Giáo hội mà tôi mong đợi (P13)

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

NIỀM VUI PHÚC ÂM

Ở bệnh viện São Francisco, tất cả ai cũng thấy được cảnh ôm và hôn thật đầm ấm giữa Đức Thánh Cha và những người nghiện. Ngài đã thốt lên : “Ôm hôn nhau đi, ôm hôn nhau đi. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu học biết ôm hôn người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn theo gương của thánh Phanxicô”. Muốn gõ cửa tâm hồn thì cần có đôi bàn tay “trống rỗng”, không được có găng tay, để có thể đụng chạm đến mọi người. Chiều kích thể lý này, không phải là một điều phụ thuộc với Đức Thánh Cha, cũng không phải đơn giản của vấn đề “giới chức”. Nhưng, chiều kích này tham gia vào sự truyền thông sứ điệp mạnh mẽ của việc nhập thể.

Mẫu gương của năng khiếu truyền thông này là dụ ngôn người Samari nhân lành (Lc 10, 29). Việc quy chiếu về “giáo hội với tính Samaritano” đã có mặt trong tài liệu quan trọng Document d’Aparecida, được Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh lần thứ V soạn thảo tại Aprecida năm 2007. Trong tài liệu này, Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã giữ một vai trò quyết định.

Cũng trong tài liệu vừa nêu, Giáo hội là một giáo hội thông ban niềm an ủi và niềm vui, một giáo hội hỗ trợ cho việc gặp gỡ trực tiếp với Thiên Chúa: “Đời sống trong Chúa Kitô bao gồm niềm vui được cùng ăn với nhau, niềm hân hoan tiến bước cùng nhau, niềm đam mê làm việc và học cùng nhau, niềm vui được phục vụ những người cần đến chúng ta, sự tiếp xúc với thiên nhiên, niềm hăng say của những dự án cộng đoàn, tính hoan lạc của giới tính được sống theo Phúc Âm, và tất cả mọi điều khác mà Cha chúng ta đã ban cho chúng ta như là dấu chỉ của tình yêu chân thành của Ngài. Chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa giữa những niềm vui của cuộc sống giới hạn nơi chúng ta, và từ đó trào vọt ra từ con tim chúng ta lòng biết ơn chân thành” (356). Lòng nhân hậu của Giáo hội Samaritano, vì vậy vươn tới việc chăm sóc những vết thương của những người cảm thấy bị loại trừ, nhờ đó con người có thể sống đời sống hạnh phúc tràn đầy, trọn vẹn, “một cuộc sống dồi dào”.

ĐTC Phanxicô ôm hôn một người nghiện

Cội rễ sâu xa của “Giáo hội Samaritano” được tìm thấy trong tông huấn của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, một Giáo hoàng mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất yêu mến, đã được ngài đọc nhân dịp khóa công khai cuối cùng của Công đồng Vatican II : “Câu chuyện cũ rích về người Samaritano nhân hậu đã là mẫu gương của linh đạo cho Công đồng. Công đồng đã được hoàn toàn thấm nhuần tinh thần này nhờ sự thiện cảm lớn lao của tư tưởng đó. Việc khám phá những nhu cầu của con người đã thu hút sự quan tâm của các thượng hội đồng”. Đó cũng là những lời nói mà Đức Phanxicô đã lấy lại không một chút do dự.

*

Trọng điểm của cuộc trao đổi giữa tôi với Đức Giáo hoàng Phanxicô là một hình ảnh xuất phát trong tâm trí tôi : hình ảnh giáo hội như là “một bệnh viện ở thôn quê sau một cuộc chiến”. Hình ảnh mãnh liệt này bao gồm một nhận thức bi đát : thế giới đang chiến tranh và đã có nhiều người chết và nhiều người bị thương. Trong bài giảng ở nguyện đường thánh Matta sáng 22.10.2013, Đức Phanxicô đã đào sâu hơn về một hình ảnh nhân cách hóa : “Đối với tôi, hỉnh ảnh trong tâm trí là hình ảnh một nữ hay nam y tá trong một bệnh viện, họ là người chữa lành từng vết thương, chữa lành với đôi bàn tay của mình. Thiên Chúa dấn thân và đi vào nỗi khốn cùng của chúng ta, Ngài đến gần những vết thương của chúng ta và băng bó nó bởi chính đôi bàn tay của Ngài, và để có được đôi bàn tay, Ngài đã thành xác phàm. Đó là công việc của Chúa Giêsu, một công việc cá nhân. Một người đã phạm tội, và một người đến chữa lành họ. Điều này thật gần gũi. Thiên Chúa không cứu vớt chúng ta chỉ bằng các quyết định hay luật lệ; Ngài cứu vớt chúng ta bằng sự trìu mến và những vuốt ve, Ngài cứu vớt chúng ta bằng chính đời sống của Ngài được dâng hiến cho tất cả mọi người”.

Sự yếu đuối của thân phận con người đó là điểm xuất phát của sứ vụ truyền giáo, được mời gọi trước tiên là sứ điệp cứu độ đó được gởi đến cho ai. Nếu Giáo hội có trước mặt mình một người đang cần được cứu vớt thì Giáo hội không được bắt đầu xem độ mỡ trong máu có bao nhiêu. Giáo hội phải cứu vớt sự sống, nghĩa là loan báo sứ điệp cứu độ. Vì vậy, điều này không thể chỉ gom góp trong những “quy tắc bé nhỏ”. Khi nói như vậy, Đức Giáo Hoàng hoàn toàn không để một bên những huấn giáo luân lý của Giáo hội như đã có người nghĩ như vậy, ngược lại, ngài phân biệt rõ điều gì thiết yếu và điều gì chỉ đến sau. Điều thiết yếu thường được người ta hiểu dễ dàng hơn. Vấn đề chỉ được đặt ra khi thông điệp của Giáo hội bao gồm những khía cạnh không đụng đến cốt lõi của thông điệp. Nói cách khác, Đức Giáo Hoàng mời gọi đặt đúng vị trí giáo lý về luân lý của Giáo hội trong bối cảnh mang đến cho chúng ta một ý nghĩa. Đây là giai đoạn cần đến một sự hoán cải truyền giáo về mục vụ cũng như về thiêng liêng của Giáo hội. Đối với ngài, mọi sinh hoạt của Giáo hội phải được nhìn trong một viễn ảnh truyền giáo : Giáo hội tự hữu không phải để nói về chính mình, hay để vui thỏa lắng nghe chính mình, nhưng Giáo hội hiện hữu để loan báo Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, để nói về Ngài cho thế giới và với thế giới.

Đặc biệt thừa tác viên của Phúc Âm, trước hết phải là một thừa tác viên của lòng nhân hậu “lau chùi, dọn dẹp, nâng đỡ”. Chúng ta nên nhớ rằng những hành động đó nhắm tới việc cứu vớt, “không xem người bị thương hoàn toàn bất lực để phản ứng, nhưng cuối cùng người bị thương đó chỉ là một người sắp chết”. Nên có được một phân tích tỉ mỉ về những hình ảnh mà Đức Giáo Hoàng mượn từ giới y khoa. Đối với Đức Phanxicô, “chúng ta không thể chữa trị một người bệnh, nếu chúng ta không đi từ điều lành mạnh nơi người đó”. Như vậy, phải đi từ điểm tích cực, đi từ những nguồn lực mà người bệnh đang có. Một thứ sẵn sàng với ân sủng chưa bị đụng đến, một loại bệnh mà vẫn còn có thể cứu chữa được. Có một biến cố trong đời sống của Đức Phanxicô đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều, một biến cố mà tôi liên lỉ nối kết với thái độ “chăm sóc” thường xuyên của ngài, ngay cả trong ý nghĩa y khoa : Trước khi vào chủng viện, Jorge Mario Bergoglio đã bị đau nặng và suýt chết, khi 21 tuổi, bởi bệnh nhiễm trùng phổi. Khi đang bị sốt nặng, một lúc nào đó, ngài đã ôm hôn mẹ mình và nói một cách thất vọng: “Điều gì đến với con vậy ?”. Kết quả của việc xét nghiệm cho biết ngài bị sưng phổi với ba cục u. Vì vậy, phải cắt đi phần trên của phổi bên phải. Những ngày điều trị thật là khó khăn bởi kỹ thuật hút nước ra khỏi phổi. Tôi có thể tưởng tượng được điều này có nghĩa gì đối với một chàng trai trẻ. Thật khó để thờ ơ, mà rất cần sự chăm sóc tức khắc và liên lỉ, cần được đỡ nâng. Tôi nghĩ rằng biến cố này đã để lại một dấu ấn trên tính nhạy bén sâu xa, nhân bản và thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng của chúng ta.

Một câu hỏi mà Đức Thánh Cha đã đặt cho tôi cách mãnh liệt, là chúng ta đã xử sự với dân Chúa thế nào ? Đây là câu hỏi trọng tâm, câu hỏi mà Jorge Mario Bergoglio tự đặt cho mình mỗi ngày trước khi bắt đầu những công việc với những vấn đề tổ chức, đương nhiên vẫn quan trọng đối với ngài. Động từ “cư xử” phải được hiểu trong viễn ảnh “chăm sóc vết thương” thường được có trong “một bệnh viện thôn quê”.

*

Giáo hội mà Đức Thánh Cha mơ tưởng trước hết là “mẹ và mục tử”: Giáo hội khai sinh và đồng hành bằng cách quan tâm và lo lắng cho con người đi từ thân phận cụ thể của họ. Ngài nói luôn luôn phải lưu ý đến con người. Ở đây chúng ta đi vào mầu nhiệm của con người. Lãnh vực lương tâm là một lãnh vực thần thiêng bởi nó là nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. Đối với Đức Thánh Cha, truyền giáo được đánh dấu bởi sự cởi mở triệt để với tác động của Thiên Chúa nơi mỗi nhân sinh. Đặc biệt với hoàn cảnh chúng ta đang sống là hoàn cảnh khủng hoảng. Thuộc về Giáo hội là một quá trình tăng trưởng dựa trên tương quan sâu xa được thiết lập từ thân phận đầy ánh sáng và tối tăm của mỗi một người.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Gần 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 34 tác giả thuộc nhóm Mỹ thuật Ða Minh (Dominiart) đã góp mặt trong cuộc triển lãm, diễn ra tại Trung tâm mục vụ giáo xứ Thánh Ða Minh - Ba Chuông, TGP TPHCM từ ngày 7.8 - 15.8.2024.
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, cộng tác viên thân thiết nhiều năm của báo Công giáo và Dân tộc vừa ra mắt bộ sách về hòa hợp hôn nhân với hai cuốn “Bí mật chuyện phòng the” và “Buông hay giữ” (NXB Phụ Nữ Việt Nam).
Người ta không thể cho điều mình không có!
Người ta không thể cho điều mình không có!
Không có thì lấy gì mà cho? Muốn cho cũng chịu. Phải có mới cho được. Xưa học tiếng Latinh, khi học văn phạm thì mình gặp được câu đó: Nemo dat quod non habet, dịch sát chữ: không ai cho điều nó không có. Điều kiện để cho là...
Xe lôi đạp Châu Đốc
Xe lôi đạp Châu Đốc
Gần đây, có dịp đi Châu Đốc (An Giang), chúng tôi khá thích thú với một phương tiện vận chuyển cứ ngỡ đã xa lắm rồi: chiếc xe lôi đạp thô sơ. Phía trước là một chiếc xe đạp, gắn đằng sau cái thùng có thể ngồi được 3 -...
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Có những dòng chữ, lời xin lỗi lịch sự bắt gặp đây đó trên đường phố hay ở các công trình xây dựng, góp vào nét đẹp cho đô thị một cách đáng kể mà chẳng tốn kém gì…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố, tên đường luôn được lựa chọn, xem xét cân nhắc trước khi gắn biển trang trọng, công bố. Trên khắp xứ sở, không khác một quyển sách kỳ vĩ mở ra qua từng cái tên trên đường, phố thị nói về văn hóa, lịch sử cách sinh động,...