Thứ Năm, 30 Tháng Sáu, 2016 15:47

13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (p3)

“Một giáo hội tự thiết lập là “trung tâm” sẽ rơi vào thuyết chức năng”

Jmj 2013, Rio de Janeiro, Brazil

Năm 2015, nhân kỷ niệm hai năm Đức Phanxicô được bầu chọn làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội, Nguyệt san Công giáo “Documentations Catholiques” đã chọn 13 bài diễn văn của ngài mà họ nhận định là thiết yếu và có thể xem đó là “chữ ký chính thức” của Đức Thánh Cha.

3. Ý thức hệ hóa sứ điệp Tin Mừng:

Ngay từ nguyên thủy, Giáo Hội đã gặp cám dỗ này : tìm giải thích sứ điệp Tin Mừng cách cổ truyền ngoài sứ điệp của Tin Mừng và ngoài Giáo Hội. Ví dụ: Aparecida có một lúc đã gặp cám dỗ dưới hình thức “khử trùng”. Người ta đã dùng phương pháp “xem, xét, làm” và đúng như vậy. Cám dỗ nằm ở sự việc là chọn “xem” một cách trung lập, như một thứ khử trùng và điều này thật sự không thực tế. Việc “xem” đúng là ảnh hưởng đến cái nhìn. Nhưng không có loại giải thích cổ điển theo cách “khử trùng”, vì vậy câu hỏi sẽ là: chúng ta nhìn thực tế với cái nhìn nào? Aparecida đã trả lời: với 4 trên 6 người, họ đã trả lời phải nhìn với cái nhìn của người môn đệ. Có những cách nhìn khác nữa để tư tưởng hóa sứ điệp và hiện nay tại châu Mỹ Latin và Caribe đã có những lời đề nghị theo kiểu đó. Tôi chỉ muốn nêu lên một vài đề nghị :

Hiện tượng giáo sĩ hoá giải thích phần nhiền tính thiếu trưởng thành và tụ do Kitô giáo mà hàng giáo dân châu Mỹ Latin đang sống

a) Kiểu thu gọn chủ nghĩa xã hội : đây là loại tư tưởng hóa dễ khám phá nhất. Có những lúc tư tưởng này rất mạnh, nó liên hệ đến sự tự phụ giải thích dựa trên nền tảng cổ theo lối nhìn của các khoa học xã hội. Tư tưởng này đụng đến nhiều phạm trù khác nhau, từ chủ nghĩa tự do thị trường đến các loại mác xít.

b) Tư tưởng hóa tâm lý : đây là loại tinh hoa cổ điển cuối cùng tóm gọn trong “việc gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô” và tiến trình phát triển của nó dẫn đến một sự năng động hiểu biết về chính mình. Điểm này chúng ta thường gặp trong những lớp về linh đạo học, về những cuộc tĩnh tâm thiêng liêng... Cuối cùng điều này đưa đến kết quả dựa trên một cách hành xử tự quy chiếu về mình, làm con người tự tại. Ở đây, chúng ta không tìm thấy tính siêu việt cũng như cách hành xử truyền giáo.

c) Việc đề nghị ngộ đạo : điểm này khá tương tự với cám dỗ trên. Chúng ta thường gặp trong những nhóm tinh hoa đưa ra đề nghị của một linh đạo cao hơn, khá phi nhập thể và dẫn đến những thái độ mục vụ xuất phát từ “những vấn đề đang tranh cãi”, đây là lệch lạc đầu tiên của cộng đoàn tiên khởi và trong suốt thời gian của lịch sử Giáo Hội dưới hình thức của nhiều bản dịch được xem lại và chỉnh sửa. Người ta thường gọi nó nôm na là “những người tín hữu của Ánh Sáng” (bởi họ là những người tiếp nối văn hóa của Ánh Sáng).

d) Lời đề nghị theo Pilage : lời đề nghị lộ diện cách căn bản dưới hình thức của một sự phục hưng trước những tai họa của Giáo Hội, người ta tìm một phương pháp chỉ dựa trên kỷ luật bằng cách phục hưng những cách hành xử và hình thức lỗi thời mà nói một cách nào đó về mặt văn hóa cũng không có ý nghĩa gì. Tại châu Mỹ Latin, chúng ta gặp điều này trong những nhóm nhỏ của một số hội dòng mới mà các nữ tu tìm đến “một sự an toàn” tín lý hay kỷ luật. Điều này thực chất thật là thụ động, cho dù nó hứa hẹn một sự năng động ad intra (nội tại). Nó trở về quá khứ, tìm “lấy lại” quá khứ đã qua.

4. Thuyết chức năng :

Điểm này tự hân hoan với “tập nhật ký đi đường” hơn là sống thực tại của lịch trình đó. Quan niệm chức năng này không chấp nhận mầu nhiệm, chỉ nhìn đến năng suất, giới hạn thực tại của Giáo Hội vào một cơ cấu của một tổ chức phi chính phủ. Đối với họ, điều quan trọng là kết quả thấy được và những con số thống kê, từ đó đi đến mọi cách thức của những người thầu khoán trong Giáo Hội, thiết lập một loại “thần học của sự sung mãn” trong vấn đề tổ chức mục vụ. Quan niện này có nguy cơ làm cho Giáo Hội tê liệt.

Tượng chúa Kitô tại Rio de Janeiro, Brazil

4.1 Chủ nghĩa giáo sĩ :

Cũng là một cám dỗ rất hiện thực tại châu Mỹ Latin: lạ lùng thay, trong phần nhiều trường hợp, điều này liên quan đến một sự thỏa thuận tội lỗi: cha xứ giáo sĩ hóa, và người giáo dân thì mời gọi điều đó, bởi vì cuối cùng đúng là dễ dãi hơn cho họ. Hiện tượng giáo sĩ hóa giải thích phần nhiều tính thiếu trưởng thành và tự do Kitô giáo mà hàng giáo dân châu Mỹ Latin đang sống. Hoặc là họ không lớn lên (đa số), hoặc là họ ẩn mình dưới những màn che của những ý thức hệ mà chúng ta đã nói ở trên, hoặc là trong những tình huống thuộc về lẻ tẻ và giới hạn. Trong những vùng của chúng ta có một hình thức tự do của người giáo dân ngang qua những kinh nghiệm của dân tộc: người tín hữu với tính cách là một công dân. Như vậy ở đây, chúng ta sẽ thấy được một sự độc lập lớn hơn, phần nhiều lành mạnh và có thể diễn đạt trong sự mộ đạo quần chúng. Chương của Aparecida liên hệ đến lòng mộ đạo quần chúng diễn đạt cách sâu sắc chiều kích này. Lời đề nghị của những nhóm Kinh Thánh, những cộng đồng tín hữu cơ bản và những hội đồng mục vụ đi theo hướng muốn vươn lên khỏi chủ nghĩa giáo sĩ và hướng tới sự trưởng thành về trách nhiệm của những người giáo dân, chúng ta có thể tiếp tục diễn đạt những cám dỗ khác chống lại điều kiện sống của người môn đệ truyền giáo, nhưng tôi nghĩ rằng những cám dỗ đã nêu là những cám dỗ quan trọng nhất và hiện có mạnh nhất trong lúc này ở châu Mỹ Latin và Caribe.

(còn nữa)

Nt QUỲNH GIAO Fmm

chuyển ngữ

Ý kiến bạn đọc ()
Tin tức liên quan
Tin khác
Xem thêm