Dư âm về quyển sách “Giáo hội mà tôi mong đợi” (P1)

Nt QUỲNH GIAO Fmm
chuyển ngữ

PHANXICÔ HAY LÀ THIÊN TÀI CỦA LÒNG KHOAN DUNG

Càng đi vào sâu trong việc hiểu biết về cuộc trao đổi giữa Đức Giáo Hoàng và giám đốc tờ báo La Civiltà cattolica, lại càng in đậm vào trong tâm trí tôi niềm xác tín rằng cuối cùng chúng ta sẽ ra khỏi được cuộc tranh luận đi tìm một sự chú giải gay cấn, ngu ngốc và nhàm chán giữa những người chủ trương sự liên tục với những người muốn cắt đứt nó. Đã có một lời uy tín được nói lên để giúp cho chúng ta hiểu rõ và bình thản đón nhận rằng Công đồng Vatican II là một biến cố không thể quay chiều “và không thể bình luận, do đó không cần thiết để nói đến lâu dài, vì sợ rằng giảm đi tầm quan trọng của nó”. May thay chúng ta đã có được một cái nhìn để liên tưởng đến tương lai thay vì ngồi đó than thở và khóc lóc ! Đã có một lời đầy hy vọng, vui tươi mà không cần chối bỏ “lòng kiên trì âu lo” mà Charles Piguy đã lưu ý cho chúng ta và cũng không đòi buộc chúng ta phải chọn lựa giữa tính lạc quan của người ngốc nghếch và bi quan của những người có tâm trạng buồn rầu.

Linh mục Robert Choltus

Có nên chăng khi tôi thêm rằng, sự ngạc nhiên đầu tiên của tôi khi gặp được trong bản văn này tên của Michel de Certeau đứng cạnh Henri de Lubac ? Phải chăng đó là một sự hòa giải để lại, dù nó có là vô tình, thì cũng không làm thành biểu tượng đẹp đẽ của sự vượt qua những cuộc đấu khẩu cũ rích. Quan điểm thần học của Đức Phanxicô suy cho cùng cũng là một quan điểm cổ điển có tính giáo khoa, cũng có được những âm vang không thể chối cãi, có thể cảm nhận được trong việc ngài nhấn mạnh về cuộc tiến bước không ngừng mà tác giả của chuyện ngụ ngôn thần bí định nghĩa như là một kinh nghiệm thần bí của “một Thiên Chúa được gặp gỡ trên các nẻo đường khi tiến bước”. Và trong điều “không thể không có những người khác” đã ấn định các chọn lựa cách sống cơ bản của Gorge Mario Bergoglio. Cũng có thể trong ý thức nhạy bén mà ngài có được về sự không nhất quán của thời đại giữa cái nói và cái làm mà xưa kia Certeau đã lưu ý rằng: những xác tín chồng chất lên nhau “trong vùng mà người ta nói về điều mà người ta không làm nữa, nơi mà những yêu cầu được thể hiện trong những vở kịch được diễn mà người ta không còn nghĩ đến”.

Về điểm này, Phanxicô là một giáo hoàng rất hiệu năng ! Ngài không chỉ đọc những bài học đẹp đẽ của Công đồng về đối thoại giữa Giáo hội và con người thời đại, ngài tự lấy làm của mình và hiểu đúng ý nghĩa của nó, đồng thời đem ra thực hành. Ngài tự biến mình thành trao đổi một cách trực tiếp, thân thuộc khi chấp nhận cuộc phỏng vấn nhiều giờ với cha Antonio Sparado - giám đốc tờ báo La Repubblica, hoặc khi điện thoại cho một thanh niên gởi bức thư làm cho ngài cảm động… Ngay cả những bài diễn thuyết và các bài giảng cho quần chúng cũng được dùng với giọng điệu trực tiếp và thân mật như một cuộc nói chuyện bình thường. Bởi, chính ngài cũng đã nói : “Tôi không nói với quần chúng, tôi nói với những con người cá vị”. Nếu có ai đó nhận xét ngài hơn hẳn tất cả những nhà đối thoại khác thì cũng dễ hiểu, bởi vì ngài không có một chiến lược nào khác hơn là nói chuyện trực tiếp với một người trước mặt mình. Trong mọi lãnh vực, cách thức thể hiện của ngài là trao đổi và trò chuyện, đến nỗi ngài cho đó là một điều kiện tối thượng về việc biện phân và quyết định. Điều này nói lên kinh nghiệm mà ngài đã có với tư cách là tu sĩ dòng Tên, Tổng Giám mục và Hồng y : tất cả những việc thăm dò chỉ trở thành những nghi thức vô dụng, nếu nó không mở ra điều mà ngài gọi là “một không gian cho sự trao đổi”.

Khuôn mặt của Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng muốn củng cố là một khuôn mặt của “ngôi nhà tiếp đón”, “ngôi nhà của mọi người”, “ngôi nhà của dân Thiên Chúa”, trong đó sự đối thoại huynh đệ và lời cầu nguyện trong sự kiên nhẫn thánh thiện sẽ thiết lập được “cảm xúc với Giáo Hội mà thánh I-nhã đã nói đến”. Tuy nhiên trong suốt cuộc trao đổi, các hình ảnh ẩn dụ được nhân lên và giúp bổ túc cho nhau. “Ngôi nhà” trở thành lều trại bao gồm “một bệnh viện thôn quê”. Thế giới là một bãi chiến trường mà Giáo hội không thể lẩn trốn khỏi sứ vụ là “băng bó các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu”. Tốt hơn nữa, Giáo hội không được chỉ hài lòng với việc thu lượm từ bãi chiến trường những người mà khoa hùng biện Giáo hội gọi là “những thương binh của cuộc sống”, Giáo hội còn phải qua lại với bãi chiến trường cận đại này để cứu vớt những nỗi khổ đau vô hình và thiêng liêng nơi con người. Thay vì chỉ là một Giáo hội niềm nở và đón tiếp nhờ mở rộng cánh cửa thì như Đức Thánh Cha nói, chúng ta hãy cố gắng là một Giáo hội tìm ra được những nẻo đường mới, giúp mỗi người ra khỏi chính mình và đi về với những người không đếm xỉa tới mình, với những người đã ra đi hay những người thờ ơ lãnh đạm.

Giáo hội là ngôi nhà và Giáo hội cũng là con đường. Giáo hội không chỉ tổ chức những cuộc Thượng Hội đồng mà còn phải trở thành hội đồng trong việc thi hành qua cơ cấu và trong việc thực thi truyền giáo của mình. Bởi đời sống tín hữu được hướng dẫn bởi đức tin “là một cuộc hành trình tiến bước, hành động, kiếm tìm, nhìn, thấy...”. Ngoại trừ khi ta muốn sống trong sự vô trùng hóa của một phòng thí nghiệm hay là chỉ muốn trở thành “một cuộc trình diễn opera, nơi đó tất cả đều được diễn ra từ trong sách vở”. Chúng ta không thể giới hạn Giáo hội trong những khuôn khổ của một sân khấu kịch, nơi đó những ca sĩ theo khuôn phép sẵn có phải hát “chúng ta hãy đi, chúng ta hãy đi !” mà không hề có một động thái cụ thể nào. Giáo hội là phải trên đường đi, Giáo hội “muốn có những mục tử” để băng ngang qua “các vùng đầy bất trắc” và tiếp tục cuộc trao đổi với Đấng “vắng mặt của lịch sử” trên con đường Em-mau.

Chính trên con đường đó, Giáo hội sẽ được dẫn đến với những vùng địa lý, xã hội và nhân sinh, nơi “có sự xung đột với những đòi hỏi nóng bỏng của con người và sứ điệp vĩnh cửu của Phúc Âm”. Trên “những tuyến đường bị đứt đoạn, bị bẻ gãy” như Pierre Claverie đã nói về những biên giới, mà theo một số thần học chính thức nào đó, luôn bị cám dỗ “đem về nhà của mình”.

Chỉ cần một từ để tóm kết tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một từ cổ mà ngài đã khởi sinh từ quá khứ, đó là “lòng hào hiệp”. Một từ không chỉ để nói về tâm hồn cao cả của ngài, về con tim rộng mở của ngài và về điều mà người ta có thể gọi là “lý do tương giao của ngài”, song, để đánh dấu tính Công giáo của ngài, nếu tôi được phép nói, cách thức của ngài “là mang tính Công giáo bởi bản năng rộng lớn theo một chiều kích không gian” và để “đánh giá những việc nhỏ mọn bên trong những vùng trời rộng lớn là Vùng Trời của nước Thiên Chúa”. Bởi vì Thiên Chúa luôn lớn lao hơn, phải luôn có trước mắt chúng ta, chỉ để mình được gặp gỡ như một Thiên Chúa “cụ thể”, Thiên Chúa chỉ “thực tế” khi biểu lộ chính mình trong ngày hôm nay. Và cũng bởi vì chúng ta được quy chiếu trong Đức Kitô, nên mỗi người Kitô hữu cần phải tách ra khỏi trọng tâm của bản thân và Giáo hội được kêu gọi ra khỏi chính mình để đi đến các vùng ngoại vi.

Đức Phanxicô nhắc nhở cho chúng ta rằng Giáo hội biết cậy dựa vào ai, khi Giáo hội tuyên xưng một Thiên Chúa hào hiệp đến nỗi tạo dựng nên con người và cho họ sự tự do như Levinas đã nói: “có khả năng vô thần”. Vì vậy, khi đề cao những nguyên tắc luân lý hơn là loan báo sự “đơn sơ, sâu xa, lan tỏa…” của Phúc Âm cứu độ, khi tự cho phép mình “xâm nhập thiêng liêng trong đời sống con người”, Giáo hội chuốc lấy nguy cơ thấy ngôi nhà luân lý của mình “bị sụp đổ như một lâu đài làm bằng giấy”. Do đó, tốt hơn Giáo hội nên lấy linh hứng của giáo sư văn chương Jorge Mario Bergoglio: thay vì bắt những học sinh đọc những tác giả mà chúng không thích, thì hãy biết cách hướng dẫn học sinh tìm đến những tác giả cổ điển và giúp chúng làm quen với những tác phẩm dễ đọc, gần gũi và hấp dẫn hơn. Truyền thông đại chúng không biết rằng đã mang đến một điều thú vị, khi nói về những hành vi cử chỉ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đồng thời diễn tả một cách thức mới của Giáo hội. Bởi vì đây rõ ràng là một phong cách hoạt động, với điều kiện mang cho quan niệm này một giá trị thần học mà Christoph Theobanld đã liên tưởng đến sự thánh thiện. Phong cách ở đây không có nghĩa là hình dáng bên ngoài, nhưng là sự thích đáng của bản thể và trong biểu hiện từ nội dung đến hình thức bên ngoài. Một phong cách có tính Kitô giáo biểu lộ sự khác biệt không nhờ vào sự tự vệ mà không sắc thái của một giáo lý độc thần, nhưng bởi sự chứng thực của dấu ấn Kitô giáo trên mỗi người Kitô hữu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói : “Muốn nghĩ đến con người, Giáo hội phải vươn tới sự thiên tài chứ không phải sự suy tàn. Những ai tìm cách giữ khư khư những tàn dư của quá khứ, thì ý nghĩa của từ thiên tài chắc chắn sẽ không đúng nghĩa. Chúng ta phải “mở ra những không gian mới cho Thiên Chúa”, nới rộng ra những không gian của Giáo hội để đưa đến một sự hiện diện có tính nữ giới và cống hiến một sự niềm nở đối với tài năng của các tiểu thuyết gia và các nghệ nhân, là những người thường nằm ngoài tất cả quy chiếu tôn giáo nhưng vẫn tiếp tục đặt vấn nạn về ẩn ngữ vinh quang của thân phận con người”.

Robert SCHOLTUS
Linh mục và thần học gia
Cựu bề trên Đại Chủng viện
Carmes Paris

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hành hương đến Tắc Sậy
Hành hương đến Tắc Sậy
Bà con dành cho cha Diệp niềm yêu mến, sự nâng đỡ tinh thần một cách đặc biệt, và tin cha luôn cầu bầu cùng Chúa ban ơn cho những điều khấn nguyện.
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Nhà thờ ngày Chúa nhật trong ngoài đều có lớp giáo lý. Dưới tán cây bàng, người nữ tu cao niên đứng giữa các anh chị vào đời thuyết giảng
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Hành hương đến Tắc Sậy
Hành hương đến Tắc Sậy
Bà con dành cho cha Diệp niềm yêu mến, sự nâng đỡ tinh thần một cách đặc biệt, và tin cha luôn cầu bầu cùng Chúa ban ơn cho những điều khấn nguyện.
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Nhà thờ ngày Chúa nhật trong ngoài đều có lớp giáo lý. Dưới tán cây bàng, người nữ tu cao niên đứng giữa các anh chị vào đời thuyết giảng
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?