Thứ Sáu, 03 Tháng Sáu, 2016 09:17

Dư âm về quyển sách “Giáo hội mà tôi mong đợi” (P2)

Nt QUỲNH GIAO Fmm

chuyển ngữ

MỘT GIÁO HỘI CỦA LÒNG NHÂN TỪ

Dù hoạt động của ngài vừa mới bắt đầu và những tư tưởng của ngài đang còn ít được biết đến, và do đó có thể chúng ta còn hời hợt để bình luận ngay cả về bản lĩnh của một giáo hoàng mới, thì chúng ta cũng thấy được rằng chúng ta đang đi vào một thời đại mới.

Đối với những giáo hoàng trước đây, người ta tự vấn về những bài viết của các ngài hiếm hoi hơn ngày hôm nay, và có thể trực tiếp ít có tính cách thần học hơn như thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII về lao động, của Đức Piô XI về đà tiến của Đức quốc xã. Khuôn mặt của các ngài vẫn ẩn núp bởi những huy hoàng tráng lệ của Rôma, và ngoại trừ trong một số giáo sĩ thì những khuôn mặt đó không là mục tiêu của những hành vi bái lạy, phủ phục của quần chúng như thường có của ngày hôm nay.

Luật sư Francois Sureau

Cũng là khá đặc biệt khi tinh thần của Công đồng Vatican II lẽ ra phải phủ đầy con đường trở về với Giáo hội hơn là các cuộc hội nghị, nơi đó sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân sẽ được giảm bớt đi dựa trên khuôn mẫu cấm đoán mà tính trung thực phải có từ trước, ngược lại đã dẫn đến một sự bành trướng trên hành tinh đối với khuôn mặt của “vị đại diện Chúa Kitô” là một hình ảnh thân thương của thế kỷ XIX, hình ảnh tập trung vào một trọng điểm. Vì vậy, người tín hữu ngạc nhiên khi được mời gọi ca tụng những phong cách ngược đời nhất đối với cặp mắt của lý lẽ bình thường mà thôi (khi được kêu gọi theo những cách dấn thân đầy mới mẻ dưới luân lý của người mục tử) như Đức Gioan Phaolô II xem việc mục tử như là chết đi trên thập giá, rồi đến Đức Biển Đức XVI chấp nhận (theo cách) xuống khỏi thập giá. Điều thiết yếu là những người tín hữu không phải là để hiểu biết nhưng là để cảm phục. Cũng vậy, người ta thường ca ngợi những đám đông được quy tụ qua những dịp Đại hội Giới trẻ thế giới, làm như các con số sẽ làm nên chuyện. Cho đến một thời gian khá gần đây, một vài điều ngoài lệ lớn hỗ trợ cho biện giải đối với một số thần học gia cho đến nay chỉ thực hành nghề đó mà thôi, và lưu tâm để theo gương các thánh đã đi con đường ngoài cơ cấu, đôi khi ngay cả bị truy hại bởi chính Rôma (đã có một số biện giải ngoại lệ đối với một số thần học gia thuần túy và có một số sự lưu tâm đối với các vị thánh đã từng nằm ngoài sự cơ cấu của Giáo hội, mà đôi khi những người này còn bị truy hại bởi chính Rôma).

Đức Giáo Hoàng vẫn ý thức về "một giáo hoàng được thế giới hoá", nhưng không hơn không kém

Điều làm tôi cảm thấy đặc biệt trong những chủ định hay lời nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điều người ta có thể tưởng tượng rằng ngài khá kín đáo. Liên hệ với loại phong trào này (Theo “trào lưu” của hiện thực), Đức Giáo Hoàng vẫn ý thức được dĩ nhiên những đòi hỏi của truyền thông về “một giáo hoàng được thế giới hóa”, nhưng không hơn không kém. Điều này cho thấy ngài đã trung thực với tư tưởng của thánh I-nhã là người không bao giờ muốn lấy mình như là một gương mẫu, nhưng cho thấy người luôn lo âu trước hết - và đây là mục đích các buổi linh thao của thánh I-nhã, rằng mỗi người có thể để cho sự tự do của mình hướng về cuộc gặp gỡ của chỉ một mẫu gương xứng đáng. Điều này vẫn còn đọng lại cho đến ngày hôm nay, khiến có cảm giác thánh nhân là người ẩn danh nhất và một cách nào đó khó hiểu nhất giữa các vị thánh lớn.

Cũng vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy một ý niệm thâm sâu về vấn đề liên quan đến những cách hành xử hành chánh của Giáo hội, và kêu nài về “một thần khí” sẽ thổi khắp mọi nơi ngay cả trong các văn phòng hoặc một sự quan phòng mà hành động sẽ giải thích nó không cần chứng minh về những lệch lạc lắm lúc có chiều hướng bị che giấu. “Triều đại giáo hoàng được thế giới hóa” đúng là có thể trở thành sự thật hoặc có sự tác động nơi văn phòng khi xem như không biết đến nó (ở những nơi còn chưa có khái niệm về nó), hoặc trở thành con tin, tự cáo mình với những lời lý lẽ không che giấu được, chỉ cho thấy thêm sự bất lực trong việc canh tân những cơ quan trong Giáo hội, lắm lúc đã đưa đến sự mất uy tín trên Giáo hội hoàn cầu. Dường như khái niệm chính trị và tính ngoan cường mà người ta có thể thấy được nơi Đức Phanxicô đã được ngài chuẩn bị để thi hành các cuộc canh tân cần thiết.

Người ta cũng có thể thấy được nơi ngài một sự đổi mới trong trật tự của các ưu tiên với dấu đặc biệt dựa trên một Giáo hội của lòng nhân hậu, hơn là một Giáo hội của quy chế - dù nó (các quy chế) cũng mang một giá trị rõ ràng, và ngài đã chấp nhận đi theo hướng tiệm tiến. Lòng ưu đãi rõ rệt, điều mà Jacques Maritain gọi là những “phương tiện thiêng liêng nghèo nàn”, cũng như sự khước từ của ngài về “tất cả sự can thiệp thiêng liêng trong đời sống con người” nảy sinh niềm hy vọng về một Giáo hội cơ cấu (vẫn còn đó những quy chế) nhưng có sự ưu tiên trước hết để lo lắng cho hoàn cảnh sống của những người nghèo - những tù nhân, những di dân, những người bị loại trừ...

Francois Sureau
Tiểu thuyết gia và luật sư
Luật sư của hội đồng chính phủ

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm