Thêm những suy nghĩ về đời hưu

Sau những bài viết về tuổi già và việc hưu dưỡng của linh mục tu sĩ trong giáo phận TPHCM trên báo CGvDT số 2026, nhiều độc giả đã chia sẻ thêm suy nghĩ về một vấn đề nhân ái được không ít người quan tâm.

CẢM MẾN ĐỜI TẬN HIẾN

Phạm Thị Tố Tâm (Q.11, TP.HCM): Gia đình tôi có truyền thống đến thăm các viện dưỡng lão tình thương, đặc biệt là đến thăm các vị nam, nữ tu sĩ đang hưu dưỡng tại các nhà hưu trong thành phố vào các dịp cố định trong năm. Riêng tôi hay ghé thăm các dì hưu dưỡng ở dòng Mân Côi - Chí Hòa. Đến đây, tôi cảm nhận các dì cần sự quan tâm, hỏi han, động viên tinh thần, còn vật chất chỉ là thứ yếu. Các nữ tu già luôn biểu lộ niềm vui khi được lắng nghe. Thật xúc động khi bắt gặp những hình ảnh các dì đi lại, sinh hoạt khó khăn cần người trợ giúp khi sức khỏe đã giảm sút sau bao năm tháng phục vụ Giáo hội. Những khi đi chung với đoàn đông người, thường có thêm việc cùng hát, dâng lời cầu nguyện chung với nhau tạo nên một bầu không khí rất ấm cúng nơi nhà hưu dưỡng. Trong những phút lắng lòng, tôi không quên cầu nguyện cho các ngài luôn an vui trong tuổi già và bình an trong Chúa.

NHƯ MỘT NGHĨA CỬ

Trần Thị Nhung (Q.Tân Bình, TP.HCM): Các đoàn thể trong giáo xứ tôi vẫn thường tổ chức những hoạt động thăm viếng và tặng quà cho các cha hưu tại Nhà hưu dưỡng Hà Nội và Nhà hưu dưỡng linh mục Chí Hòa. Chuyến đi của chúng tôi luôn được sự động viên và khích lệ rất lớn của cha chánh xứ. Tôi nghĩ rằng các cha đã cả đời dâng hiến, phục vụ giáo xứ, Giáo hội và khi nghỉ hưu, giáo dân chúng ta nên có trách nhiệm thăm hỏi và quan tâm đến các ngài. Đó là một nghĩa cử diễn tả tấm lòng tri ân đối với các ngài. Thật sự, dù trước đó có được nghe kể rất nhiều về đời sống các linh mục khi về hưu, nhưng khi tận mắt chứng kiến sinh hoạt của các ngài và đọc thêm những chia sẻ trên báo CGvDT, chúng tôi mới cảm thông thêm cho đời hưu của những người đã chọn Chúa làm gia nghiệp. Qua những cuộc trò chuyện, tôi thấy mỗi cha mỗi cách chia sẻ và cảm nghiệm về đời sống linh mục, đặc biệt có cha dù đã nghỉ hưu nhưng tâm huyết và tinh thần phục vụ chưa hưu. Dù tuổi đã cao, một số cha vẫn tỏ ra minh mẫn khi nhắc về thời gian còn coi xứ. Quá khứ đã lùi xa nhưng các ngài vẫn hào hứng và hài hước khi tâm sự với mọi người đến thăm. Qua đó, tôi cảm thấy các hoạt động xã hội như thế này rất có ý nghĩa và mong muốn sẽ được nhiều người quan tâm hơn nữa, nhất là các bạn trẻ.

SỢI DÂY LIÊN ĐỚI

Đỗ Thị Huệ (Quận Tân Bình, TPHCM): Những bài viết về vấn đề hưu dưỡng trên báo CGvDT trong số vừa qua gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Các vị đã sống với một lý tưởng cao đẹp, cống hiến cả một đời cho Giáo hội, vậy nên trách nhiệm giúp đỡ linh mục, tu sĩ tuổi về hưu cần được gợi ý cụ thể cho từng giáo dân. Dù giáo phận đã ưu tư và có những cách thức nâng đỡ đời hưu nhưng có lẽ chưa đủ. Tôi nghĩ người giáo dân cũng phải chung tay vào một cách tự giác. Trước hết hãy nhớ đến họ - những người đã một đời phục vụ hy sinh mà khi về già niềm vui của họ đôi khi chỉ đơn giản là được những giáo dân mình đã từng đến phục vụ quay lại thăm hỏi... Và nếu được kêu gọi giúp sức, hãy nhanh chóng và sẵn sàng đáp lại vì đó là tình liên đới Kitô giáo.

QUAN TÂM LÚC TUỔI GIÀ

Nguyễn Văn Thiều (Q.8, TPHCM): Tôi được quen một vài cha hưu nên được các ngài kể rằng, khi về hưu các ngài không phải là ẩn mình trong bốn bức tường mà đó là lúc họ dành trọn thời giờ để chiêm niệm, cầu nguyện, nghỉ ngơi và làm những việc mình thích... Tuy nhiên, có nhiều cha khi về hưu thường lủi thủi một mình, ít có người đến thăm, kể cả giáo dân nơi giáo xứ mà ngài đã từng phục vụ cách đó không xa. Cả cuộc đời dấn thân, nay về già, đôi lúc các ngài có cảm giác bị tổn thương. Tôi luôn tự nhủ, hãy đến thăm hỏi và chuyện trò cùng các ngài khi có điều kiện. Nhớ đến các ngài lúc tuổi già là quý, nhưng tôi cũng rút ra một điều từ những lần đi thăm là cần chú ý đến giờ giấc, cũng như cách thức để các cha không thấy phiền hay làm buồn lòng những cha khác.

THÊM CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TUỔI HƯU

Nguyễn Văn Sang (GX. Tam Hà, TPHCM): Khi đi thăm các cha hưu, tôi thấy nhiều vị dù tuổi đã cao nhưng sức khỏe và tinh thần vẫn còn rất tốt. Do đó tôi nghĩ, sẽ thật hay nếu có thêm nhiều hoạt động phù hợp để các cha hưu tham gia. Cách này vừa giúp nhiều vị có thêm niềm vui vừa “tận dụng” được khả năng, kinh nghiệm vốn không phải ai cũng có được để phục vụ cho công việc chung. Lẽ dĩ nhiên, khi chúng ta mời các cha hưu cố vấn hay góp sức thì cũng phải dựa trên mong muốn của các cha. Bên cạnh đó, tôi thấy việc quan tâm tổ chức hoạt động cho các cha hưu cũng cần được chú trọng. Có thể chỉ đơn giản như việc thêm một khoảnh đất nho nhỏ trong nhà hưu để dành cho việc trồng trọt, chăm sóc cây trái...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Nên duy trì hay loại bỏ ?
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, nêu rõ trong trường chuyên không còn lớp không chuyên.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Sự phát triển không ngừng và những giá trị thiện ích phục vụ nhân loại của Hội Thánh ở trần gian, theo dòng lịch sử, không thể phủ nhận vai trò nữ giới. Với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, phụ nữ cũng đã và đang có những đóng...
Du Xuân và lễ hội:  Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Du Xuân và lễ hội: Hành trình tìm về cội nguồn văn hóa
Đối với mỗi người dân Việt Nam, năm mới không chỉ là dịp để đón chào những thách thức mới mẻ, mà còn là lúc họ tìm về với nguồn cội văn hóa qua hành trình du Xuân hoặc tham gia vào các lễ hội đầu Xuân, đặc biệt là...
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Ăn miếng chả Rươi ngày Tết
Đã là con người, khi lớn lên dù trưởng thành được thưởng thức nhiều món ngon, vật lạ, nhưng trong ký ức nhiều người, có những món ăn thủa hàn vi do cha mẹ nấu vẫn luôn là thứ nhớ lâu và ngon nhất.
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
Ngày tất niên đong đầy cảm xúc
24 giờ cho ngày cuối cùng của năm cũ luôn là thời gian đặc biệt với nhiều cảm xúc vui buồn. Đọng lại trong ngày khép lại năm cũ với mỗi người sẽ mang những màu sắc khác nhau.
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Lãnh đạo thành phố thăm và chúc Tết báo Công giáo và Dân tộc
Sáng ngày 24.1.2024, phái đoàn gồm các vị do ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đại diện Thành Ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TPHCM đã đến thăm báo Công giáo và Dân tộc. Ban Biên Tập báo và nhân viên đã đón...
Trong những ngày  mưa rét
Trong những ngày mưa rét
Hà Nội sáng ngày 23.1, nhiệt độ dưới 10 độ C, nhiều trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn cho học sinh nghỉ để bảo đảm sức khỏe.