Giáo hội mà tôi mong đợi (P18)

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

Niềm vui Phúc âm

* Tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa trong mọi sự

Liên quan đến những thách thức của xã hội hôm nay, diễn văn của Đức Giáo hoàng Phanxicô rất quân bình. Cách đây vài năm, ngài đã viết rằng để nhìn thấy được thực tại, phải có cái nhìn đức tin, nếu không sẽ có một thực tại với nhiều mặt tách rời nhau. Đây là một trong những chủ đề của thông điệp Lumen fidei. Tôi cũng nhẩm trong đầu một số đoạn của các diễn văn của ngài trong những ngày Quốc tế giới trẻ tại Rio de Janeiro và tôi trích dẫn cho ngài : “Thiên Chúa có thật nếu ngài tự biểu lộ mình trong hôm nay”; “Thiên Chúa có mặt khắp mọi nơi”... Đây là những câu làm phong phú cho cách nói theo thánh I-nhã : “tìm và gặp được Thiên Chúa trong mọi sự”. Vì vậy, tôi hỏi Đức Thánh Cha : “Thưa Đức Thánh Cha, làm sao để tìm được Thiên Chúa trong mọi sự ?”.

ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ thế giới 2013 tại Rio de Janeiro

Những gì ngài nói có một giá trị liên quan đến thời gian. Tìm kiếm Thiên Chúa trong quá khứ hay trong tương lai là một cám dỗ. Dĩ nhiên là Thiên Chúa có mặt trong mọi sự bởi Ngài để lại những dấu vết. Đồng thời Ngài có mặt trong tương lai như là một lời hứa. Song, hôm nay có thể nói được về một Thiên Chúa “cụ thể”. Do đó, những lời rên rỉ, ủ rũ sẽ không bao giờ giúp chúng ta tìm được Thiên Chúa. Những lời đó tố cáo một thế giới “man di mọi rợ” cuối cùng sẽ làm dấy lên trong nội tại của Giáo hội những ước muốn về một trật tự được hiểu như là một sự bảo thủ thuần túy, hoặc một phản ứng tự vệ.

Ngài khẳng định : “Không. Thiên Chúa được gặp gỡ trong ngày hôm nay”. Thiên Chúa tự biểu lộ mình trong một mặc khải lịch sử, trong một thời điểm. Thời điểm ấy khai mở những tiến trình, những không gian, làm cho nó trở nên đầy tinh túy. Việc gặp gỡ Thiên Chúa diễn ra trong thời điểm, trong tiến trình đang xảy ra. Chúng ta phải dấn thân trong các tiến trình, đôi lúc lâu dài, hơn là quan tâm tới những không gian quyền lực. Thiên Chúa tự biểu lộ trong thời gian và Ngài hiện diện trong tiến trình của lịch sử. Điều này đưa đến ưu tiên hóa những hành động nảy sinh những nỗ lực mới, và đòi hỏi kiên nhẫn chờ đợi. Tìm gặp Thiên Chúa trong mọi sự không phải là một Eurêka đế vương. Thực sự ra, chúng ta thường muốn nhận thấy được liền cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa vương đế. Đây không phải là cách mà chúng ta gặp được Thiên Chúa. Chúng ta gặp được Thiên Chúa trong làn gió nhẹ mà Elia đã cảm nhận được. Những giác quan mà chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa là các “giác quan thiêng liêng”. Để gặp được Thiên Chúa, thánh I-nhã mời gọi mở ra với cảm nghiệm nhạy bén thiêng liêng hơn là hành động với một cách thức thuần túy. Cần phải có một thái độ chiêm niệm : cảm nghiệm được rằng ta đi ngang qua một con đường tốt lành, cảm thông và đầy trìu mến đối với sự việc và các hoàn cảnh. Dấu hiệu chính là có được một sự an bình sâu xa, một sự an ủi thiêng liêng, một tình yêu của Thiên Chúa và của tất cả những sự việc trong Thiên Chúa”.

* Những xác tín và lầm lạc

Nếu cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong mọi sự không phải là cuộc gặp gỡ “eurêka vương đế”, như Đức Giáo Hoàng đã nói, thì nó là vấn đề của một con đường đọc lên lịch sử. Và do vậy, có thể sai lầm... Ngài giải thích tiếp :

“Dĩ nhiên trong việc tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa trong mọi sự vẫn luôn còn đó một điều gì đó không chắc chắn. Điều này phải có. Nếu một người nào đó nói rằng họ gặp được Thiên Chúa với một xác tín trọn vẹn và rằng không hề có một ranh giới nào thì điều đó không chắc chắn. Như vậy là có điều gì không ổn. Đây là một chìa khóa rất quan trọng đối với tôi. Nếu một người nào đó có câu trả lời cho tất cả mọi vấn đề, đó là dấu chỉ nói rằng Thiên Chúa không ở với người đó, rằng người đó là ngôn sứ giả, dùng tôn giáo cho ích lợi của mình. Những nhà hướng dẫn lớn của dân Chúa như Mô-sê luôn để lại một không gian ngờ vực. Nếu chúng ta để một không gian cho Thiên Chúa chứ không phải cho những xác tín của mình, điều này đòi hỏi một sự khiêm tốn. Sự ngờ vực có thể gặp trong mọi phân định đích thực, mở ra cho sự xác định về sự an ủi thiêng liêng. Nguy cơ tìm kiếm và gặp được Thiên Chúa trong mọi sự là ý chí muốn giải thích quá rõ ràng, muốn nói với một niềm xác tín nhân loại và cao ngạo rằng “Thiên Chúa đang ở đây”. Nếu thế, chúng ta sẽ chỉ tìm được một Thiên Chúa theo chiều kích của chúng ta. Thái độ đúng đắn là thái độ của thánh Augustinô : tìm kiếm Thiên Chúa để gặp được Ngài, và gặp được Ngài để tìm kiếm luôn mãi. Lắm lúc chúng ta mò mẫm để gặp được Ngài, như chúng ta đã từng đọc nhiều đoạn văn trong Kinh Thánh. Đây là kinh nghiệm của các tổ phụ trong đức tin của chúng ta. Các ngài là gương mẫu cho chúng ta. Chúng ta cần đọc lại chương 11 của thơ gởi cho tín hữu Do Thái. Apraham ra đi mà không biết đi về đâu, ông được hướng dẫn bởi đức tin. Tất cả các tổ phụ trong đức tin của chúng ta đã chết khi chỉ thấy được những lời hứa tốt lành đàng xa... Cuộc sống của chúng ta không phải là một cuốn sách Opera, nơi đó tất cả mọi sự đều đã được viết; cuộc sống của chúng ta là bước đi, đồng hành, hành động, tìm kiếm, nhận thức... Chúng ta phải đi vào trong cuộc mạo hiểm của việc tìm kiếm, của sự gặp gỡ và tự để cho Thiên Chúa tìm kiếm và gặp gỡ.

Thiên Chúa luôn luôn là trước hết, Thiên Chúa đi trước chúng ta. Thiên Chúa giống như hoa đào luôn luôn nở trước tiên. Chúng ta đọc được điều đó qua các ngôn sứ, và chúng ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa trên nẻo đường khi chúng ta tiến bước. Ai đó có thể nói rằng đây là chủ nghĩa tương đối. Vâng, nếu người đó hiểu lệch, như một loại thuyết phiếm thần không phân biệt. Song, không là chủ nghĩa tương đối nếu chúng ta hiểu theo nghĩa Kinh Thánh, qua đó Thiên Chúa luôn luôn là một sự ngỡ ngàng. Chúng ta không bao giờ biết tìm Ngài ở đâu và bằng cách nào. Chúng ta không ấn định được thời gian và nơi chốn để gặp được Ngài. Cuộc gặp gỡ là đối tượng của một việc phân định. Vì vậy việc phân định là cơ bản.

Nếu một người tín hữu triệt để tuân theo lề luật, hay tìm sự phục hồi, nếu người đó muốn sự rõ ràng và chắc chắn thì người đó sẽ không tìm gặp được điều gì hết. Truyền thống và ký ức của quá khứ phải giúp chúng ta có can đảm mở ra những không gian mới với Thiên Chúa. Người nào hôm nay chỉ tìm những giải pháp kỷ luật, nhắm đến một cách thái quá về “sự bảo đảm” giáo lý tín điều, người nào cứ khư khư tìm lại cho mình một quá khứ đã mất một cách thái quá, người đó sẽ chỉ có một viễn ảnh tĩnh chứ không tiến triển. Như vậy, đức tin trở thành môt ý thức hệ giữa những ý thức hệ khác. Đối với riêng tôi, tôi có một xác tín về tín lý : Thiên Chúa có mặt trong đời sống của mỗi con người. Thiên Chúa có mặt trong đời sống của mỗi chúng ta. Cho dù cuộc sống của mỗi người là một sự thất bại lớn bị phá hủy bởi những tội lỗi do ma túy hay là cái gì khác, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện trong đời sống của họ. Vì vậy, chúng ta có thể và phải tìm kiếm Người trong mọi cuộc sống của con người. Cho dù cuộc sống của một con người là một mặt bằng đầy gai góc với nhiều cỏ lùng thì đó vẫn là một không gian, nơi mà trong đó hạt giống tốt vẫn có thể nẩy sinh. Chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa”.

* Chúng ta có nên lạc quan hay không ?

Những lời nói của Đức Thánh Cha làm cho tôi nhớ lại những cuộc phỏng vấn này hay cuộc phỏng vấn kia của ngài trong quá khứ. Trong những cuộc phỏng vấn ấy, ngài lúc bấy giờ còn là Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã viết rằng Thiên Chúa đã có mặt trong thành phố rồi, lẫn lộn cách sâu xa với mọi người và hiệp nhất với từng người. Theo tôi nghĩ, đây là một cách nói khác của điều mà thánh I-nhã đã viết trong cuốn Linh Thao : Thiên Chúa “hoạt động và làm việc” trong thế giới của chúng ta. Vì vậy, tôi đã hỏi ngài : “Chúng ta có phải lạc quan không ? Có những dấu chỉ hy vọng nào trong thế giới hiện nay ? Làm sao có thể lạc quan trong một thế giới khủng hoảng?”. Ngài trả lời: “Tôi không thích dùng từ “lạc quan” bởi nó diễn tả thái độ tâm lý. Tôi thích từ “hy vọng” mà chúng ta gặp được trong chương 11 của thơ gởi tín hữu Do Thái mà tôi đã đọc trước đây. Các tổ phụ chúng ta đã tiếp tục tiến bước qua những khó khăn lớn lao. Và như chúng ta đã đọc trong thơ gởi tín hữu Rôma rằng niềm hy vọng không lừa gạt chúng ta… Chúng ta hãy nghĩ đến câu đó đầu tiên của Turando de Puccini. Niềm hy vọng Kitô giáo không phải là một con ma, và nó cũng không đánh lạc chúng ta. Niềm hy vọng là một đức đối thần. Và như vậy, nó là một quà tặng của Thiên Chúa mà nó không thể chỉ tóm gọn trong sự lạc quan, vốn là một cái gì thuộc về nhân loại. Thiên Chúa không làm mất đi niềm hy vọng bởi Ngài không thể từ chối mình. Thiên Chúa hoàn toàn là lời hứa”.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Lấy việc giúp người  làm niềm vui
Lấy việc giúp người làm niềm vui
Mở tự điển thấy ghi vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó…
Người ngoại quốc đến Việt Nam  tìm quyển sách quý
Người ngoại quốc đến Việt Nam tìm quyển sách quý
Không biết nguồn sách cũ từ đâu đến và nằm chất chồng trên các kệ ở những quầy sách cũ của Đường Sách. Những lần đến đây, chúng tôi vẫn chứng kiến các du khách đến từ nhiều quốc gia âm thầm vào những quầy sách, kiên nhẫn đưa mắt...