Giáo hội mà tôi mong đợi (P12)

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

NIỀM VUI PHÚC ÂM

Ngay từ đầu sứ vụ giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị hình ảnh của Giáo hội là hình ảnh của dân Thiên Chúa đang tiến bước “trong ánh sáng của Thiên Chúa” (Is 2,5). Ngài nói ngay sau khi được bầu chọn : “Và bây giờ, chúng ta cùng nhau bắt đầu con đường này : Giám mục và dân Chúa”. Sau đó, ngài được đề nghị nói lên một lời cầu nguyện cho chính bản thân mình, ngài đã thốt lên : “Bây giờ cha muốn ban phép lành nhưng trước tiên, trước tiên hết cha xin chúng con một đặc ân : trước khi Giám mục ban phép lành cho dân, cha xin chúng con cầu nguyện với Thiên Chúa để ngài chúc lành cho cha; lời cầu nguyện của dân cầu xin phép lành cho giám mục của mình”. Qua lời thỉnh cầu đó, Đức Thánh Cha đã làm cho những con người đang hiện diện trở thành người “diễn viên”, những người mà chúng ta đã có thể nghĩ rằng họ ở đó chỉ vì muốn cúi đầu lãnh nhận phép lành đầu tay của vị đứng đầu Giáo hội hoàn vũ. Qua cách cư xử này, Đức Thánh Cha muốn làm cho những con người có mặt trước ngài trở nên dấn thân, hay chí ít là mời gọi họ đi vào hành động. Thực tế, Đức Phanxicô còn hơn cả những “nhà truyền thông”, ngài biết sáng tạo “những biến cố truyền thông” để người đối diện cảm nhận được sứ điệp. Đây là sự năng động bình dân nổi bật nơi ngài, bởi vì ngài xác tín rằng “Thiên Chúa đi vào trong sự năng động bình dân này”. Giáo hội đối với Jorge Mario Bergoglio hoàn toàn không phải là một ý tưởng của một xã hội vô hình và giới hạn trong một vài người được tuyển chọn.

Sự sống động của Giáo hội được diễn giải trong thánh lễ cử hành tại nhà nguyện Sixtin ngày 14 tháng 3 với các hồng y đại biểu, Giáo hội đó “nhằm tiến bước, xây dựng và loan truyền”. Chúng ta cần nhắc đến thánh I-nhã. Ngài đã nhắc đến điều này rất rõ ràng khi nói trong linh thao: “Thao tác thể lý” tiến bước để giúp hiểu “linh thao là gì” ? (Linh thao, số 3). Giáo hội đang tiến bước trên con đường “thiêng liêng và truyền giáo”, được mời gọi xây dựng “trên viên đá góc tường là chính Thiên Chúa” bằng cách tuyên xưng niềm tin của Giáo hội vào ngài.

Sự thánh thiện mà Đức Giáo hoàng yêu thích và ngài cũng cảm thấy gần gũi với nó là sự thánh thiện “trung bình”, bình thường, thứ thánh thiện biểu lộ vừa là sự kiên nhẫn lớn lao vừa là sự kiên trì mạnh mẽ trong tiến trình ngày qua ngày. Những “dung mạo” (ICÔNES) của sự thánh thiện này chính là bà ngoại Rosa của ngài, là người nữ tu y tá đã cứu sống ngài, là vị linh mục già nua nhìn lại cuộc đời phục vụ của mình. “Giới bình dân thánh thiện này” không là tầm thường, nhưng trái lại, chính sự thánh thiện này nói lên sự phong phú và nhiều hoa quả. Đối với Đức Thánh Cha, việc trổ sinh hoa trái là đặc tính của một đời sống đáng để sống. Nhưng “việc trổ sinh hoa trái” đó là gì đối với Giáo hội ? Câu trả lời được biểu lộ ra từ lời nói của Đức Thánh Cha. Ngài vẽ ra dung mạo của một Giáo hội có khả năng đến gần với mỗi người và đồng hành, gần gũi với họ như Đức Giêsu đã làm cho các môn đệ làng Emmau. “Đức Kitô đích thân đến gần và cùng đi với các ông” (Lc 24, 15). Dĩ nhiên, đồng hành với con người không có nghĩa là thích nghi với tinh thần thế tục. Jorge Mario Bergoglio hoàn toàn chống đối mãnh liệt với tinh thần thế gian thiêng liêng đi trước thế gian luân lý. Ngài nhận thấy được những cạm bẫy của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tục hóa. Đồng hành cũng không có nghĩa là nhượng bộ, nhưng là nâng đỡ. Triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô thực chất sâu xa là “bi đát”. Jorge Mario Bergoglio biết đọc lại thực tế cách dấn thân, ngài chống đối với tinh thần thế gian và ma quỷ mà đã nhiều lần ngài đề cập đến trong những bài thuyết trình của ngài.

Giáo hội của Đức Giáo hoàng Phanxicô là một Giáo hội biện phân, đang sống với hai cặp mắt mở to, liên lỉ hướng về Thiên Chúa, có khả năng đọc các biến cố một cách thực tế, có khả năng lưu tâm đến những gì thuộc về con người. Theo truyền thống của thánh I-nhã, việc phân định luôn phải được hướng dẫn bởi sự “an ủi”, thứ an ủi mà theo thánh I-nhã Loyola là “đốt cháy tâm hồn” (Linh thao, 316), “sưởi ấm con tim”. Đây là lời mời gọi của Đức Thánh Cha : “Chúng ta có còn là một Giáo hội có khả năng sưởi ấm lòng người không ? Một Giáo hội có khả năng đem con người về lại với Giêrusalem ? Có khả năng đem con người về với ngôi nhà của mình ?”. Đối với Đức Giáo hoàng, ngài chủ trương sống với, lắng nghe, sưởi ấm để chống lại sự xa xôi, lạnh nhạt, cứng nhắc. Ngài viết: “Chúng ta phải là Giáo hội một lần nữa đem đến, sưởi ấm và ôm trọn những tâm hồn”. Đó là Giáo hội đầy hoa trái, có khả năng ban sự sống cho thế giới.

*

Sự gần gũi mà Giáo hội phải chứng tỏ cho con người được biểu lộ một cách cụ thể trong thái độ của Đức Giáo hoàng : trong những cuộc điện thoại “bất thường” với những người đã viết thư cho ngài, hay chọn ở giữa họ mà không có rào cản của những dịch vụ an ninh - như đã xảy ra vào cuối tháng 7 năm 2013, khi ngài công du ở Brazil dịp Đại hội giới trẻ.

Chính Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các nhà báo : “An ninh nơi này, an ninh nơi kia, đâu có gì xảy ra tại Brazil đâu, đâu có xảy ra trong những ngày này đâu, mọi thứ đều bình thường ! Trong những ngày qua, mọi sự đều rất hồn nhiên. Nhờ ít hàng rào an ninh mà tôi đã ở được giữa con người, ôm họ, chào họ, không xe hơi bọc sắt... An ninh thực sự là tin tưởng vào một dân tộc. Đương nhiên có nguy hiểm vì có những người điên. Đúng! Dĩ nhiên người điên đó muốn làm điều gì đó; nhưng cũng có Thiên Chúa ! Còn thiết lập một bao bọc thép giữa giám mục và dân của mình là một sự điên rồ, và tôi thì tôi muốn sự điên rồ này là ở ngoài và chạy nhảy, cũng như chấp nhận sự điên rồ kia. Tôi thích sự điên rồ này: Đó là được ở ngoài đường. Sự gần gũi thật là tốt lành cho tất cả...”.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với ông Gerson Camarotti của Radio Brazil, Đức Thánh Cha trả lời một câu hỏi liên quan đến sự an ninh của : “Khi mình đến thăm một người mà mình thương nhiều, ví dụ như bạn bè, mình muốn trao đổi và chuyện trò thì chúng ta có đến thăm họ với một cái thùng thủy tinh không ? Không ! Tôi không thể đến thăm dân tộc này, một dân tộc có con tim rộng mở như vậy mà lại trong một thùng thủy tinh. Khi ở ngoài đường, tôi hạ kính xuống để có thể giơ tay chào đón. Nói tóm lại hoặc là tất cả hoặc là không có gì hết: hoặc là mình đi du lịch như là phải du lịch với khả năng có thể gặp gỡ, thông truyền với nhau, hoặc là mình không làm, chấm hết. Việc giao thiệp nửa vời sẽ không ý nghĩa”. Và ngài kết luận: “Bởi vì tôi đến thăm con người, do đó tôi muốn được chạm đến họ”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha đặt nền tảng về tình mẫu tử của Giáo hội trên thái độ đem lại nhiều hoa quả không có một ranh giới thể lý nào : “Đối với tôi, sự gần gũi là nền tảng của Giáo hội. Giáo hội là người mẹ, không người mẹ nào đến với con mình qua hệ thống bưu điện. Người mẹ trao ban lòng trìu mến, người mẹ đụng chạm, ôm ấp và thương yêu. Khi Giáo hội quá âu lo về muôn nghìn sự việc, cẩu thả về sự gần gũi này, quên đi và chỉ liên thông bằng tài liệu thì Giáo hội như là một người mẹ chỉ liên hệ với con mình qua thư từ”. Trong quá khứ, đã nhiều lần Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã nói về “sự ấm áp tình mẫu tử của Giáo hội”. Sự ấm áp này cũng cần phải được biểu lộ bằng cử chỉ thể lý. Vì đối với Jorge Mario Bergoglio, ngài dựa trên logic của mầu nhiệm nhập thể. Vì vậy, đối với những người nào hiểu không rõ về những cử chỉ của Đức Giáo hoàng, chỉ nhận thấy đó là những biểu lộ ngây thơ, một sự tốt lành nhẹ dạ và ngây ngô, thì không hiểu về thực tại của ý nghĩa sâu xa mà ngài đã chủ trương về ý nghĩa của mầu nhiệm nhập thể.

Ngài cũng đã nhiều lần biểu lộ nhu cầu muốn được gần gũi với con người, đặc biệt đối với những người gặp khó khăn, những người nghèo, người bị loại trừ. Chúng ta nhớ lại cuộc viếng thăm của ngài ở Lampedusa, nhớ lại thái độ ở Cagliari hoặc ở Brazil trong những nơi chốn với những biểu tượng mạnh mẽ. Ở Varginha, một ổ chuột quen thuộc với Rio de Janeiro, Đức Thánh Cha đã nói lên lòng ước muốn của mình : “Thật là một điều tốt lành khi ở giữa anh chị em ! Ngay từ đầu, khi lên chương trình của cuộc thăm viếng ở Brazil, ước mong của tôi là được thăm viếng tất cả những khu xóm của đất nước này. Tôi đã muốn gõ cửa từng nhà, muốn nói ‘lời chào’, muốn xin một ly nước mát, muốn uống một ly cà phê thứ thiệt ! Nói chuyện như là những người bạn trong nhà, lắng nghe con tim của mỗi người, lắng nghe cha mẹ con cái ông bà. Song, Brazil thì lại quá lớn, và không thể gõ cửa từng nhà được ! Vì vậy, tôi chọn đến đây, đến thăm viếng cộng đoàn của anh chị em; cộng đoàn này đại diện cho tất cả các xóm, phường khác của Brazil ngày hôm nay. Thật là một điều tốt lành biết bao khi tôi được đón tiếp với tất cả tình yêu thương, với sự quảng đại và niềm vui. Đây đích thực là niềm vui Phúc Âm”.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: