Các nghi lễ ngoài nghi lễ Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng xưa (P1)

Đạo Công giáo truyền bá vào nước ta từ thế kỷ XVII, mang theo nền văn hóa của mình và dần hòa nhịp vào dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam. Trong sự hội nhập đó, văn hóa Công giáo đã mang trên mình nhiều sắc thái riêng, nổi lên đó là lối sống, nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam.

Nếp sống của người Công giáo Việt Nam được hình thành từ lâu trong lịch sử, được định bởi những quy định cụ thể trong giáo lý Công giáo và một phần trên cơ sở truyền thống của người Việt, được biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua các mối quan hệ trong đời sống tôn giáo và đời sống xã hội, qua cách ứng xử với tín ngưỡng, phong tục cổ truyền và đặc biệt qua việc thực hành những lễ nghi Công giáo và lễ nghi ngoài Công giáo.

Bài viết này chúng tôi muốn điểm lại những lễ nghi và việc thực hành những lễ nghi ngoài các lễ nghi Công giáo, đồng thời đề cập đến một số phong tục cổ truyền đã trở thành nếp sinh hoạt trong văn hóa tâm linh của người Công giáo Việt Nam thông qua các văn bản Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng. Từ đó, thấy được những giá trị nhân văn trong văn hóa truyền thống của người Công giáo.

1. Nét đặc thù của hương ước làng Công giáo

Vùng Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa Việt, từ lâu mang dấu ấn văn hóa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và đến thế kỷ XVI (1533) là sự khởi điểm của Công giáo trên đất Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam có lẽ chính thức phải được tính từ năm 1615, khi các thừa sai Dòng tên vào Quảng Nam (Đàng Trong)[1]. Sự hiện diện của các tôn giáo nói trên đã in dấu ấn vào nếp sống của người dân nơi đây, bởi vậy hương ước đã dành một phần đáng kể quy định về việc thực hành các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng của làng. Hương ước làng Việt nói chung và Hương ước làng Công giáo nói riêng vùng Đồng bằng sông Hồng có 3 loại, tương ứng với ba giai đoạn: giai đoạn trước cải lương hương chính (còn gọi là hương ước cũ, được viết bằng chữ Hán - Nôm), giai đoạn cải lương hương chính (được gọi là hương ước cải lương, được viết đồng thời bằng chữ Quốc ngữ, Hán ngữ, hoặc Pháp ngữ) và giai đoạn sau cải lương hương chính (gọi là hương ước mới, được viết bằng chữ Quốc ngữ). Ở đây, ngoài một vài bản hương ước cũ và mới ra, tài liệu chính được sử dụng là những bản hương ước cải lương (1921-1944) của một số làng Công giáo thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng([2]).

Nội dung các hương ước khu vực này phần nào phản ánh sự đa dạng trong đời sống tôn giáo ở mỗi làng quê. Việc lập ra các bản hương ước với mục đích giáo dục người dân trong làng sống có văn hóa hơn, có trách nhiệm hơn, tự điều chỉnh những hành vi của mình. Đồng thời, để chỉnh sửa lại phong tục của làng cho hợp với tiến trình phát triển của xã hội thì những thói tục tốt giữ lại, lệ tục xấu thời bỏ. Mỗi văn bản hương ước hầu như đều có hai phần: phần chính trị (hương chính), và phần phong tục (hương ẩm)([3]), đối với hương ước cải lương hoặc hương ước mới, các bản hương ước đều được soạn theo bản mẫu nhưng có chỉnh sửa một số điều cho phù hợp với tục lệ của làng. Đối với những hương ước cổ thì thường do Hội tư văn của làng tự soạn ra theo tục lệ của làng đó, hoặc có những làng viết theo lối thơ lục bát để người dân dễ nhớ mà thực hiện. Ví dụ: Hương ước tộc Giáo, xã Bác Trạch, Cao Mại, Kiến Xương, Thái Bình có ghi: “Năm Canh Tuất đương tuần thu quý. Hội nhau mà tham chí lời lành. Trên chức sắc, dưới dân đinh. Anh em hợp ý đồng tình cho nên. Từng nghe khí nhuệ phải gìn. Dựng lời lễ giáo cho bền thiên luân. Có chính nước, có chính dân. Há rằng để lỗi chẳng phân cho đành. Nguyên khoán đã lập thành giềng mối. Đến giữa chừng vận đổi sao rời. Vậy nên khuyết liệt khó coi. Nay ta chính lại mấy lời cho minh... ”[4]

Trong phần đầu của bản hương ước cổ của làng Công giáo ở Thái Bình chép bằng chữ Nôm soạn theo thể thơ lục bát như sau:

“Duy Tân tuế thứ Mậu Thân

Tháng giêng trung hoán gió xuân thái hòa.

Tăng bổng Gíao hữu giáp ta

Trùm dân thượng hạ chép ra chương trình.

Ấy hương đảng tiểu triều đình

Ắt là phải có thường hành qui mô,

Những điều phải trái đắn đo

Lập ra khoán lệ xem cho tỏ tường

Trên thì trùm trưởng cầm cương

Để cho dân hạng soi gương theo đòi.

Mới là mỹ tục hẳn hoi

Lời lời vàng đá sẽ coi sau này...”[5].

Làng Công giáo được hình thành trên cơ sở của làng Việt, bởi vậy, hương ước làng Công giáo cũng có những quy định chung như hương ước của các làng Việt và nét đặc thù đó là phần phong tục, trong đó ghi chép lại những lễ nghi Công giáo bên cạnh những tập tục, lễ nghi truyền thống của người Việt.

Hương ước làng Công giáo là sản phẩm của làng Công giáo, và làng Công giáo được hình thành trong quá trình truyền giáo từ khi còn là các giáo điểm. Mỗi giáo điểm có khi chỉ có vài ba gia đình và khi số tín hữu đông lên mới lập ra các họ giáo để dạy kinh bổn cho tân tòng và là nơi cầu nguyện, trên cơ sở ấy họ đạo ra đời, nhiều họ đạo lập thành xứ đạo và dần thành làng Công giáo. Như vậy, làng Công giáo là sản phẩm của quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Làng Công giáo có hai loại : làng Công giáo toàn tòng (chỉ có giáo dân) và làng lương - giáo (cả dân lương và dân giáo, người xưa quen gọi là làng xôi đỗ).

Hương ước làng Công giáo có nội dung đặc thù, phản ánh hệ thống thờ tự, phụng sự Thiên Chúa và các vị Thần của người dân trong hệ thống làng Công giáo. Theo đó, có thể thấy, việc tôn thờ các vị thánh, thần của từng làng Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, đồng thời đáp ứng mục đích về kinh tế - xã hội của các tổ chức thiết chế đó thông qua các ngày lễ của làng. Đó là sự hòa nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện đại trong làng quê Việt Nam.

(còn nữa)

Ts. Nguyễn Thị Quế Hương

_______________________________________

1 Trương Bá Cần, (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo Hà Nội, (1), Thành phố Hồ Chí Minh, tr 39.

2 Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi tạm gọi và phân loại thành 3 loại hương ước theo 3 giai đoạn khác nhau. Hiện nay, các văn bản hương ước (HU) cải lương đang được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa hoc Xã hội Việt Nam. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi giữ nguyên tên làng theo địa danh cũ, còn các tỉnh, thành được trình bày theo danh mục gần đây. Cụ thể, theo Niên giám thống kê năm 2006, trang 21, của Tổng cục Thống kê, vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

3 Xem thêm: Nguyễn Thị Quế Hương. Đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước: Luận văn thạc sỹ. Hà Nội, 2006, tr 35-40.

4 Hương ước tộc Giáo, xã Bác Trạch, Kiến Xương, Thái Bình. Kí hiệu AF a5/68, tại Thư viện Hán Nôm.

5 Hương ước tổng Thuận Vi, Thư Trì, Kiến Xương, Thái Bình. Kí hiệu AF a5/65, tại Thư viện Hán Nôm.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Lấy việc giúp người  làm niềm vui
Lấy việc giúp người làm niềm vui
Mở tự điển thấy ghi vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó…
Người ngoại quốc đến Việt Nam  tìm quyển sách quý
Người ngoại quốc đến Việt Nam tìm quyển sách quý
Không biết nguồn sách cũ từ đâu đến và nằm chất chồng trên các kệ ở những quầy sách cũ của Đường Sách. Những lần đến đây, chúng tôi vẫn chứng kiến các du khách đến từ nhiều quốc gia âm thầm vào những quầy sách, kiên nhẫn đưa mắt...