Nt QUỲNH GIAO Fmm
chuyển ngữ
PHANXICÔ, GIÁO HỘIVÀ VIỆC XÂY DỰNGCỘNG ĐỒNG ÂU CHÂU
“Giáo hoàng Phanxicô đã quả quyết dân là chủ sự và Giáo hội cũng là dân của Thiên Chúa trên con đường tiến về lịch sử với niềm vui, nỗi lo âu của mình. “Đồng cảm nghiệm với Giáo hội” đối với tôi là ở giữa dân tộc này. Toàn thể tín hữu là bất khả ngộ trong việc tin và biểu lộ tính bất khả ngộ đó ngang qua khái niệm siêu nhiên của niềm tin của toàn dân đang tiến bước. Đối với tôi đó là cùng đồng cảm với Giáo hội mà thánh I-nhã đã nói tới”.
![]() |
"...Giáo Hoàng Phanxicô đã quả quyết dân là chủ sự..." |
Lời khẳng định này, ngày hôm nay đối với tôi là cơ bản. Điều đó dĩ nhiên muốn nói đến một khía cạnh về tính thần bí của Thánh I-nhã hiện hữu rất rõ trong truyền thống dòng Tên, đó là đón nhận từ Giáo hội toàn cầu sứ vụ của mỗi chúng ta mà qua đó vị Giám mục thành Rôma là phát ngôn viên. Nhưng lời này của Giáo hoàng Phanxicô không chỉ liên hệ tới các tu sĩ dòng Tên mà thôi, nhưng nó còn liên hệ đến toàn Giáo hội. Đúng vậy, Đức Phanxicô quy chiếu đến truyền thống lớn lao của cái gọi là khái niệm của lòng tín trung của đức tin, điều mà Công đồng Vatincan II đã liên tưởng tới (Lumen Gentium): Đây là điều đã được tin một cách liên lỉ bởi toàn thể tín hữu và có thể được đón nhận trong đức tin với một lòng cậy trông sâu xa, được xem như là do thần khí linh hứng. Toàn thể dân Chúa không thể nào cứ mãi đi lạc. Nếu dân là chủ từ của lịch sử cứu độ, điều này có nghĩa là hàng giáo phẩm sẽ rút ra được tất cả tính hợp pháp của cuộc đối thoại giữa Giáo hội với sự lắng nghe từ kinh nghiệm đức tin của các tín hữu - và cách thức của Giáo hoàng Phanxicô biểu lộ rõ ràng điều này. Có thể lấy lại cách diễn đạt của Joseph Malègue chỉ ra cho chúng ta rằng Nước Trời trị đến được ấp ủ trong xã hội của chúng ta là do chính “tầng lớp trung lưu của sự thánh thiện”.
Dĩ nhiên sự thánh thiện của dân không lẫn lộn được với ý chí tổng quát, chẳng hạn như của Rousseau. Nhưng làm sao không so sánh được giữa sự khẳng định rằng “dân là chủ sự” với ước vọng dân chủ mà đã từ hai thế kỷ nay làm cho các xã hội Tây phương hằng ấp ủ ? Một sự đối chiếu tương tự nếu chiếu theo tư tưởng của nhà thần học Christoph Theobald, khiến chúng ta hiểu được rằng tính cách nhiệm mầu khó đọc ra của mối dây liên kết thân tình trong xã hội của chúng ta đang trên đà tiến triển dân chủ mà không liên quan gì đến công việc của Thánh Thần trong lịch sử chúng ta sao ?
Đặt lại trong bối cảnh này lời xác định của Giáo hoàng Phanxicô không chỉ liên quan đến Kitô hữu: điều này có liên hệ đến tất cả những công dân của cộng đồng châu Âu. Thực vậy, việc xây dựng cộng đồng Âu châu theo một khía cạnh nào đó, giống như một lời giải thích trần tục của việc thiết lập một quyền bính thời trung cổ độc lập với chức giáo hoàng tại Âu châu. Đức Giáo Hoàng, từ thời của Giáo hoàng Grégorio VII phải chăng bị bắt buộc thi hành một vai trò giám hộ đối với các vua chúa Tây Âu - đứng hàng đầu là hoàng đế Đức và vua nước Pháp, và sau đó là vua nước Anh - mà không bao giờ đòi lại cho mình một quy chế có thể ngang hàng với quy chế của các vua chúa trần gian ? Một sự giám hộ không phải vì vậy mà ít hiệu năng : Giáo hội Anh giáo đã chứng tỏ ngược lại.
![]() |
Gael Giraud, tu sĩ Dòng Tên |
Cũng vậy, các thể chế phương Tây sử dụng quyền điều hòa rất lớn trên các vua chúa của nhiều quốc gia của những nước thành viên châu Âu mà không cần nghĩ đến một quyền bính chính trị đích thực được nhận dạng. Chính sách này được dự trù nghiêm túc trong những hiệp ước Âu châu và được xem như là một cách thức làm chính trị (bởi nó cũng khiến người ta liên tưởng tới những chính sách kinh tế khác), đồng thời người ta cũng cố gắng xem đó như một luật thuần túy chứ không như là một quyết định chính trị. Luật này được xem như là thay thế cho một quyết định tối hậu, và là một luật không có tính hợp pháp dân chủ mà chỉ có sự ưng thuận của những đại diện chính phủ trong hội đồng Âu châu, thông qua những lần thỏa thuận kín đáo mà người dân hiếm khi được biết đến.
Một trong những nơi quan trọng để thẩm định và cũng là để thách thức về quyền bảo hộ của Rôma trong thời trung cổ về quyền của Giáo hoàng trong việc tấn phong hay truất phế một vị vua chúa. Người có thẩm quyền truất phế hay “dứt phép thông công” một vị vua trở thành chìa khóa của tính hợp pháp của nó. Hoàng đế Hăng-ri IV đã trải qua kinh nghiệm đớn đau này ở Canossa ngày 24 tháng 1 năm 1076. Âu châu cận đại cũng đã có kinh nghiệm đó : từ năm 2010, chính phủ ở ba nước Ái Nhĩ Lan, Hy Lạp, Ý tuy được bầu cách dân chủ nhưng đã bị truất phế và thay thế bởi các chính phủ “kỹ thuật” theo sáng kiến của các nhà cầm quyền Âu châu mà người dân của ba quốc gia đó không được thăm dò ý kiến. Dĩ nhiên, người ta có thể vui mừng rằng M. Berlusconi tạm thời bị tách ra khỏi sân khấu chính trị Ý, nhưng các Hồi ký của Lorenzo - cựu thành viên Ý của ngân hàng trung ương Âu châu cho biết rằng cũng không phải vì sự tham nhũng được xem như cách thức lãnh đạo đã quyết định Burxelles (Bỉ) làm rơi “condottiere”: đó là ý muốn của Burxelles kín đáo đưa ra những hòa giải quốc tế nhằm để nước Ý ra khỏi vùng châu Âu. Nói cách khác là đặt lại vấn đề của dự án một quyền-bính-không-chính-trị dường như làm nền tảng cho cách mà một số người đặc biệt nhắm đến trong việc xây dựng cộng đồng Âu châu. Từ đó, câu hỏi đặt ra là liệu có chăng giá trị của một sự ưng thuận từ các chính phủ đối với những luật lệ như vậy nếu họ từ chối lệ thuộc có thể đưa họ đến sự trục xuất ? Và tính hợp pháp dân chủ nào mà những luật lệ này được hưởng ?
![]() |
Cách thức của Giáo hoàng Phanxicô như lời khẳng định mạnh mẽ “dân là chủ sự” mời gọi đặt lại vấn đề: Kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng thứ gọi là dự án cộng đồng Âu châu ngày hôm nay là như thế nào? Cộng đồng đó có lắng nghe người dân của các nước đó không? Nếu việc lắng nghe cũng là một kinh nghiệm đối thần thì những vấn đề then chốt đối với Thiên Chúa giáo là có thể đi xa hơn việc chỉ được đưa vào trong phần dẫn nhập của một nghị định có tính hiến pháp về những cái có thể mang “căn tính Công giáo” của những giá trị Âu châu: phải kiểm tra để việc xây dựng cộng đồng Âu châu không được xảy ra mà không có sự can thiệp của công dân, rằng những nhà cầm quyền của cộng đồng Âu châu sẽ phải có một tham vọng khác với tham vọng “dùng mưu mẹo với những công dân” và họ phải có ước mong rõ ràng tự đặt mình trong một thái độ đối thoại và lắng nghe.
Trong khi đó, những gì diễn ra gần đây chỉ ra rằng một phần của những nhà cầm quyền Âu châu khước từ đi vào đối thoại với những tầng lớp trung lưu của sự thánh thiện “bình thường”. Có thể lấy một ví dụ từ Pháp, vào tháng 11 năm 1994, Jacques Chirac, khi đó là ứng cử viên tổng thống, đã hứa tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề đồng tiền chung châu Âu. Nhưng khi đắc cử, ông đã từ chối việc này, trong khi đó, trong một cuộc thăm dò do IFOP thực hiện vào tháng 4 năm 1996 chỉ ra rằng 80% người Pháp ước muốn có một cuộc trưng cầu dân ý.
Trước cuộc bầu cử lập pháp mùa xuân 1997, Lionel Jospin dấn thân muốn làm hòa với hiệp ước ổn định. Khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, ông đã ký một hiệp ước ở Amsterdam ngày 18 tháng 6 năm 1997. Tháng 5 năm 2007, 54.6% người Pháp loại trừ hiệp ước hiến pháp Âu châu; tháng 2 năm 2006, Nicolas Sarkuzy xác nhận hiệp ước Lisbonne mà theo lời nhận định của Valéry Giscard là không thể đọc nổi đối với “công dân” và lấy lại “toàn bộ” hiệp ước hiến pháp (Le monde, ngày 6 tháng 11 năm 2007). Đến phiên ứng viên Francois Hollande, ông này quả quyết tái điều đình hiệp ước về sự ổn định, về vấn đề đối thoại và về các chính sách quản trị, nhưng đến khi được bầu thì ông ta ký mà không hề có một thay đổi nào.
Sự căng thẳng từ những người được người dân bỏ phiếu, lời phủ nhận một cuộc trao đổi đích thực và dân chủ xung quanh tương lai của Âu châu, của vùng liên minh Âu châu, của những cơ cấu vốn là vấn đề thống trị theo quyền lợi mà không chu toàn một trách nhiệm chính trị nào đã tố cáo ngày hôm nay từ “chủ nghĩa dân chúng” đã bị dùng sai. Tất cả những ai có ý tự cho mình là người phát ngôn cho cái nhìn công khai của dư luận quần chúng mà đa số không được toại nguyện về thái độ đương thời của những vấn đề Âu châu, cho dù là những thảo luận mang tính dự phóng, thì người đó liều mình tự cho mình là người theo thuyết “chủ nghĩa quần chúng”. Đến nỗi ngay cả Giáo hoàng Phanxicô - dường như muốn nói theo một ý niệm khác - cũng cảm thấy bổn phận làm rõ vấn đề: “Dĩ nhiên chúng ta phải cẩn thận và đừng nghĩ rằng tính bất khả ngộ của mọi tín hữu mà tôi đang nói ở đây dưới ánh sáng của Công đồng là một hình thức chuộng quần chúng tính. Không, đây là kinh nghiệm của Mẹ Giáo Hội phẩm trật của chúng ta như thánh I-nhã đã gọi, một Giáo hội là dân Thiên Chúa, là mục tử và toàn dân cùng đối thoại với nhau”.
Kinh nghiệm này, một ngày kia sẽ trở thành kinh nghiệm của các liên minh Âu châu chăng ?
Gael GIRAUD
Tu sĩ Dòng Tên, kinh tế gia.
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.