Giáo hội mà tôi mong đợi (P22)

MỘT LINH ĐẠO CHOTHỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA

Biên giớivà phòng thí nghiệm

Khi tiếp đón các cha và những cộng tác viên của La Civilviltà cattolica, Đức Thánh Cha đã khước từ bộ ba (đối thoại/ phân định/ biên giới) là những điểm đặc sắc và thiết yếu cho hoạt động văn hóa của tu sĩ dòng Tên. Tôi nhớ lại hôm đó, trong một cuộc trao đổi trước khi gặp gỡ toàn nhóm chúng tôi, ngài đã báo cho tôi trước rằng ngài sẽ nói chuyện về “bộ ba”: đối thoại, phân định và biên giới. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến điều thứ ba, khi trích dẫn Đức chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong một lần diễn thuyết đặc biệt, đã nói với các tu sĩ dòng Tên: “Khắp nơi trong Giáo hội, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn và hiện thực nhất, nơi các giao lộ của ý thức hệ và trong những nẻo đường xã hội, đã luôn luôn có và vẫn còn có sự xung đột giữa những đòi hỏi nóng bỏng của con người và sứ điệp vĩnh cửu của Phúc âm, tu sĩ dòng Tên đã có mặt và vẫn còn có mặt”.

Các nữ tu sống trong các môi trường bệnh viện là những người sống ở biên giới

Tôi hỏi Đức Thánh Cha một vài điểm để ngài làm rõ hơn: “Đức Thánh Cha đã chỉ dẫn chúng con lưu tâm đến để không rơi vào trong những “cám dỗ của những biên giới nội tại, rằng chúng con phải đi đến tiếp cận những biên giới đó chứ không mang những biên giới đó đến những nơi chúng con phục vụ để đánh bóng nó một chút và biến nó thành việc nội bộ”. Đức Thánh Cha quy chiếu về điều gì? Ý thâm sâu của Đức Thánh Cha muốn nói cho chúng con là gì ? Cuộc phỏng vấn hôm nay được soạn thảo bởi một nhóm các tạp chí mà dòng Tên chịu trách nhiệm xuất bản. Vậy Đức Thánh Cha mời gọi chúng con làm gì? Phải đưa ra những ưu tiên nào?”.

Ngài trả lời ngay :

“Ba từ chìa khóa mà cha đã nói ở La Civilviltà cattolica có thể dùng cho tất cả báo chí khác của dòng Tên, có thể với những sắc thái khác nhau tùy theo bản chất và mục đích nhắm tới của báo. Khi cha nhấn mạnh về biên giới, cha muốn nói về sự cần thiết cho con người, văn hóa hội nhập trong bối cảnh văn hóa nơi họ đang lao động và nơi nào họ đang suy nghĩ làm việc. Luôn luôn vẫn có đó những rào cản nguy hiểm của một phòng thí nghiệm. Niềm tin của chúng ta không phải là “niềm tin phòng thí nghiệm” nhưng là “niềm tin con đường”, một niềm tin lịch sử. Thiên Chúa tự mặc khải như một lịch sử, chứ không là một tập hợp sưu tầm các chân lý trừu tượng. Cha ngại đến các phòng thí nghiệm bởi nơi đó chúng ta có những vấn đề và chúng ta chuyển những vấn đề này từ nơi nhà mình đến nhà người khác, để làm người giúp việc và đánh bóng nó ngoài bối cảnh mà mình đang sống. Chúng ta không được biến nhà mình thành biên giới, nhưng chúng ta sống trên biên giới, và chấp nhận liều lĩnh”.

Tôi xin Đức Thánh Cha, nếu có thể được, cho một vài ví dụ từ chính kinh nghiệm của ngài, và ngài cũng không từ chối :

“Khi chúng ta nói về vấn đề xã hội (ví dụ việc tập trung lại để nghiên cứu vấn đề ma túy trong một thành phố nghèo nàn) là một việc, đi đến tại nơi, sống ở đó, hiểu và nghiên cứu vấn đề từ bên trong lại là việc khác. Cha Arrupe đã viết một lá thư tuyệt vời về vấn đề khó nghèo gởi đến CIAS (Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội), trong đó, cha đã nói rõ rằng chúng ta không thể nói về khó nghèo nếu chúng ta chưa có kinh nghiệm về nó qua việc thâm nhập trực tiếp vào những nơi mà người ta đang sống trong cảnh nghèo. Từ “thâm nhập” là nguy hiểm bởi một số tu sĩ đã xem nó như một trào lưu và những nguy cơ đã đến bởi thiếu sự suy xét. Song, từ này thực sự quan trọng.

Có nhiều loại biên giới. Chúng ta hãy tưởng nhớ đến các nữ tu sống trong các môi trường bệnh viện, họ là những người sống ở biên giới. Tôi đã mang ơn nhiều một nữ tu ở bệnh viện, khi tôi có vấn đề về phổi, bác sĩ đã chích cho tôi pénicillin và streptomycine với một liều tương đối. Nữ tu đang ở trong phòng lúc bấy giờ đã nhân liều lượng lên gấp ba bởi vì bà ấy biết phải làm gì do sống suốt ngày gần với những bệnh nhân. Bác sĩ dĩ nhiên là có chuyên môn trong ngành, nhưng bác sĩ sống trong phòng thí nghiệm, còn nữ tu sống ở ngay trên biên giới, và đối diện với biên giới đó 24/24. Trong khi đó, biến biên giới thành nhà mình, có nghĩa là tự giới hạn mình để trao đổi, đi từ một vị trí xa cách, và có thể tự khép mình trong phòng thí nghiệm. Dĩ nhiên phòng thí nghiệm là cần thiết, nhưng đối với chúng ta, mọi suy tư phải phát xuất từ chính kinh nghiệm”.

Con người tự hiểu mình như thế nào ?

Tôi lại thưa với Đức Thánh Cha rằng, điều đó đáng giá như thế nào và làm sao để biết được tầm quan trọng của biên giới văn hóa là thách đố về nhân sinh quan hiện tại. Nhân chủng học mà Giáo hội có được từ truyền thống và ngôn ngữ, trong đó Giáo hội diễn tả nó như thế nào là một quy chiếu vững chắc, là hoa quả của sự khôn ngoan và đầy kinh nghiệm về nhân sinh. Song, con người mà Giáo hội muốn nói lên quan điểm của mình dường như lại không hiểu điều này và xem chúng còn thiếu sót nhiều. Lập luận của tôi là con người ngày hôm nay đã thể hiện mình theo một cách khác với quá khứ và đã có những quan niệm nhờ những loại suy tư xuất phát từ những biến chuyển lớn trong xã hội và từ một sự hiểu biết rộng lớn hơn về chính bản thân.

Đức Phanxicô đã đứng dậy và đi đến bàn làm việc để lấy sách phụng vụ của ngài. Đây là cuốn sách phụng vụ bằng tiếng La tinh đã cũ. Ngài mở ra ở phần bài đọc thứ 6 của tuần 27, đọc cho tôi nghe một đoạn trích từ thánh Vincent de Lérins: “Đối với tín lý của tôn giáo, quy luật về sự tiến triển cũng như vậy: được củng cố qua năm tháng, được phát triển với thời gian và lớn lên suốt chiều dài lịch sử”.

Đức Thánh Cha tiếp tục:

“Thánh Vincent de Lérins so sánh giữa việc phát triển cơ thể con người và việc chuyển đạt nội dung đức tin từ giai đoạn này đến giai đoạn khác: sự phát triển này tăng trưởng và được củng cố theo dòng thời gian. Vì vậy, sự hiểu biết của con người thay đổi về thời gian và lương tâm của họ cũng được đào sâu. Chúng ta hãy liên tưởng tới thời mà tính nô lệ hoặc việc tử hình được chấp nhận mà không thành vấn đề. Như vậy, con người lớn lên trong sự hiểu biết về chân lý. Các nhà chú giải Kinh thánh và các thần học gia giúp đỡ Giáo hội chín muồi trong chính phán xét của mình. Những khoa học khác và sự phát triển của nó giúp Giáo hội có thêm nhiều hiểu biết. Trong Giáo hội có những quy chế và nguyên tắc phụ, đã từng hữu ích trong thời đại đó, nhưng ngày hôm nay có thể mất đi giá trị và ý nghĩa. Sẽ là một sai lầm nếu thấy giáo lý của Giáo hội như hòn đá nguyên khối phải được bảo toàn mà không suy xét. Hơn nữa, tùy theo mỗi thời, con người tìm kiếm sự hiểu biết để diễn tả tốt hơn. Với thời gian, con người thay đổi cách thức, nhận định của mình: người điêu khắc diễn tả hình ảnh Victoire de Samothrace sẽ khác so với sự thể hiện kiệt tác này của họa sĩ Caravare, trong khi đó Chagall diễn tả một tuyệt tác cũng sẽ khác cách mà Dali diễn tả. Hình thức để diễn tả chân lý có thể khác nhau, và điều đó, đúng vậy, là cần thiết để truyền đạt sứ điệp Phúc Âm trong ý nghĩa bất biến của nó.

Con người luôn đi tìm chính mình. Dĩ nhiên, trong việc tìm kiếm này, con người có thể sai lầm. Giáo hội đã sống những thời huy hoàng, như thời thánh Tôma Aquino. Nhưng Giáo hội cũng sống những thời suy thoái về tư tưởng. Chúng ta không nên lẫn lộn qua ví dụ về “tính xuất chúng” của thời Tôma với chủ nghĩa Tôma thời suy thoái. Riêng đối với tôi, khốn thay tôi đã học triết lý trong những quyển sách chủ nghĩa Tôma suy thoái. Để nghĩ về con người, Giáo hội phải vươn tới “sự xuất chúng”, chứ không đến từ chủ nghĩa Tôma suy thoái.

Khi nào mà một cách diễn tả tư tưởng trở thành không hợp pháp? Khi mà tư tưởng đó đánh mất cái nhìn về con người, khi mà tư tưởng đó sợ sệt và để mình lạc lối về chính mình. Đó là tư tưởng sai lầm mà chúng ta có thể nhớ lại như khi Ulysse đương đầu với những bài hát của nàng tiên cá, hay như Parsifal, trong màn thứ hai của vở nhạc kịch của Wagner, dưới triều đại Klingsor. Để phát triển và đào sâu giáo huấn của mình, tư tưởng của Giáo hội phải tìm gặp lại tính xuất chúng của nó và luôn luôn phải hiểu rõ hơn con người ngày hôm nay sống trong sợ hãi như thế nào”.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Lấy việc giúp người  làm niềm vui
Lấy việc giúp người làm niềm vui
Mở tự điển thấy ghi vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó…
Người ngoại quốc đến Việt Nam  tìm quyển sách quý
Người ngoại quốc đến Việt Nam tìm quyển sách quý
Không biết nguồn sách cũ từ đâu đến và nằm chất chồng trên các kệ ở những quầy sách cũ của Đường Sách. Những lần đến đây, chúng tôi vẫn chứng kiến các du khách đến từ nhiều quốc gia âm thầm vào những quầy sách, kiên nhẫn đưa mắt...
“Miếng khi đói, gói khi no”
“Miếng khi đói, gói khi no”
Một miếng là vừa đủ trong miệng để có thể nhai và để có thể nuốt được. Vậy một miếng ở đây có nghĩa là rất ít. Khi đói một miếng cũng rất cần, bằng cả một gói khi no, người no thì không cần.
Hành hương về miền Ðất thánh La Vang ở Quảng Trị
Hành hương về miền Ðất thánh La Vang ở Quảng Trị
Vương cung Thánh đường La Vang tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu toàn quốc, là điểm đến tâm linh không chỉ của người Công giáo mà của tất cả khách hành hương.
Thương những sạp báo nhỏ...
Thương những sạp báo nhỏ...
Với nhiều người, nhất là dân làm báo, thích đọc báo, hình ảnh sạp báo nho nhỏ hay quầy văn phòng phẩm có bán báo rất đỗi thân thương dù ở đô thị lớn, tỉnh lẻ hay chợ huyện, thị trấn…
Thành phố Hồ Chí Minh sắp diễn ra Hội báo toàn quốc 2024
Thành phố Hồ Chí Minh sắp diễn ra Hội báo toàn quốc 2024
Hội báo toàn quốc 2024 sẽ diễn ra tại TPHCM từ ngày 15 - 17.3.2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, quy tụ các cơ quan báo chí Trung ương và các đơn vị báo chí từ 63 tỉnh, thành phố trong cả...