Giáo hội mà tôi mong đợi (P10)

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

Giáo hội, một bệnh việnở thôn quê ?

Đức Phanxicô nhắc lại việc Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khi tuyên bố việc từ nhiệm đã diễn tả rằng, thế giới ngày hôm nay có nhiều đổi thay nhanh chóng với những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn cho đời sống đức tin, điều này đòi hỏi sự vững chắc về thể lý cũng như tâm hồn. Ngài cũng không quên nhấn mạnh, việc từ nhiệm là một cử chỉ thánh thiện, can đảm, khiêm tốn, rằng ngài là một người của Thiên Chúa. Điều này cho thấy Đức Giáo Hoàng đương nhiệm rất quý mến và yêu thương vị tiền nhiệm của mình.

Ngày 11.2.2013, giữa Công nghị Hồng y tại Vatican, ĐTCị Bênêdictô 16 tuyên bố từ nhiệm

Tôi hỏi Đức Phanxicô, vậy dưới ánh sáng của những điều ngài mới nói, Giáo hội cần điều gì nhất trong thời buổi lịch sử này và có cần thiết chăng những sự canh tân ? Giáo hội có những ước mong nào cho những năm tới, và ngài mơ ước một Giáo hội như thế nào ?

Ngài trả lời bằng một diễn tả rất gần gũi và sâu sắc :

“Tôi thấy rất rõ rằng điều cần thiết mà Giáo hội ngày hôm nay cần là khả năng chăm sóc các vết thương và sưởi ấm tâm hồn những tín hữu, gần gũi với họ, sống tương quan mật thiết với nhau. Tôi thấy Giáo hội như là một bệnh viện ở thôn quê, sau một trận chiến, đối với một người bị thương nặng không cần phải hỏi họ anh có cholestérol hay không, hay đường trong máu của anh cao hay thấp. Chúng ta phải chăm sóc vết thương trước. Sau đó chúng ta có thể đề cập đến những vấn đề khác. Chăm sóc các vết thương, chăm sóc các vết thương..., chúng ta phải bắt đầu từ dưới đi lên.

Giáo hội lắm lúc thường khép mình trong những việc nhỏ nhoi với những nguyên tắc bé nhỏ. Điều quan trọng là lời rao giảng tiên khởi : “Giêsu Kitô đã cứu vớt anh!”. Những thừa tác viên của Giáo hội trước tiên phải là thừa tác viên của lòng thương xót. Người mục tử đôi khi rơi vào nguy cơ hoặc quá nghiêm khắc, hoặc quá dễ dãi. Cả hai thái độ đều không nói lên lòng thương xót. Bởi cả hai đều không liên quan đến con người. Người nghiêm khắc thì phủi tay, bởi người đó quy chiếu về các giới răn. Người dễ dãi cũng phủi tay và nói rằng đó không phải là tội, hoặc đại loại như vậy. Những con người cần được đồng hành và những vết thương cần được chữa lành.

Chúng ta cư xử với Dân Chúa như thế nào? Tôi mơ ước một Giáo hội là mẹ và là mục tử. Những thừa tác viên của Giáo hội phải lưu tâm đối với con người, đồng hành với họ như người Samari nhân hậu, lau vết thương và nâng tha nhân lên. Đó là Phúc Âm trong sáng và nguyên thủy. Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi. Những cải cách cơ cấu hoặc tổ chức là phụ, nghĩa là nó chỉ đến ở giai đoạn thứ hai. Cải cách đầu tiên phải là cải cách về cách sống. Những thừa tác viên của Phúc Âm phải là những người có khả năng sưởi ấm lòng người, biết đối thoại và đồng hành với họ, có khả năng xuống tận đêm đen của họ mà không để bản thân phải hư mất. Dân Chúa muốn có những mục tử chứ không phải là những người công chức hay những giáo sĩ của chính quyền. Đặc biệt, các giám mục phải là những người có khả năng nâng đỡ cách kiên nhẫn những bước chân của Thiên Chúa trong dân của mình, để làm sao không một ai ở lại đằng sau nhưng cũng biết ở lại với mục tử, để có được những sự cộng tác để tìm ra những con đường mới.

Thay vì chỉ là một Giáo hội đón tiếp với cánh cửa rộng mở, chúng ta cố gắng là một Giáo hội tìm ra những con đường mới. Một Giáo hội có khả năng ra khỏi chính mình và tiến về những con người không đến với mình hay những con người bỏ đi, hoặc những con người thờ ơ. Rất có thể người ta bỏ đi với những lý do chính đáng, và nếu hiểu và lượng định lại có thể giúp người đó trở về, song, phải dũng cảm và liều lĩnh”.

Tôi ghi chú lại những điều Đức Thánh Cha đang nói và nói lên sự kiện của những người Công giáo đang sống trong hoàn cảnh bất hợp pháp đối với Giáo hội, hoặc ít ra đối với những người tín hữu cách này hay cách khác đang sống cùng những vết thương còn đang sưng tấy. Tôi liên tưởng đến những người ly dị, tái hôn, nghĩ đến những cặp đồng tính, nghĩ đến những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Làm thế nào để làm công tác mục vụ truyền giáo? Đức Giáo Hoàng cho tôi hiểu những điều tôi muốn nói. Và ngài đã trả lời :

“Chúng ta loan báo Tin Mừng trên những nẻo đường Tin Mừng của nước Chúa và chăm sóc các vết thương cũng là lời rao giảng của chúng ta, tất cả những loại bệnh hoạn và vết thương cũng là lời rao giảng. Ở Buenos Aires, tôi đã nhận được nhiều bức thư của những người đồng tính, là những người bị tổn thương xã hội, bởi họ luôn luôn cảm nghiệm rằng họ bị Giáo hội lên án, nhưng Giáo hội không muốn điều đó. Trong chuyến bay khi trở về Rio de Janeiro, tôi đã nói nếu một người đồng tính với ý chí ngay lành và đang tìm kiếm Chúa thì tôi là ai mà xét đoán họ. Khi nói như vậy, tôi chủ ý nói về Giáo lý Giáo hội Công giáo. Tôn giáo có quyền diễn tả lập trường của mình để phục vụ con người, song Thiên Chúa khi tạo dựng nên chúng ta đã làm cho chúng ta được tự do : điều không được là can thiệp thiêng liêng vào đời sống của những con người. Một ngày kia, có một người đã hỏi tôi như là cách thách thức ứng xử với người đồng tính, tôi đã trả lời họ bằng câu hỏi rằng anh hãy trả lời cho tôi: Thiên Chúa khi ngài nhìn một người đồng tính, ngài có phê chuẩn sự hiện hữu của anh ta với lòng yêu mến, hay ngài đuổi và lên án anh ta ? Luôn luôn, chúng ta phải lưu ý tới con người. Ở đây chúng ta đi vào trong mầu nhiệm của con người. Trong đời sống hằng ngày, Thiên Chúa đồng hành với con người và chúng ta phải đồng hành với họ, đi từ hoàn cảnh sống của họ. Phải đồng hành với lòng nhân hậu. Khi điều đó phải đến thì thần khí sẽ linh hứng cho vị linh mục để người đó nói điều đúng nhất.

Đó cũng là sự cao cả của Bí tích Hòa giải : là biết phân xét từng trường hợp và có khả năng để biện phân điều gì tốt nhất phải làm cho một người đang tìm Chúa và ân sủng của Ngài. Tòa giải tội không phải là nơi hành hạ con người nhưng là nơi của lòng thương xót. Nơi đó Thiên Chúa khuyến khích chúng ta làm tốt hơn như chúng ta có thể. Tôi liên tưởng tới một người phụ nữ đã thất bại trong đời sống hôn nhân, cô ta đã phá thai, sau đó cô ta tái hôn và đang sống bình thản với năm người con. Việc phá thai đã đè nặng rất nhiều trên cô ta và cô ta đã chân thành hối cải. Cô ta muốn đi xa hơn trong đời sống Kitô hữu: Linh mục giải tội phải biết mình phải làm gì trong trường hợp này.

Chúng ta không thể chỉ cứ nhấn mạnh trên vấn đề liên quan đến phá thai, liên quan đến hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Không thể như vậy được. Tôi đã không nói nhiều về điều đó và người ta đã trách cứ tôi. Nhưng khi nói đến những vấn đề nào thì phải đặt trong bối cảnh rõ ràng. Tư tưởng của Giáo hội chúng ta đã biết và tôi là một người con của Giáo hội, nên không cần thiết phải nói về những vấn đề đó mãi.

Những lời giáo huấn về tín lý cũng như luân lý, tất cả không ngang nhau. Việc mục vụ truyền giáo không được bị ám ảnh bởi việc truyền đạt rời rạc của hàng ngàn tín lý đè nặng trên người khác cách mạnh mẽ. Nội dung rao giảng truyền giáo đặt trọng tâm về điều cốt yếu, về sự cần thiết, cũng là điều hấp dẫn và lôi cuốn nhất, điều làm cho con tim bừng cháy như các môn đệ Emmau đã có. Do đó chúng ta phải tìm cho ra một sự quân bình mới, nếu không ngôi nhà luân lý của Giáo hội có thể bị sụp đổ như một lâu đài cát, làm mất đi sự tươi mát và hương vị của Phúc Âm. Việc loan báo Tin Mừng phải đơn giản, sâu xa và loan truyền ánh sáng. Chính từ việc loan báo này mà hậu quả luân lý phải đến sau.

Khi tôi nói điều này, tôi cũng liên tưởng tới việc loan báo và nội dung của nó. Một bài giảng đẹp, trung thực phải bắt đầu bằng lời loan báo tiên khởi, loan báo ơn cứu độ. Không một cái gì vững chắc, sâu sắc và đảm bảo hơn lời loan báo này. Sau đó phải có một giáo lý và từ đó rút ra hậu quả luân lý. Nhưng việc loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa phải là ưu tiên trước hết rồi mới đến những đòi buộc luân lý và tôn giáo. Ngày hôm nay dường như trật tự này bị đảo lộn. Bài giảng là viên đá chính để lượng định sự gần gũi và khả năng gặp gỡ giữa mục tử và dân của mình. Bởi người diễn thuyết phải biết được con tim của cộng đoàn mình, ngõ hầu tìm ra được đâu là ước muốn sống động và bừng cháy của Thiên Chúa. Sứ điệp Phúc Âm không thể giới hạn trong một vài khía cạnh dù là quan trọng mà không biểu lộ được trọng tâm lời huấn giáo của Chúa Giêsu”.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Lấy việc giúp người  làm niềm vui
Lấy việc giúp người làm niềm vui
Mở tự điển thấy ghi vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó…
Người ngoại quốc đến Việt Nam  tìm quyển sách quý
Người ngoại quốc đến Việt Nam tìm quyển sách quý
Không biết nguồn sách cũ từ đâu đến và nằm chất chồng trên các kệ ở những quầy sách cũ của Đường Sách. Những lần đến đây, chúng tôi vẫn chứng kiến các du khách đến từ nhiều quốc gia âm thầm vào những quầy sách, kiên nhẫn đưa mắt...