được hỗ trợ như thế nhưng sẽ rất hạnh phúc nếu giáo xứ tạo điều kiện cho sĩ tử chúng em ở những phương diện khác như tổ chức buổi họp mặt cho các sĩ tử giao lưu với nhau, gặp gỡ những anh chị đã trải qua các kỳ thi trước chia sẻ kinh nghiệm... Trước ngày thi, chúng em mong có một buổi cầu nguyện để nâng đỡ tinh thần, giúp chúng em có một tâm lý vững vàng. Năm nay, hình thức thi gần giống như năm ngoái, chỉ khác ở chỗ nộp hồ sơ vào trường nào rồi thì không rút ra nữa và thí sinh có thể nộp được hai trường. Tuy không thay đổi nhiều nhưng sự khác nhau ấy có lẽ cũng sẽ gây chút bối rối. Do vậy, ngoài những buổi tư vấn ở trường, em cũng mong muốn giáo xứ có thêm những buổi tương tự.

NHU CẦU TRỢ GIÚP SẼ KHÁC HƠN

Bà Nguyễn Thị Thu Hương (Ban TSMT-Gx Hàng Sanh, TGP.TPHCM): Những năm trước, giáo xứ tổ chức mời giáo viên đến hỗ trợ thí sinh củng cố kiến thức trong khoảng thời gian cận ngày thi. Cạnh đó, giáo xứ vẫn giữ truyền thống dâng lễ cầu nguyện cho các em trước kỳ thi. Chúng tôi cũng rất sẵn lòng trợ giúp sĩ tử tìm đến vì có đội ngũ giới trẻ sẵn sàng làm xe ôm hay hướng dẫn, tư vấn. Tuy nhiên, chẳng có mấy ai! Nguyên nhân có lẽ là các hoạt động tiếp sức cho thí sinh sống ngay trong thành phố chưa được phổ biến rộng? Với các em sống tại thành phố hay ngay trong giáo xứ, có thể nhu cầu cần được trợ giúp sẽ khác hơn, cho nên trước những thay đổi của quy chế thi, tuyển sinh, chúng ta có lẽ cần có nhiều hướng mới, phương cách mới để nâng đỡ.

KHÔNG THỂ BỎ LƠ CON EM TRONG XỨ

Ông Trần Viết Hợp (Trưởng ban TSMT-Gx Tân Sa Châu, TGP.TPHCM): Ngoài việc hưởng ứng lời kêu gọi của Caritas giáo phận tiếp đón các sĩ tử phương xa, cũng không thể bỏ lơ con em trong xứ, bởi chúng tôi quan niệm làm bác ái ở nơi khác mà tại giáo xứ mình lại không quan tâm là chưa tròn bổn phận. Ngoài những giờ cầu nguyện, tĩnh tâm, mỗi buổi tối trước ngày thi ở xứ còn có những buổi sinh hoạt chung. Tại đây các em gặp mặt, sẻ chia với nhau, được nghe những lời chỉ dạy, hướng dẫn từ những giáo viên đã từng đi coi thi ở nhiều nơi. Giáo xứ còn mời những bạn sinh viên đến vừa để cộng tác làm tình nguyện viên, vừa truyền đạt kinh nghiệm trong việc ôn thi và làm bài. Ngoài ra, nếu gia đình nào không thể đưa đón con đến trường cũng sẽ được bộ phận tình nguyện viên tiếp sức “đưa đến nơi, về đến chốn”.

CÁC GIÁO KHU CẦN SÂU SÁT

Ông Nguyễn Văn Đại (Gx Bình Đông, TGP.TPHCM): Phải thú thực là trong những năm qua, vì quá chú tâm đến các thí sinh bên ngoài nên mọi người quên mất con em trong xứ. Ở đó có lẽ cũng có không ít con em thuộc hoàn cảnh gia đình khó khăn, do vậy, các giáo khu, các đoàn thể cần sâu sát tìm hiểu để đề xuất với giáo xứ giúp đỡ cách thiết thực. Ngoài ra, việc khích lệ tinh thần đối với các em cũng rất quan trọng như lời động viên của cha xứ hay thánh lễ cầu nguyện cho các em trước ngày thi...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Sự phát triển không ngừng và những giá trị thiện ích phục vụ nhân loại của Hội Thánh ở trần gian, theo dòng lịch sử, không thể phủ nhận vai trò nữ giới. Với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, phụ nữ cũng đã và đang có những đóng...
Du Xuân và lễ hội:  Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Du Xuân và lễ hội: Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Đối với mỗi người dân Việt Nam, năm mới không chỉ là dịp để đón chào những thách thức mới mẻ, mà còn là lúc họ tìm về với nguồn cội văn hóa qua hành trình du Xuân hoặc tham gia vào các lễ hội đầu Xuân, đặc biệt là...
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Đã là con người, khi lớn lên dù trưởng thành được thưởng thức nhiều món ngon, vật lạ, nhưng trong ký ức nhiều người, có những món ăn thủa hàn vi do cha mẹ nấu vẫn luôn là thứ nhớ lâu và ngon nhất.
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
24 giờ cho ngày cuối cùng của năm cũ luôn là thời gian đặc biệt với nhiều cảm xúc vui buồn. Đọng lại trong ngày khép lại năm cũ với mỗi người sẽ mang những màu sắc khác nhau.
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Sáng ngày 24.1.2024, phái đoàn gồm các vị do ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đại diện Thành Ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TPHCM đã đến thăm báo Công giáo và Dân tộc. Ban Biên Tập báo và nhân viên đã đón...
Trong những ngày  mưa rét
Trong những ngày mưa rét
Hà Nội sáng ngày 23.1, nhiệt độ dưới 10 độ C, nhiều trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn cho học sinh nghỉ để bảo đảm sức khỏe.