Đà Lạt qua sách của Eric T. Jennings(*)

“Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp” là cuốn sách của tác giả Eric T. Jennings - một giáo sư, tiến sĩ người Canada, hiện đang giảng dạy môn lịch sử tại Đại học Toronto.

Sách vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam vào tháng 8.2015, bản dịch của Phạm Viêm Phương và Bùi Thanh Châu. Tư liệu được thu thập từ nhiều nguồn cùng những chú thích cặn kẽ, cuốn sách thể hiện đầy đủ sự hình thành Đà Lạt từ thời Pháp thuộc, với mọi góc độ chính trị, kinh tế, quân sự, quy hoạch, giáo dục, tôn giáo và du lịch... Với 14 chương, “Đỉnh cao Đế quốc...” giúp độc giả Việt Nam thấy rõ một Đà Lạt “bằng xương bằng thịt” qua một cách viết sử mới, khiến người đọc không cảm thấy khô khan.

Tác giả đã mất 10 năm ròng rã để thực hiện công trình này. Trong thời gian ấy, ông đã có ba chuyến qua Việt Nam tìm đến các Trung tâm lưu trữ ở Hà Nội, TPHCM và Đà Lạt, sáu chuyến đi khác đến các trung tâm lưu trữ của Pháp, cùng một số chuyến đi Thụy Sĩ, Canada và Mỹ để lần theo những manh mối mà các tài liệu hé mở. Theo Eric T. Jennings, vấn đề hệ thống tư liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc là một thách thức lớn với ông. Ở Việt Nam, các tư liệu có liên quan không nằm tập trung ở một nơi mà thường rải rác ở ba, bốn trung tâm khác nhau. Tuy hiện nay Internet đã phổ biến nhưng thời điểm Eric T. Jennings đến Việt Nam thì ngay cả việc chụp ảnh các nguồn tư liệu cũng khó khăn.

Đặc biệt, tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những chú thích trích nguồn, chi tiết, cẩn thận. (Với khoảng 650 trang bản tiếng Việt, trong đó có gần 100 trang chú thích và thư mục). Có nhiều chi tiết, Eric T. Jennings dựa trên cả những bức thư mà những vị thừa sai viết về cho gia đình vì theo ông, đây là nguồn sát thực, trực quan và đáng tin cậy.

Hai dịch giả Phạm Viêm Phương và Bùi Thanh Châu đã mất gần một năm để dịch cuốn sách sang tiếng Việt, với sự tham gia hiệu đính của nhà báo – nhà nghiên cứu Trần Đức Tài (hiện đang sinh sống ở Đà Lạt). Theo Phạm Viêm Phương, “Giá trị cuốn sách này nằm ở chỗ, nhà sử học Eric T. Jennings khai thác gần như là tài liệu sơ cấp để viết”.

Quốc Dũng

(*) Đọc “Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp”, tác giả Eric T. Jennings, dịch giả Phạm Viêm Phương và Bùi Thanh Châu (NXB Hồng Đức & Đại học Hoa Sen ấn hành)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: